Thursday, 7 October 2021

TRƯỜNG HỢP TÙ CHÍNH TRỊ TRẦN HUỲNH DUY THỨC ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH LÊN LIÊN HIỆP QUỐC (RFA)

 


Trường hợp tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã được trình lên Liên Hiệp Quốc

RFA
2021-10-06

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/long-sentence-serving-political-prisoner-tran-huynh-duy-thuc-s-case-reported-to-the-un-10062021081634.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/long-sentence-serving-political-prisoner-tran-huynh-duy-thuc-s-case-reported-to-the-un-10062021081634.html/@@images/07da8f96-86d1-429f-8ca5-d59f45bcb7b5.jpeg

Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên toà ở TPHCM hôm 20/1/2010.  AFP

 

Trường hợp tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức được Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những nhà bảo vệ nhân quyền, Mary Lawlor, nêu rõ trong báo cáo của bà gửi cho Liên Hiệp Quốc.

 

Văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc vào ngày 5/10 cho biết như vừa nêu.

 

Theo đó, trong báo cáo có tên ‘State in denials: the long term detention of human rights defenders (tạm dịch Các Nhà nước bác bỏ thực tế giam cầm lâu dài những nhà bảo vệ nhân quyền), báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor phân tích tình hình của những nhà bảo vệ nhân quyền đang phải thụ án từ chục năm trở lên.

 

Báo cáo nhằm mục đích thu hút chú ý đến những yếu tố cơ bản cho hiện tượng giam cầm lâu dài những nhà bảo vệ nhân quyền chỉ vì các hoạt động hợp pháp của họ trong lĩnh vực này.

 

Đối với Việt Nam, báo cáo nêu trường hợp của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức. Cụ thể, ông Thức, 55 tuổi, là một nhà bảo vệ nhân quyền cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng viết blog về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam với bút danh Trần Đông Chấn. Thông tin mà báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor nhận được là ông bị bắt vào ngày 24/5/2009. Có cáo buộc nói ông bị tra tấn trong thời gian trước khi ra tòa nhằm buộc ông phải nhận tội.

 

Ban đầu ông bị bắt với cáo buộc ‘trộm cước viễn thông’, nhưng sau đó bị khởi tố tội lật đổ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Ông bị ra tòa vào ngày 20/1/2010 với ba người khác và bị tuyên án 16 năm tù và năm năm quản chế.

 

Suốt thời gian ở tù, ông bị bạc đãi và thường nằm trong tầm ngắm của quản giáo do cổ xúy cho quyền của những tù nhân khác. Việc liên lạc với gia đình của ông bị giới hạn.

 

Hồi tháng 5/2016 ông bị chuyển đi đến một trại giam xa nhà mà lý do không được cho biết rõ.

 

Việt Nam là một trong 24 nhà nước mà báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor gửi văn bản liên quan vấn đề giam cầm lâu ngày 38 nhà bảo vệ nhân quyền; trong đó, trường hợp đặc biệt được nêu ra là Trần Huỳnh Duy Thức.

 

---------------------

 

Tin, bài liên quan

 

·         Gia đình: Đại sứ quán Mỹ cho biết Trại 6 đưa TNLT Trần Huỳnh Duy Thức cấp cứu sau nhiều ngày tuyệt thực

 

·         Quốc tế lên tiếng với Tổng thống Obama về trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức

 

·         Những "món quà" cho chuyến công du

 

·         Những "món quà" cho chuyến công du




No comments:

Post a Comment

View My Stats