Trung Quốc :
Anh cả chi lớn hay trùm cho vay nặng lãi?
Celia
Hatton
BBC News
30/09/2021
https://www.bbc.com/vietnamese/world-58752937
Công nhân ở tỉnh
Giang Tô sản xuất thiết bị để xuất khẩu phục vụ dự án Vành đai Con đường của
Trung Quốc
Trung Quốc chi cho viện trợ phát triển ít nhất gấp
đôi Hoa Kỳ và các cường quốc khác, và hầu hết các khoản viện trợ được chi dưới
hình thức cho vay lãi suất cao từ các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc, các bằng
chứng mới cho thấy.
Khoản vốn Trung Quốc cho các nước vay cao sửng
sốt. Mới cách đây không lâu, Trung Quốc còn nhận viện trợ nước ngoài, nhưng
giờ đây gió đã đổi chiều.
Trong giai đoạn 18 năm qua, Trung Quốc đã
viện trợ hoặc cho vay tiền tại 13.427 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 843 tỷ USD
tại 165 quốc gia, theo nhóm nghiên cứu AidData tại Đại học William & Mary ở
tiểu bang Virginia, Mỹ.
Phần lớn số vốn này gắn liền với chiến lược
Vành đai Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bắt đầu từ 2013, chiến lược này tận dụng thế
mạnh của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng, đổ nhiều tiền vào và xây dựng
các tuyến đường thương mại toàn cầu mới.
'Vành đai và Con đường lấy
tài nguyên của nước đối tác'
Trung Quốc muốn đem Vành
đai Con đường sang Ý
Các khoản vay quốc tế của Trung Quốc đã phát triển
như thế nào
Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích lo ngại các dự
án được Trung Quốc cấp vốn dưới hình thức vay lãi suất cao đang gây gánh nặng
nợ nần chồng chất cho nhiều quốc gia.
Và đây cũng là tin mới ngay cả cho các quan chức
Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu AidData - từng dành bốn năm theo dõi tất cả các
khoản cho vay và chi tiêu của Trung Quốc trên toàn cầu - cho biết ngay cả các
bộ ngành Trung Quốc cũng thường xuyên tiếp cận họ để lấy thông tin về tình
hình vốn Trung Quốc đang được sử dụng ở nước ngoài ra sao.
"Chúng tôi thường xuyên nghe các quan chức
Trung nói: 'Các anh là nhóm duy nhất biết thông tin,'" Brad Parks, giám đốc
điều hành của AidData nói. "Họ bảo: 'Chúng tôi không thể tiếp cận được dữ
liệu này trong nội bộ."
Một tuyến đường sắt ngoằn nghèo giữa Trung Quốc
và Lào thường được nêu như ví dụ điển hình về cách Trung Quốc cho vay không
chính thức.
Tuyến đường sắt
Yumo sẽ nối Trung Quốc và Lào - nhưng các chuyên gia cho rằng Lào sẽ phải chật
vật trả nợ cho Trung Quốc
Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo đặt
câu hỏi xây dựng tuyến đường sắt kết nối miền vùng Tây Nam Trung Quốc trực tiếp
với Đông Nam Á.
Tuy nhiên, các kỹ sư cảnh báo chi phí sẽ rất
cao: đường ray sẽ phải chạy qua núi cao, vì thế hàng chục cầu và đường hầm phải
được xây. Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực và không thể chịu
nổi một phần nhỏ chi phí.
