Monday 9 August 2021

VIỆT NAM : PHÍA SAU VỤ "BÁC SĨ KHOA RÚT ỐNG THỞ" (BBC Tiếng Việt)

 


Việt Nam: Phía sau vụ “bác sĩ Khoa rút ống thở”    

BBC Tiếng Việt

9 tháng 8 2021, 13:19 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/58136115

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/174A0/production/_119829359_f3882857-ebc5-4a81-b8dd-9c06f5884f20.jpg

Chính quyền Việt Nam xác định câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở" là hư cấu và công an đang điều tra vụ việc (ảnh minh họa)

 

Chính quyền Việt Nam xác định câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở" là hư cấu và công an đang điều tra vụ việc giữa lúc thực trạng "thiếu oxy" đang rất nghiêm trọng.

 

Câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở" đã gây chấn động từ người dân cho tới chính quyền trung ương.

 

VN: Thực hư chuyện ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ gây chấn động

Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn?

 

Thông tin Chính phủ, trang Facebook chính thức của Chính phủ Việt Nam, đã dẫn thông tin từ Sở Y tế TP HCM, khẳng định rằng câu chuyện này là hư cấu.

 

Công an cũng đã vào cuộc điều tra.

 

Những chuyển động trên cho thấy chính quyền sẽ xử lý mạnh vụ này.

 

 

Hai mặt của một 'tin giả'

 

Câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở" sở dĩ được chia sẻ và "cảm phục" vì nó đánh mạnh vào cảm xúc của đông đảo người dân giữa bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, ngành y tế quá tải, các nhân viên y tế ở tuyến đầu phải gồng mình trong điều kiện thiếu thốn mọi thứ.

 

Một bác sĩ tuyến đầu tham gia công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở TP HCM đã chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về tình trạng thiếu máy thở cho bệnh nhân nặng.

 

Ông kể có lần, một bệnh nhân tử vong đã tình cờ mang lại cơ hội sống cho bệnh nhân nặng kế tiếp, khi có một máy thở được "nhường lại" theo cách ấy.

 

Hướng truyền thông của Việt Nam lâu nay đều nhằm nêu bật những đóng góp, nỗ lực, những vất vả, hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế và các lực lượng khác làm công tác chống dịch tuyến đầu.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1309E/production/_119828977_anh1.jpg

Câu chuyện 'Bác sĩ Khoa' được nhiều người chia sẻ trên Facebook

 

"Tuy nhiên, câu chuyện 'bác sĩ Khoa' lại nêu bật sự bất lực của chính quyền trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Đấy là điều mà chính quyền thấy không hay ho cho lắm," một chuyên gia truyền thông tại TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

 

"Điều đó giải thích vì sao chính quyền quyết liệt vào cuộc vụ này, bao gồm cả bên y tế lẫn công an," người này nói.

 

Cũng theo chuyên gia, thông qua các bằng chứng có được và qua phân tích của cá nhân, bà cho rằng câu chuyện "bác sĩ Khoa" là hư cấu.

 

"Nhiều người cho rằng hư cấu một câu chuyện như thế là vô hại. Tôi không cho là vậy," bà chia sẻ. "Câu chuyện này một mặt nêu bật sự thiếu thốn của ngành y tế, cũng là cách phơi bày thực tế là chính phủ không đầu tư đủ cho y tế, đó là điều mà chính quyền không thích. Mặt khác, khi bị xác định là chuyện hư cấu, nó càng làm cho niềm tin của người dân bị thách thức."

"Thực ra, để có câu chuyện xúc động, để khơi gợi sự cảm phục đối với ngành y, có vô vàn chuyện có thật trong cuộc sống. Chỉ cần các nhà báo, các KOL theo sát một bệnh viện tuyến trên, hay bám theo một đoàn cấp cứu là có được. Không cần phải hư cấu làm gì," bà nói.

 

 

Quá tải là có thực

 

Câu chuyện "bác sĩ Khoa" được xác định là hư cấu, với một số bằng chứng cho thấy hình ảnh của vụ việc khác đã được sao chép và gán ghép vào.

 

Tuy nhiên, câu chuyện hư cấu này một lần nữa làm nổi bật lên thực tế: sự quá tải của ngành y tế giữa lúc số người nhiễm, đặc biệt là số người bị bệnh nặng tăng lên liên tục.

