TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần
hết sức cẩn trọng khi tiêm vaccine Trung Quốc’
Bùi
Thư
BBC News Tiếng Việt
17 tháng 8 2021, 11:32 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58228061
VIDEO : Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại
vaccine của Trung Quốc?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58228061
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, trong điều kiện không
có vaccine khác, ông nói có thể chọn tiêm vaccine Trung Quốc nhưng cần hết sức
cẩn trọng.
"Trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào
khác, đành phải tiêm vaccine Sinopharm thì chúng ta không nên ỷ y. Hãy giữ tâm
lý rằng sau khi tiêm vaccine Sinopharm thì chúng ta như chưa tiêm vậy," tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ thuộc Viện nghiên cứu City of Hope, California,
Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím chia sẻ với BBC News Tiếng Việt ngày 16/8.
"Nên nghĩ như vậy để tiếp tục thực hiện khuyến
cáo 5K của Bộ Y tế một cách kỹ lưỡng cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa
khác," ông giải thích.
'Khó đánh giá tính
hiệu quả và độ an toàn'
Sáng 16/8, Sở Y tế TP HCM cho biết từ ngày
13/8 đến 15/8 đã có 153.401 người tiêm vaccine Covid-19 Vero Cell của
Sinopharm.
Trước đó, báo chí cũng đưa tin "hàng vạn
người" tại tỉnh Quảng Ninh đã được tiêm vaccine này.
Trong những ngày qua, khi vaccine Vero Cell của
Sinopharm được nhập về và chuẩn bị được tiêm, tranh cãi đã nổ ra gay gắt. Một
bên là những người ủng hộ việc tiêm chủng với khẩu hiệu "vaccine tốt nhất
là vaccine sớm nhất"; còn lại là những người chống vaccine Trung Quốc vì
cho rằng vaccine này kém an toàn, không minh bạch thông tin.
Khi TP HCM triển khai tiêm vào ngày 13/8, một
số nơi đã xảy ra tranh luận, thậm chí tẩy chay khi biết vaccine được tiêm là của
Sinopharm. Sau đó, chính quyền đã chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin đến
người dân về loại vaccine mà họ được tiêm nên việc tiêm ngừa mới diễn ra suôn sẻ
hơn.
Từ góc độ chuyên môn, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ
nhận xét: "So với các vaccine đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, như
sản phẩm của AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna, vaccine Trung Quốc nói
chung và của Sinopharm nói riêng có lượng nghiên cứu khoa học không nhiều.
Trong số nghiên cứu khoa học ít ỏi đó, kết quả cho thấy cũng không tương đồng với
nhau nên khó biết được vaccine này rõ ràng như thế nào".
Ông Vũ nói rằng giới khoa học rất khó tiếp cận
với số liệu gốc của vaccine Sinopharm. Bởi vậy cho tới hiện tại, vaccine Trung
Quốc nói chung và Sinopharm nói riêng thì rất khó đánh giá.
"Theo một số thông tin hiện nay thì có vẻ nó an
toàn, nhưng hiệu quả có vẻ không cao, nếu không muốn nói rằng rất là thấp.
Nguyên tắc là chuyện gì mình không hiểu rõ thì nên cẩn thận tối đa là tốt nhất," ông khuyến cáo.
Vaccine của Trung Quốc mà Bộ Y tế Việt Nam đã
phê duyệt có điều kiện và TP HCM nhập về được gọi với tên phổ biến là Vero
Cell, do Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm nghiên cứu và sản
xuất. Đây cũng là sản phẩm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng
khẩn cấp.
"Tất cả những sự phê duyệt hiện nay là phê duyệt
để sử dụng khẩn cấp, chứ không phải là sự phê duyệt đầy đủ cho một loại vaccine
hoặc thuốc khi người ta đã hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng," tiến sĩ Vũ giải thích.
Tiến sĩ Vũ cho rằng danh sách vaccine WHO đưa
ra có ý nghĩa tham khảo đối với các tổ chức y tế của mỗi nước. "Ở mỗi nước, có mỗi tổ chức
y tế có những tiêu chuẩn riêng và các tiêu chuẩn này không nhất thiết phải giống
với tiêu chuẩn của WHO. Ví dụ như WHO đã đưa vào danh sách hai vaccine là
Sinopharm và Sinovac, nhưng các tổ chức của châu Âu như EMA và Mỹ như FDA thì vẫn
chưa chấp nhận sử dụng các vaccine này ở nước họ," ông chia sẻ.
Tiêm hay không
tiêm?
Trong thời gian qua, ở Việt Nam có tranh cãi
là có nên sử dụng vaccine Trung Quốc hay không. Cuộc tranh cãi cực kỳ gay gắt,
thậm chí nhiều người còn tố những người khác quan điểm là "giết hại đồng
bào", là "độc ác".