Rồi các ngân hàng Trung Quốc đầy tham vọng xuất
hiện: với sự hỗ trợ của một nhóm các công ty quốc doanh Trung Quốc và một
consortium các ngân hàng cho vay, tuyến đường sắt trị giá 5,9 tỷ USD dự tính sẽ
đi vào hoạt động từ tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, Lào đã phải vay khoản 480 triệu
USD từ một ngân hàng Trung Quốc để trả cho khoản vốn nhỏ mà nước này cần góp
vào dự án. Một trong số ít các nguồn thu của Lào, lợi nhuận từ các mỏ kali,
được dùng để trả dần cho khoản vay.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3293/production/_106974921_053961124-1.jpg
Chủ tịch Tập Cận
Bình tìm cách trấn an sau khi có ý kiến chỉ trình các dự án hạ tầng toàn cầu của
Trung Quốc
"Khoản nợ mà ngân hàng Eximbank của Trung
Quốc cho Lào vay để chi trả một phần vốn cho thấy mức độ cấp bách mà nhà nước
Trung Quốc muốn thúc đẩy dự án này", Wanjing Kelly Chen, trợ lý giáo sư tại
Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong cho biết.
Hầu hết tuyến này được sở hữu bởi tập đoàn đường
sắt Trung Quốc, nhưng theo các điều khoản mù mờ của thỏa thuận cho vay, chính
phủ Lào sẽ là bên phải chịu trách nhiệm trả nợ. Thỏa thuận không cân bằng này
khiến các tổ chức cho vay quốc tế hạ thấp mức tín nhiệm của Lào xuống vị trí
"hạng bét".
Vào tháng 9/2020, trên bờ vực phá sản, Lào bán
đại đa số tài sản quan trọng cho Trung Quốc, bán cho Trung Quốc một phần lưới
điện quốc gia với giá 600 triệu USD để được hoãn nợ từ các chủ nợ Trung Quốc.
Và điều này xảy ra trước khi đường sắt bắt đầu đi vào hoạt động.
TQ sẽ để Vành đai Con đường
lặng lẽ chết?
Trung Quốc: Một số dự án
Vành đai Con đường 'bị ảnh hưởng nghiêm trọng' bởi đại dịch
Đường sắt Lào không phải là dự án rủi ro duy
nhất mà các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã cho vay vốn - thế nhưng, nhóm
AidData nói Trung Quốc vẫn là sự lựa chọn đầu tiên cho nhiều nước thu nhập vừa
và thấp.
"Trong một năm, các khoản vốn phát triển
quốc tế của Trung Quốc ở vào khoảng 85 tỷ USD. Trong khi đó, Hoa Kỳ chi khoảng
37 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các hoạt động phát triển toàn cầu," ông Brad
Parks nói.
Trung Quốc đã vượt tất các quốc gia khác về vốn
viện trợ phát triển, nhưng cách mà Trung Quốc đạt được điều này là "đáng
kinh ngạc", AidData cho biết.
Các dự án cơ sở hạ
tầng BRI của Trung Quốc trên toàn cầu
Trước đây, các nước phương Tây bị chỉ trích đã
đẩy các nước châu Phi vào cảnh nợ nần. Nhưng Trung Quốc đang cho vay theo cách
khác: thay vì cấp vốn cho các dự án bằng tiền viện trợ hay các khoản vay nhà nước
tới nhà nước, gần như tất cả tiền đầu tư cho dự án được chi dưới hình thức cho
vay từ ngân hàng quốc doanh.
Những khoản nợ này sẽ không thể hiện trong các
tài khoản vay nợ chính thức của chính phủ. Đó là vì các cơ quan trung ương
không được nêu tên trong nhiều thương vụ mà các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc
ký kết. Bằng cách này, các thương vụ không nằm trong cân đối tài chính của
chính phủ và được bảo vệ bởi các điều khoản bảo mật ngăn không cho chính phủ biết
chính xác các điều khoản được thỏa thuận sau cánh cửa đóng kín.
AidData ước tính tổng số nợ không công khai
lên tới 385 tỷ USD. Nhiều khoản vốn phát triển Trung Quốc cho vay thường yêu cầu
các hình thức thế chấp khác thường. Điều ngày càng phổ biến là Trung Quốc yêu cầu
bên vay phải cam kết trả nợ bằng tiền bán tài nguyên.