 

Một người dân trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng hẻm của bà có rất nhiều người bị bệnh phải tự lo.

 

"Chúng tôi đã gọi cho y tế phường, gọi cho các bệnh viện, gọi cho chính quyền hàng trăm cuộc nhưng không bao giờ họ nhấc máy. Mọi người đều phải tự xử mỗi khi nhà mình có ca bệnh diễn biến nặng," bà này kể.

 

Nhiều video được đăng tải trên mạng xã hội cũng cho thấy người chết ở nhà do không được cấp cứu khi bệnh trở nặng.

 

Trước sự quá tải của ngành y tế, nhiều đội nhóm dân sự đã vào cuộc, lập những đội phản ứng nhanh với bình oxy, máy trợ thở đi cấp cứu khắp thành phố.

 

Thư Sài Gòn 6: Chuyện tang gia hậu sự vẫn chưa đến hồi kết

BBC điều tra: Iran che đậy các ca tử vong do Covid-19?

 

"Nhiều người nhờ đó mà tạm thời chống chọi được khi bị suy hô hấp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là được cấp cứu đúng cách tại bệnh viện. Máy cung cấp oxy chỉ là một phần, bệnh nhân nặng cần được điều trị nhiều mặt khác nữa," một bác sĩ chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

 

Anh Phạm Nghĩa, một người tham gia cung cấp bình oxy tận nhà cho các bệnh nhân khó thở, chia sẻ trên Facebook: "Rất khó kiếm nguồn bình oxy mà một bình thở tối đa 24 giờ. Do vậy, máy tạo oxy là rất cần thiết cho F0 điều trị tại nhà."

 

Anh cho biết đang vận động thêm nguồn lực để hỗ trợ máy thở cho bệnh nhân.

 

 

VIDEO :

Tập thở đúng cách cho bệnh nhân Covid.  BS Trương Hữu Khanh

https://www.bbc.com/vietnamese/58136115

 

                                              ***

TIN LIÊN QUAN

.

VN: Thực hư chuyện ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ gây chấn động

8 tháng 8 năm 2021

.

Ấn Độ: Vụ bệnh nhân Covid chết 'do bị bác sĩ bỏ rơi' dậy sóng dư luận

6 tháng 6 năm 2021

.

Dữ liệu được tiết lộ cho thấy Iran che đậy các ca tử vong do Covid-19

3 tháng 8 năm 2020

.

Thư Sài Gòn 6: Chuyện tang gia hậu sự vẫn chưa đến hồi kết

8 tháng 8 năm 2021

.

Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn?

23 tháng 7 năm 2020

 

Covid-19: Bệnh nhân làm sao để vượt qua mối lo suy hô hấp?   

5 tháng 8 2021

 

=================================================

.

.

Covid: Mạng xã hội bức xúc vì năm loại giấy đi đường của HN

BBC Tiếng Việt

9 tháng 8 năm 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58145545

 

Thêm một văn bản "hỏa tốc" của UBNDTP Hà Nội về việc "siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường" trong thời gian "giãn cách xã hội" mả thực chất là phong tỏa nghiêm ngặt.

 

Đó là Công điện số 18/CĐ-UBND và ngay lập tức gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.

Ngoài Giấy đi đường, trang Thông tin Chính phủ viết: "Người đi đường xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị."

 

Như vậy, người đi đường phải xuất trình ít nhất năm loại giấy tờ mới được phép đi làm.

Việc làm này sẽ mang lại hiệu quả chống dịch ra sao, ví dụ có khiến ùn tắc giao thông ở các điểm chống dịch, trong khi tinh thần chung là "giãn cách", tránh "tập trung đông người"?

 

Các báo VN đồng loạt đăng bài mô tả cảnh "người dân xếp hàng dài xin giấy phép đi đường", ở thủ đô nước này.

 

Việc giải quyết vấn đề bằng biện pháp thủ công của chính quyền cấp phường tại HN được tờ Tiền Phong ghi nhận:

 

"Họ hầu hết đều là đại diện các Cty, doanh nghiệp trên địa bàn phường. Do phải chờ lâu, nhiều người đã phải 2 - 3 lần quay lại, mà vẫn tiếp tục phải xếp hàng."