Một bên là những người ủng hộ việc tiêm chủng
với khẩu hiệu "vaccine tốt nhất là vaccine sớm nhất"; bên kia là những
người chống vaccine Trung Quốc vì cho rằng vaccine này kém an toàn, kém hiệu quả
và không minh bạch thông tin.
Về câu hỏi tiêm hay không tiêm, tiến sĩ Nguyễn
Hồng Vũ chia sẻ: "Tôi đưa ra lời khuyên là chỉ sử dụng vaccine Trung Quốc
khi không có lựa chọn nào khác và phải hết sức cẩn thận khi sử dụng vaccine
này. Đặc biệt, không nên sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu vì không bảo vệ
được bao nhiêu."
Về lựa chọn cho cá nhân, ông chia sẻ: "Nếu
lúc này tôi đang ở Việt Nam và chỉ có vaccine của Sinopharm, mà tôi thì không
ra ngoài, không tiếp xúc với ai, luôn thực hiện 5K và thấy rằng nguy cơ nhiễm
không cao, thì tôi sẽ hoãn việc tiêm vaccine này".
Nhưng trong trường hợp phải đi làm, phải kiếm
ăn nuôi sống gia đình, cần có xác nhận đã tiêm vaccine, thì tiến sĩ nói ông sẽ
tiêm vaccine Trung Quốc vì không có lựa chọn nào khác.
Lời khuyên trên cũng từ việc tiến sĩ Vũ đã sắp
xếp thứ hạng sáu loại vaccine đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, theo thứ tự
từ cao đến thấp là: Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson &
Johnson, Sputnik V và Sinopharm
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4660/production/_119961081_image8-17-21at11.52am.jpg
Tiến sĩ Vũ đã sắp xếp thứ hạng sáu loại
vaccine đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, theo thứ tự từ cao đến thấp là:
Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sputnik V và
Sinopharm.
Ông lý giải sự sắp xếp này thứ nhất là dựa
theo độ đáng tin cậy khoa học vào lượng thông tin khoa học mà các vaccine này
được nghiên cứu và công bố rộng rãi trên các chuyên san. Thứ hai, điều này dựa
vào kết quả thực tế ở các nước đã sử dụng khi trong thời gian qua, các nước như
UAE, Bahrain, Seychelles đã sử dụng vaccine Trung Quốc một thời gian thì nhận
thấy số lượng người nhiễm Covid vẫn tăng cao.
"Khi kiểm tra thì họ phát hiện không đủ kháng
thể trong cơ thể những người đã được tiêm, thậm chí đã tiêm hai liều, nên họ phải
sử dụng liều hỗ trợ thứ ba, và đó là liều vaccine phương Tây như của
Pfizer-BioNTech hoặc Moderna để đẩy mạnh tác dụng của vaccine lên," ông cho biết.
Từ thực tế đó, tiến sĩ Vũ cho rằng việc hết sức
cẩn thận mà ông nêu trên bao gồm giữ tâm lý rằng, sau khi tiêm vaccine
Sinopharm thì như chưa tiêm. Ông nói thêm: "Thứ hai, khi mà có lại nguồn
vaccine tốt, người từng tiêm Sinopharm nên bổ sung bằng những liều vaccine tốt
hơn, để đảm bảo hệ miễn dịch của họ đủ sức chống lại virus."
Đồng thời, ông Vũ cũng nhấn mạnh rằng do không
đánh giá được tính an toàn, nên cần thực hiện việc tiêm vaccine này tại các cơ
sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ, và sau khi tiêm thì nên theo dõi kỹ
sự thay đổi của cơ thể.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine Sinopharm của
Trung Quốc tại TP HCM
Theo ông, các vaccine phương Tây vốn có rất
nhiều nghiên cứu khoa học, không chỉ ở nhóm nghiên cứu vaccine đó mà còn có nhiều
nhóm nghiên cứu độc lập khác, để từ đó phát hiện tác dụng phụ, điểm yếu của
vaccine.
"Ví dụ vaccine của AstraZeneca có phản ứng phụ
đông máu rất thấp, phải tiêm cả triệu người thì phản ứng đó mới xuất hiện. Ban
đầu các nhà khoa học phải nghiên cứu để tìm ra bằng chứng phản ứng phụ đó là do
vaccine AstraZeneca gây ra. Với các bằng chứng khoa học rõ ràng như vậy thì
công ty vaccine phải đồng ý và họ buộc phải bổ sung vào hướng dẫn sử dụng các
khuyến cáo phù hợp để sử dụng vaccine đó an toàn hơn," ông nói.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ ví von: "Hãy
hình dung vaccine Trung Quốc là một con đường mà phía trước đầy bóng tối, mình
đi phải cẩn thận. Còn vaccine phương Tây thì nhờ nghiên cứu rất nhiều nên con
đường phía trước rất sáng sủa, người đi biết ổ gà ở đâu, biết được xác suất vấp
ổ gà là bao nhiêu."
Thế nào là vaccine
chuẩn?
Theo góc nhìn của tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, một
sản phẩm vaccine muốn thuyết phục được người sử dụng thì trước hết phải có nhiều
nghiên cứu khoa học, từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tiền lâm sàng, tức
trên động vật và nghiên cứu trên người, tức lâm sàng, với nhiều giai đoạn. Các
kết quả đó phải được công bố rộng rãi.
"Các số liệu gốc đó cần được các nhà khoa học
tiếp cận, chứ không thể coi đó là bí mật quốc gia, chúng ta chỉ thấy được kết
quả đó mà không thấy được kết quả trước khi họ phân tích, để tìm hiểu xem cách
họ phân tích có đúng, có hợp lý không. Điều đó không chỉ đặt niềm tin cho các
nhà khoa học mà cả người dân nữa,"
"Thứ hai, sau khi vaccine đó được đưa ra sử dụng
thì kết quả thực tiễn phải khá tương đồng với kết quả đã công bố vì nếu khác biệt
nhiều quá thì sẽ gây mất lòng tin," tiến
sĩ Vũ chia sẻ.
Ông cũng cho rằng một trong những điểm yếu
trong nghiên cứu giai đoạn lâm sàng của Trung Quốc là họ thường chọn người khỏe,
trẻ để thử nghiệm: "Nhưng khi đưa ra thực tế thì quần thể người phức tạp
hơn rất nhiều, rất đa dạng, bao gồm trẻ, già, có bệnh nền, nên sẽ có kết quả
khác với nghiên cứu rất nhiều, nên gây thất vọng. Điều này đã được thể hiện
trong thời gian qua."
Thành công của vaccine Trung Quốc
đang lụi tàn ở châu Á?
Việt Nam: Tranh cãi về
tiêm vaccine Trung Quốc
Tiến sĩ phân tích, việc đánh giá một vaccine
có hiệu quả, an toàn hay không không chỉ dựa vào việc vaccine đó sử dụng công
nghệ mới hay cũ, mà phải dựa vào kết quả đánh giá suốt quá trình nghiên cứu và
sản xuất. Quá trình nghiên cứu qua các giai đoạn phải được kiểm tra khắt khe về
tính an toàn và hiệu quả. Các quy trình kiểm tra chất lượng của quá trình sản
xuất phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
Bởi vì, nếu trong quy trình quản lý chất lượng
sản xuất vaccine không kỹ, để sót những virus còn sống lại, thì những người
tiêm vaccine này sẽ rất nguy hại."
Cách hoạt động của
vaccine víu bất hoạt
7 vaccine Covid-19
được WHO phê duyệt
Hiện đang có 7 loại vaccine phòng Covid-19 được
WHO phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp gồm Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của
Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna,
Sinopharm/BBIP và Sinovac.
TS Kidong Park -
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, khi trả lời báo chí,
đã cho biết như sau về vaccine Sinopharm:
"Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp,
WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vaccine
Sinopharm."
"Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho
thấy 2 liều vaccine Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống
lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ
hai."
"WHO kết luận rằng lợi ích mà vaccine Sinopharm
đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra."
"WHO khuyến nghị sử dụng vaccine Sinopharm dựa
trên Lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện
nay."
Ông Kidong Park khẳng định: "Tất cả
các vaccine đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu
cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ
với các chuyên gia Quốc tế. Các vaccine đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn
ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do Covid-19 gây ra."
TS Nguyễn Hồng Vũ tốt nghiệp cử nhân ngành
Công Nghệ Sinh Học tại ĐH KHTN TP HCM năm 2004. Ông tốt nghiệp Thạc Sĩ và Tiến
Sĩ ngành Sinh Học Phân Tử trong Y Học tại ĐH Chonnam, Hàn Quốc năm 2008 và
2012. Hiện ông đang trong nhóm nghiên cứu về vaccine Covid-19 tại viện nghiên cứu
City of Hope, USA.
***
TIN LIÊN QUAN
.
VN: không chống việc
tiêm vaccine, nhưng bất đồng về vaccine Trung Quốc
2 tháng 8 năm 2021
.
Việt Nam: Tranh cãi về
tiêm vaccine Trung Quốc
1 tháng 8 năm 2021
.
Thành
công của vaccine Trung Quốc đang lụi tàn ở châu Á?
19 tháng 7 năm 2021
.
Covid-19: Chúng ta biết gì
về các loại vaccine của Trung Quốc?
16 tháng 7 năm 2021
.
Vaccine Trung Quốc gửi
sang Việt Nam: Sứ quán Trung Quốc ‘không hài lòng’
26 tháng 6 năm 2021
.
Covid-19: Không muốn
tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?
12 tháng 8 2021
No comments:
Post a Comment