Chẳng hạn, một thương vụ với Venezuela yêu cầu
bên vay Venezuela phải đặt cọc ngoại tệ thu được từ bán dầu khí trực tiếp vào một
tài khoản mà Trung Quốc kiểm soát. Nếu lỡ trả nợ khi đến hạn, bên cho vay Trung
Quốc có thể ngay lập từ rút tiền từ tài khoản đó.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10B0D/production/_120756386_gettyimages-52954478.jpg
Hầu hết các khoản
viện trợ được chi dưới hình thức cho vay lãi suất cao từ các ngân hàng quốc
doanh Trung Quốc, các bằng chứng mới cho thấy
"Dường như chiến lược cần câu cơm mà họ
[TQ] dùng là để ra dấu hiệu với người cho vay rằng 'Chúng tôi là sếp lớn ở
đây'," Brad Parks giải thích. "Thông điệp của họ là: "Các anh sẽ
trả nợ chúng tôi trước khi trả bất kỳ ai khác."
"Thu nhập cho các nước nghèo này, nguồn
đô la và euro, bị đóng trong một tài khoản hải ngoại được kiểm soát bởi một cường
quốc nước ngoài."
"Phải chăng Trung Quốc khôn ngoan?"
Anna Gelpern, một giáo sư luật ở ĐH Georgetown đặt câu hỏi. Bà từng tham gia
nghiên cứu của AidData hồi đầu năm về các hợp đồng vay vốn phát triển của Trung
Quốc. "Tôi nghĩ kết luận của chúng tôi là họ vừa ra oai vừa tinh tế trong
các hợp đồng này. Họ bảo vệ lợi ích của họ rất chặt."
Các nước đi vay cũng có thể không dễ chơi,
Gelpern giải thích, và không thực tế khi trông đợi họ bàn giao tài sản vật lý
như một cảng biển nếu họ không có khả năng trả nợ.
Công nhân Trung Quốc
trên công trường thi công đường sắt Trung - Lào ở Luang Prabang
Trung Quốc có thể sẽ sớm đối mặt với cạnh
tranh về cho vay vốn. Tại một cuộc họp G7 hồi tháng Sáu, Hoa Kỳ và các nước đồng
minh tuyên bố G7 có kế hoạch chi tiền ngang ngửa với Trung Quốc, với cam cấp vốn
cho các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu bền vững về mặt tài chính và môi trường.
Tuy nhiên, kế hoạch này có lẽ đơn giản là quá
muộn.
"Tôi hoài nghi rằng sáng kiến của phương
Tây sẽ tác động tới chương trình của Trung Quốc," ông David Dollar, nhà
nghiên cứu Viện Brookings và cựu đại diện Bộ Tài chính Mỹ tại Trung Quốc nói.
"[Các sáng kiến này] sẽ không đủ tiền để
đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng rất lớn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, làm
việc với các tổ chức tài chính phương Tây là rất quan liêu và có thể bị chậm trễ
nhiều."
Các nghiên cứu viên của AidData phát hiện rằng
dự án Vành đai Con đường (BRI) đang gặp nhiều vướng mắc riêng. Các dự án BRI
thường dính vào tham nhũng, scandal về người lao động hay các vấn đề về môi trường
hơn các dự án phát triển khác của Trung Quốc.
Nhằm kiểm soát được dự án BRI, Bắc Kinh sẽ
không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải quyết các lo ngại của các nước đi
vay, các nhà nghiên cứu nói.
***
TIN LIÊN QUAN
.
'Vành đai và Con đường lấy
tài nguyên của nước đối tác'
13 tháng 9 năm 2018
.
Trung Quốc: Một số dự án
Vành đai Con đường 'bị ảnh hưởng nghiêm trọng' bởi đại dịch
19 tháng 6 năm 2020
.
Trung Quốc sẽ để Vành đai
Con đường lặng lẽ chết?
21 tháng 2 năm 2019
.
Trung Quốc muốn đem Vành
đai Con đường sang Ý
21 tháng 3 năm 2019
No comments:
Post a Comment