 

Bangkok chống Covid khác Sài Gòn và Hà Nội

Covid-19: Hà Nội phong tỏa nhiều khu vực sau bầu cử

Việt Nam sẽ sử dụng vaccine ‘tự sản xuất’ trong năm 2022

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F3A8/production/_119867326_gettyimages-1234281160.jpg

Công an kiểm tra giấy tờ một người đi đường ở Hà Nội (Hình chụp ngày 29/7)

 

Muốn Hà Nội toang?

 

Phản ứng trước với văn bản này, blogger Trương Huy San hiện sống tại TP HCM nêu nghi vấn: "Chu Chủ Tịch muốn Hà Nội... toang?"

 

Nhà báo này viết tiếp trên Facebook: "Những quyết định "xa-lông" của Chính quyền như thế này có thể là cách nhanh nhất làm cho Hà Nội sớm "toang" như Chủ tịch Chu Ngọc Anh từng cảnh báo. Đúng như nhà báo Phạm Trung Tuyến viết sáng nay: "Dân đã đủ sợ dịch để tự dè chừng nhau rồi, không ai muốn ra đường tiếp xúc nếu không thực sự quá cần thiết".

 

Tiếp lời nhận định trên, Nguyễn Duy Hưng bình luận: "Khu Đô Thị Splendora đang yên bình, một khu đô thị khép kín có bảo vệ kiểm soát ra vào 24/24. Một ngày đẹp trời một đoàn Liên ngành gần chục người, công an, dân phòng, cán bộ phường ô tô xe máy chạy thành đoàn dạo khắp Khu Đô thị, dừng người lại kiểm tra giấy tờ và rượt đuổi và bắt một vài người đi đổ rác."

 

Người này quan ngại: "Không biết đoàn tuần tra này có an toàn không hay là lại đưa nguồn lây nhiễm từ ngoài vào trong khu đô thị. Được biệt Tổ Tuần tra này mỗi ngày tiếp xúc hàng ngàn người."

 

Ban Nguyen bức xúc: "Ai muốn ra đường vô ích lúc này, lãnh đạo chỉ rõ cho dân biết để dân kiểm tra và ngăn chặn xem nào? Những chốt gác kiểm soát trong nội đô đòi hỏi những giấy tờ như vậy thật vô lý."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/98C0/production/_119840193_screenshot2021-08-0916.40.28.png

Status của danh khoản Bac Pham

 

Làm trái khuyến cáo của Bộ Y Tế?

 

Trên trang cá nhân, ông Bắc Phạm đặt ra nhiều câu hỏi: "Chính quyền TP Hà Nội siết chặt việc cấp, sử dụng Giấy đi đường có trái khuyến cáo của Bộ Y Tế? Liệu có phù hợp với Chỉ thị 16 của Chính Phủ? "

 

Có lẽ nhận ra bất cập khi vận hành bộ máy trong thời đại kỹ thuật số, Nga Nguyen cho rằng:

"Liệu giấy ấy có dấu đã chính xác chưa ? Ai có thời gian kiểm tra là giấy loại xịn hay giấy dởm? Nhiều lắm vấn đề cần công nghệ lúc này."

 

Viết trên trang Facebook cá nhân, ông Hoàng Tư Giang nêu:

Singapore có loại App để theo dõi tình trạng của công dân liên quan tới dịch Covid, và TQ cũng dùng App tương tự. Hiện có câu hỏi phải chăng chính quyền VN thất bại trong chính sách chống dịch bằng công nghệ kỹ thuật số nên phải dùng các loại giấy tờ đóng dấu tay để quản lý hàng triệu người

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/CEF0/production/_119867925_229922672_373883047458333_6529003229213488284_n.jpg

Chính quyền Việt Nam ngày càng yêu cầu người dân và doanh nghiệp thêm các giấy tờ chỉ để đi lại, làm việc

 

"Một giám đốc doanh nghiệp khóc trên điện thoại: họ bắt làm giấy đi đường cả nơi cư trú, cả nơi làm việc thì làm sao nhân viên em đến được cơ quan, làm sao xử lý hợp đồng, làm sao kiếm tiền trả lương... Mà em đã cắt giảm 50% nhân viên đi làm theo đúng quy định rồi."

