Mỹ Anh -
Saigon Nhỏ
06/12/2021
https://saigonnhonews.com/thoi-su/trung-quoc/khi-bac-kinh-keo-buc-man-den/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/GettyImages-1234083758-1024x683.jpg
Ảnh: Alex Chan Tsz
Yuk/SOPA Images/LightRocket/Getty Images
Thế giới chẳng lạ gì việc Bắc Kinh luôn nhào nặn và
cung cấp thông tin không có thực. Dối trá là đặc điểm của chế độ Cộng sản Trung
Quốc. Bưng bít là một “độc chiêu” nữa của nước này. Dưới thời Tập Cận Bình,
chính sách hạ bức màn đen dày hơn và phủ rộng hơn càng được áp dụng mạnh.
Cái gọi là “Luật bảo mật dữ liệu” (có hiệu lực
từ ngày 1 Tháng Chín 2021) đang khiến giới đầu tư nước ngoài làm việc ở Trung
Quốc bị bịt mắt gần như hoàn toàn. Bây giờ rất khó truy xuất được nguồn cung ứng
và báo cáo tài chính. Thậm chí thông tin về địa điểm bến bãi vận chuyển hàng
hóa cũng bị ngừng chia sẻ. Thông tin về nhu cầu tiêu thụ than cũng bị hạn chế.
Dĩ nhiên tài liệu liên quan những nhân vật bất đồng chính kiến bị an ninh Trung
Quốc giám sát vốn khóa chặt nay càng khóa kín hơn.
Kể từ khi “Luật bảo mật dữ liệu” được áp dụng,
các công ty ở Trung Quốc đại lục bắt đầu hạn chế hoặc ngưng chia sẻ thông tin với
các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực chiến lược như tài chính, chăm sóc sức
khỏe, giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng, theo Jonathan Crompton, một luật
sư ở Hong Kong thuộc hãng luật Reynolds Porter Chamberlain LLP. Các nhà cung cấp
kim loại như coban và lithium cũng tự bịt mồm bịt miệng. Zero2ipo Holdings
Inc., công ty vận hành một trong những cơ sở dữ liệu được theo dõi rộng rãi nhất
Trung Quốc về tài chính đầu tư – PE Data – đã ngừng bán dữ liệu của họ cho
khách hàng nước ngoài. Phát ngôn viên PE Data nói rằng dữ liệu tài chính của
công ty chỉ dành cho người dùng ở Trung Quốc và sử dụng nội bộ – dẫn lại từ Wall
Street Journal (6-12-2021).
Steve Dickinson, luật sư tại hãng luật Hoa Kỳ
Harris Bricken, thuật rằng, gần đây một khách hàng Hoa Kỳ yêu cầu một công ty
Trung Quốc cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xác định xem có đáng
tin không. Công ty trên khoát tay từ chối. Vấn đề ở chỗ, việc thiếu dữ liệu
đang làm tăng nguy cơ lừa đảo và gian lận đối với các công ty nước ngoài.
Dickinson cho biết thêm ông gặp khó khăn khi truy cập cơ sở dữ liệu liên quan
nhãn hiệu cầu chứng lẫn kho dữ liệu doanh nghiệp. Thậm chí ông không thể truy cập
một số trang web Trung Quốc từ văn phòng của mình ở Seattle. Cuối cùng, hãng luật
Mỹ Harris Bricken phải thuê một nhóm ở Trung Quốc để giúp thẩm định những vấn đề
liên quan sở hữu trí tuệ.
Đầu Tháng Mười Một, các hệ thống giúp theo dõi
tàu bè trên toàn cầu bắt đầu nhận thấy sự đứt đoạn đối với luồng dữ liệu cung cấp
vị trí các tàu trong vùng biển Trung Quốc. Hóa ra là một số nhà cung cấp địa
phương Trung Quốc đã lẳng lặng “tắt đài”. Nikos Psaltopoulos thuộc công ty phân
tích hàng hải toàn cầu MarineTraffic có trụ sở tại Athens (Hy Lạp) cho biết, dù
ảnh vệ tinh vẫn có thể được tiếp cận nhưng trò ngăn chặn quyền truy cập các dữ
liệu khác nhằm giúp biết chính xác và chi tiết hơn các hoạt động của tàu, theo
thời gian thực, đã mang lại nhiều khó khăn hơn trong việc điều động tàu hàng.
Năm 2020, khi giá than ở Trung Quốc tăng vùn vụt,
các nhà tư nhân cung cấp dữ liệu về định giá của nước này đã ngừng công bố giá
hàng ngày cũng như thông tin về kho dự trữ than. Công nghệ thông tin kỹ thuật số
Fenwei, nơi điều hành trang SXcoal.com, chuyên về ngành than Trung Quốc, thông
báo ngừng chia sẻ một số dữ liệu giá cả để “tránh việc đánh giá sai xu hướng
giá của những người tham gia thị trường”.
Đáng chú ý nữa là việc cấm giới học giả phương
Tây tiếp cận tài liệu lưu trữ nghiên cứu; đồng thời gây khó khăn hơn cho các
trường đại học Trung Quốc trong việc tổ chức hội nghị quốc tế. Tháng Tám, Bộ
Giáo dục Trung Quốc loan báo rằng họ đã chấm dứt 286 chương trình hợp tác giữa
các đại học Trung Quốc với nước ngoài trong năm 2018 và 2019, rằng một số
chương trình không đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy của Bộ. Những trường học ở Anh,
Nga và Mỹ có số chương trình bị cắt nhiều nhất; và khoa học máy tính, công nghệ
sinh học, kinh tế quốc tế và thương mại là những môn bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Các đại học Trung Quốc cũng áp dụng quy trình phê duyệt chặt chẽ hơn trong việc
cấp phép đi nước ngoài đối với các học giả trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và
nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.
Tất nhiên trong báo chí, Trung Quốc siết chặt
tay hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Một khảo sát do Câu lạc bộ ký giả nước ngoài
có trụ sở tại Bắc Kinh cho thấy, trong năm 2020, có gần 40% phóng viên được khảo
sát nói rằng các nguồn cung cấp tin của họ đã bị bọn an ninh địa phương quấy
nhiễu, thẩm vấn hoặc giam giữ vì tội dám “tọc mạch” với nhà báo – so với 25%
năm 2019. Chính phủ Trung Quốc luôn “hăng tiết vịt” trong việc xóa hoặc che giấu
dữ liệu mà “thế lực thù địch phương Tây”, từ các chính phủ đến những hãng thông
tấn, sử dụng để “tô đậm một cách thái quá và dối trá” các cáo buộc vi phạm nhân
quyền ở nước này. Cách đây không lâu, kho dữ liệu trực tuyến của hệ thống pháp
đình Trung Quốc đã bị “thanh lọc” một số “tài liệu nhạy cảm”, “gây nguy hiểm
cho an ninh nhà nước”.
Cuối cùng, việc bưng bít còn nhằm che đậy sự mờ
ám. Samir Madani, đồng sáng lập trang dữ liệu tàu chở dầu TankerTrackers.com,
cho biết nếu không có dữ liệu vị trí chính xác của tàu từ các nhà cung cấp
Trung Quốc, sẽ khó khăn hơn nhiều để tìm ra khối lượng các “giao dịch” dầu của
Trung Quốc với Triều Tiên, Venezuela và Iran – những nước chịu lệnh cấm vận của
Mỹ và Liên Hiệp Quốc.
No comments:
Post a Comment