Monday, 18 October 2021

VACCINE CHO TRẺ EM và NHỮNG CÂU HỎI (GS Nguyễn Văn Tuấn)

 


NỘI DUNG :

 

CÓ VẺ NHƯ BỘ Y TẾ VN ĐANG CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ?
Dược sĩ Trần Thanh Cảnh

.

VACCINE CHO TRẺ EM và NHỮNG CÂU HỎI  

Nguyễn Văn Tuấn

==============================================

.

.

HÃY LÊN TIẾNG VÌ CON CHÁU CHÚNG TA!

Nguyễn Xuân Diện-Blog

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

http://xuandienhannom.blogspot.com/2021/10/co-ve-nhu-bo-y-te-ang-cam-en-chay-truoc.html

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhW-aCIHMqWYnjmR_enliqiqC43SXu6TTZ2xkFUa_8lSquckelWtS5UO08ry-Qow9Z5symsPWO9z1ZXRnFzlvkRn-h6YKC5mC7-y90WFXg9QVZT8Zju514j9hnEmBO5I1M1ZvVtxPRfvnz5QcbWPd1k3P_alx1KuY7RSPmw7aCEHxwjcO7xQl4qrfEx0A=s16000

Công văn của Bộ Y Tế về nhu cầu vắc xin phòng COVID-19

 

CÓ VẺ NHƯ BỘ Y TẾ ĐANG CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ?
Dược sĩ Trần Thanh Cảnh

 

Tôi vừa được đọc công văn số 8616/ BYT-DP ngày 12/10/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký.

 

Có hai điểm trong công văn này khiến tôi hết sức lo ngại:

 

Tại mục 2, bộ yêu cầu: "Rà soát thống kê số lượng trẻ em trên địa bàn các nhóm tuổi từ 3-11, 12-15, 16- 17..."

 

Mục 3: "Xây dựng kế hoạch sử dụng vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lên..."

 

Bộ Y tế đang định làm gì? Họ định phổ cập vắc xin phòng covid cho tất cả trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bất chấp khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO về vấn đề này! Ngay tại các nước phát triển, đi đầu về khoa học sức khỏe, về chống dịch như các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật...họ cũng hầu như chưa có khuyến cáo, yêu cầu quyết liệt nào cho việc sử dụng vắc xin lứa tuổi từ 3- 17 tuổi. Mọi ý kiến đều đang rất thận trọng. Bởi như chúng ta đã biết, tất cả các vắc xin phòng covid đều mới được sản xuất ra chưa đầy 2 năm nay. Vẫn đang trong thời gian phải theo dõi nghiêm ngặt đặc biệt là các tác dụng phụ của nó: chưa một tổ chức, một nhà sản xuất nào dám đoan chắc về vắc xin phòng covid cả! Bởi thế, hầu như tất cả các vắc xin chỉ đều mới được cấp phép sử dụng TRONG ĐIỀU KIỆN KHẨN CẤP CỦA DỊCH BỆNH! Và, như chúng ta đã biết, các hãng dược phẩm sản xuất vắc xin phòng covid chỉ bán cho các nhà nước và luôn kèm theo điều kiện MIỄN TRỪ MỌI TRÁCH NHIỆM đền bù về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với người dùng. Một minh chứng rất rõ ràng về việc ngay các nhà sản xuất cũng chưa thể đoan chắc về sản phẩm của mình!

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhFmifkj_uLyA0QrskpeRXThusKM6f9qiKLrQYdJ_A7JZMQTnGgXEgrl77rJTb8QelbASkAglSbqKsXT3H8K44l6wCj7ygDMv_jrhmdAfkjZhCTx35yPwLXesNq0UCo0V7b0sCS7EslHZqmrBQr4WxLQPnVjk1m9OtTCHVBfr6xCtsADT9KV-t2OZy5kw=s16000

Vietnam+ : WHO khuyến cáo về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

 

Những người làm trong ngành dược đều biết rõ, để đưa một sản phẩm thuốc từ lúc phát minh trong phòng thí nghiệm đến khi đưa ra thành sản phẩm cho đông đảo công chúng sử dụng là một con đường dài, rất nhiều công đoạn, đòi hỏi nhiều thời gian. Trung bình phải từ cỡ 5 - 10 năm. Bởi thuốc là sản phẩm đặc biệt, khi đưa vào cơ thể con người nó không những tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hay bộ phận bị bệnh mà nó hầu như còn tác động đến toàn thân, nó sinh ra các tác dụng phụ. Chính vì vậy phải có thời gian thực nghiệm, quan sát, nghiên cứu kỹ lưỡng. Bài học về tác dụng phụ của thuốc gây hậu quả trầm trọng có vô vàn. Trường hợp thuốc thalidomide gây quái thai, dị dạng cho hàng ngàn trẻ em ở châu Âu những năm 60 của thế kỷ trước là một ví dụ tiêu biểu...

 

Hiện tại, vắc xin phòng covid, đặc biệt là vắc xin chế tạo theo công nghệ mới "mRNA" là rất cần có thời gian để theo dõi. Chưa ai biết cái 'mẩu' acid amin bé tí, chỉ là một phần nhỏ của chuỗi RNA kia khi xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tác động thế nào tới hoạt động sinh hóa của các tế bào, với hệ RNA, DNA của chúng ta? Nếu nó xâm nhập cả vào các tế bào gốc sinh dục, thay đổi bộ gen, dẫn đến thay đổi nhiều thứ khác thì sao...

 

Tôi không dám nghĩ sâu hơn về điều đó. Quá kinh khủng. 

 

Nếu tác dụng phụ trên người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, nhiều nhất là mất mạng. Nhưng tác dụng phụ trên người trẻ, có thể là cả vấn đề giống nòi đó...

 

Vậy tôi kêu gọi mọi người hãy lên tiếng yêu cầu thận trọng khi sử dụng vắc xin phòng covid cho trẻ em của chúng ta. Tốt nhất là với trẻ khỏe mạnh chưa cần phải tiêm vội. Để y học có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng. Với trẻ có bệnh nền, béo phì...chúng ta có thể tính đến sớm hơn.

 

Nên Bộ Y tế cần phải xem xét lại chủ trương sử dụng vắc xin cho lứa tuổi 3-17. Vả lại, tôi thật sự không tin tưởng gì ở những người trong ban lãnh đạo bộ hiện nay: qua đợt dịch diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đã bộc lộ cho cả nước thấy trình độ chuyên môn chống dịch của họ tệ hại đến thế nào. Đến ngay cả khả năng tiếp nhận thông tin khoa học chống dịch cập nhật trên thế giới hình như họ cũng không có nốt...

 

Vậy mà nay có vẻ họ đang định cầm đèn chạy trước ô tô, định sử dụng luôn vắc xin phòng covid cho lứa tuổi 3-17 ở nước ta. 

 

Họ có động cơ gì?

 

Họ định vào hùa với nhau áp dụng kiểu như 'hộ chiếu vắc xin' cho trẻ em mới được đến trường sao?

 

Mọi người, hãy lên tiếng chặn bàn tay nhớp nhúa và những hành động nguy hiểm từ cái đầu đen tối ngu xuẩn của họ lại trước khi quá muộn.

 

Hãy lên tiếng vì con cháu chúng ta!

 

 

==============================================

.

.

VACCINE CHO TRẺ EM và NHỮNG CÂU HỎI  

Nguyễn Văn Tuấn 

16/10/2021  19:53 

https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1341347809645866

 

Một bạn đọc cho biết hiện nay "... nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang có các xe lưu động phát loa khuyến khích người dân kí giấy tiêm ngừa covid cho trẻ em từ 3-11 tuổi. Giọng điệu đe doạ kiểu ko kí giấy thì sẽ ko chịu trách nhiệm."

 

Tôi rất ngạc nhiên với thông tin này. Nếu là thật, thì tôi nghĩ các giới chức y tế Việt Nam phải xem lại cách làm và qui định đó. Trong cái note này tôi chia sẻ vài thông tin về việc tiêm chủng vaccine ngừa virus Vũ Hán cho thiếu niên và trẻ em.

 

Câu hỏi đầu tiên là nên tiêm chủng cho trẻ em ở độ tuổi nào? Điểm qua qui định ở các nước khác thì người ta cũng có chương trình tiêm vaccine cho trẻ em trên 12 tuổi:

 

• Úc: 12 tuổi trở lên [1].

 

• Mĩ: CDC cho biết "trẻ em 12 tuổi trở lên nên được tiêm vaccine Covid-19" [2].

 

• Châu Âu: Cục Dược phẩm châu Âu cũng đã phê chuẩn tiêm vaccine Moderna cho trẻ 12 - 17 tuổi.

 

• Nhật: 12 tuổi trở lên.

 

• Đan Mạch: 12 tuổi trở lên [3].

 

• Thuỵ Điển: 12 tuổi trở lên [4].

 

• Pháp: 12 tuổi trở lên [5]. Họ nói rõ chưa tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

 

Còn Việt Nam? Trang thông tin của Bộ Y tế Việt Nam cho biết rằng:

 

"... phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trên cả nước [...] đồng thời tiếp cận các nguồn vaccine, tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, nhà khoa học để sẵn sàng có hướng dẫn tiêm cho trẻ từ 3-11 tuổi khi có vaccine" [6].

 

Có vài điều cần bàn thêm về bình luận trên.

 

Thứ nhứt là độ tuổi 3-11. Tôi nghĩ rằng ngay cả khi có vaccine, cũng chưa nên tiêm vaccine cho trẻ em tuổi 3-11. Lí do là chúng ta chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của vaccine trong nhóm tuổi này. Nghiên cứu về hiệu quả vaccine chỉ giới hạn trong tuổi 12-15 (đối với vaccine Pfizer) và 12-17 (đối với vaccine Moderna) [7-8].

 

Thứ hai là Bộ Y tế không nói rõ là tiêm vaccine nào? Đây là vấn đề tế nhị nhưng quan trọng. Hiện nay, theo tôi biết chỉ có 2 vaccine được nghiên cứu cho trẻ em là Pfizer và Moderna. Cả hai vaccine này đều có hiệu quả 100%. Chưa có bằng chứng khoa học nào về hiệu quả của vaccine AstraZeneca cho trẻ em cả. Càng chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của vaccine Tàu ở trẻ em.

 

Thứ ba là vấn đề giám sát. Tiêm vaccine cho trẻ em lúc nào cũng gây ra nhiều tranh cãi vì đây là độ tuổi quan trọng. Vấn đề không chỉ đơn giản là triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em là xong; vấn đề là Nhà nước phải có chương trình giám sát (surveillance) và hệ thống báo cáo để theo dõi và thu thập các biến chứng xảy ra.

 

Tiêm chủng vaccine cho trẻ em cần phải được suy nghĩ cẩn thận, chớ không nên theo các nước giàu có. Có vài sự thật khoa học phải xem xét:

 

• thứ nhứt, nguy cơ nhiễm covid ở trẻ em là thấp hơn nhiều so với người lớn;

 

• thứ hai, triệu chứng ở trẻ em không kéo dài như người lớn;

 

• thứ ba, số ca nhiễm ở thiếu niên dưới 19 tuổi chiếm khoảng 24% tổng số ca nhiễm trong cộng đồng (số liệu ở Úc) và rất rất hiếm ai tử vong; thật ra, không có ca tử vong nào dưới 10 tuổi;

 

Những sự thật này đặt câu hỏi có nên tiêm chủng cho TẤT CẢ trẻ em dưới 12 tuổi, hay 12 đến 17 tuổi? Chúng ta có nên tiêm chủng tất cả nhóm này để ngừa vài ca nhiễm? Còn vấn đề viêm cơ tim liên quan đến vaccine mRNA thì sao? Vaccine mRNA có thời gian bảo vệ là bao lâu ở trẻ em? Nếu có biến chứng nặng thì ai sẽ bồi thường? Những câu hỏi này cần phải trả lời trước khi triển khai chương trình tiêm chủng.

 

Việt Nam không phải là nước giàu như Mĩ, Úc hay Âu châu. Việt Nam cũng không có nhiều vaccine như các nước đó. Việt Nam không nên bắt chước các nước đó 'chơi sang' với vaccine làm như ta đây cũng giàu có như ai. Việt Nam phải 'liệu cơm gắp mắm' với nguồn vaccine hiện có. Trước đây [9], tôi có đề nghị là nên ưu tiên tiêm vaccine cho người lớn trước, rồi sau đó ưu tiên cho thiếu niên và trẻ em với các bệnh nền.

 

Cái note này có thể bị chận, và trong trường hợp, các bạn có thể tham khảo qua trang blog:

https://nguyenvantuan.info/.../vaccine-cho-tre-em-va.../

 

____

 

[1] https://www.health.gov.au/initiatives.../covid-19-vaccines

 

[2] https://www.cdc.gov/.../recommendations/adolescents.html

 

[3] https://www.sst.dk/.../Who-should-be.../12-15-year-olds

 

[4] https://www.folkhalsomyndigheten.se/.../children-and.../

 

[5] https://www.rfi.fr/.../20210906-children-under-12-will...

 

[6] https://moh.gov.vn/.../chuan-bi-tiem-vaccine-phong-covid...

 

[7] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107456

 

[8] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2109522

 

[9] https://vnexpress.net/vaccine-cho-hoc-sinh-4361181.html




No comments:

Post a Comment

View My Stats