 

Vị này còn nói: "Hôm qua một người dân điện thoại gào lên uất ức: họ dùng thép hàn kín cổng làng như thế này thì chúng tôi sống thế nào!"

 

Truong Anh Ngoc hỏi: "Tự dưng đẻ ra thêm một đống giấy tờ các kiểu. Một ứng dụng dùng QR để quét khi đi đường, ở bất cứ trạm kiểm soát, tại sao lại không thể nhỉ?"

 

Còn Tien Lap Nguyen thì cho rằng: "Đại dịch làm bộc lộ cái não trạng và tư duy quản lý nhà nước, đẻ ra những hiện tượng khó hiểu: Chống dich để làm gì ? Bảo đảm cuộc sống con người. Cuộc sống con người cần gì (ở mức thiết yếu) ? Cần sức khoẻ, cần ăn, uống, sinh hoạt, đi lại, vận động, giao dịch xã hội tối thiểu. Vậy nếu tất cả những nhu cầu này bị cấm hay ngăn chặn thì chống dịch có ý nghĩa gì?"

 

 

Các điểm chốt ùn tắc, nguy cơ lây nhiễm tăng cao?

 

Trở lại trang Facebook cá nhân của Bắc Phạm, ông hoài nghi: "Chỉ thị 16 mục 3 có ghi là : không tập trung quá hai người tại nơi công cộng. Giữ khoảng cách 2 m, vậy tại các chốt làm thế nào để giữ được qui định này?"

"Rõ ràng quyết định của Hà Nội trái với khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Từ nguy cơ lây lan dịch bệnh ở 1 cộng đồng nhỏ (do F0 di chuyển cố định) thì tạo ra nguy cơ phán tán virus ra cộng đồng lớn ngẫu nhiên ở các chốt kiểm tra."

 

 

Các ý kiến ủng hộ và phản đối

 

Bình luận trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt, ngày 09/08/2021, bạn đọc Xuân Hân Kevin hỏi:

"Thế những lao động tự do, buôn bán, sửa chữa, lắp đặt, vận chuyển hàng thiết yếu lấy đâu ra lịch trực?".

 

Cũng trên trang của BBC, bạn Bạch Yến nói: "Việc thêm giấy không giúp hạn chế covid, mà chỉ làm khổ dân, khổ anh em trực chốt, nhỡ F0 lên phường thì toang."

 

Tuy vậy, không khó nhận ra có những ý kiến ủng hộ chính quyền Hà Nội.

 

Le Binh Lu viết: "Vấn đề cốt yếu mang tính then chốt nhất mà các "thánh phán online" lại bỏ qua không tính đến, đó là: Dân Trí - Tính Tự Giác- Thói quen kỷ luật... của thần dân "Đế Quốc Đông Lào" rất kém! Nên các thánh cứ phán xả láng mà hậu quả chưa biết trước ra sao thì các thánh có chịu trách nhiệm gì đâu?!"

 

Đồng tình với nhận định này, Phucloc Nguyen viết: "Chính xác đó bác, toàn thánh phán ko, các thánh cũng toàn nằm ở nhà chứ cũng có ra đường mẹ đâu mà cứ ngồi phán."

 

Được biết Hà Nội sẽ thực hiện "giãn cách xã hội" theo Chỉ thị 16 đến hết 23/8.

Sáng ngày 09/08 cả nước VN có thêm 5140 ca dương tính mới, với tổng số 211579 ca. Hà Nội hiện có tổng 2005 ca dương tính.

 

Xem thêm:

 

VIDEO :

Dòng người đổ về quê vì Sài Gòn phong tỏa nghiêm ngặt

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58145545

 

                                                  ***

TIN LIÊN QUAN

 

Bangkok chống Covid khác Sài Gòn và Hà Nội

4 tháng 8 năm 2021

.

Covid-19: Hà Nội phong tỏa nhiều khu vực sau bầu cử

25 tháng 5 năm 2021

.

Covid-19: Vì sao Việt Nam vừa nên vừa không nên dùng vaccine TQ?

6 tháng 8 năm 2021

.

Việt Nam sẽ sử dụng vaccine ‘tự sản xuất’ trong năm 2022

13 tháng 5 năm 2021

.

VN: Thêm 2.454 ca Covid, F0 tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống y tế

18 tháng 7 năm 2021

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats