NHÀ
CÔNG VỤ HAY LÀ SỰ PHÂN BIỆT ĐẲNG CẤP
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1204097590017346&id=100012513496781
Sau những vụ một số vị có chức vụ được bố trí
nhà công vụ, nhưng khi không còn giữ chức vụ nữa thì chây ỳ, cố ý không chịu trả
lại nhà công vụ, hoặc là kể lể công lao, chạy chọt xin được “hóa giá” nhà công
vụ, với mục đích biến “nhà công” thành “nhà ông” hay “nhà bà” khiến dư luận dậy
sóng vì bức xúc. Mới đây, bộ xây dựng lại đưa ra lấy ý kiến nhân dân về dự thảo
tiêu chuẩn nhà công vụ. Dự thảo này đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân
trong xã hội rất quan tâm.
Theo những tiêu chuẩn được quy định trong dự
thảo, thì tiêu chuẩn nhà công vụ cao nhất là biệt thự xây trên diện tích đất từ
450 đến 500 m2 dành cho các ủy viên bộ chính trị, bí thư trung ương đảng. Thấp
hơn một chút là phó thủ tướng và cấp tương đương, những vị này được bố trí ở
trong biệt thự có khuôn viên từ 350 đến 400 m2. Cứ thế, tiêu chuẩn được hạ thấp
dần…thấp nhất là nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của luật khoa học và công nghệ.
Những vị này được bố trí căn hộ chung cư có diện tích từ 100 đến140 m2.
Nên nhớ, đây là chỗ ở chứ không phải chỗ làm
việc. Bởi chỗ làm việc thì đã có cơ quan. Những quy định này khiến người dân đặt
ra câu hỏi : cán bộ, bí thư đảng ủy phường, theo lời dạy của chủ tịch Hồ Cí
Minh, cũng đều là những “đầy tớ trung từ ủy viên bộ chính trị, bí thư trung
ương đảng cho đến anh thành của nhân dân” cả thôi. Cán bộ càng cao, thì càng phải
tận tụy phục vụ những “ông chủ” là nhân dân, phục vụ vô điều kiện mà không hề
đòi hỏi sự hưởng thụ. Nay nếu vì sự điều đông của tổ chức đến nơi công tác khác
mà cần được bố trí chỗ ăn ở, thì chỉ cần một chỗ ở tươm tất, thoải mái là được.
Đất nước còn nghèo, trẻ em còn thiếu chỗ học,
người dân vùng cao, vùng sâu vùng xa còn đói kém…tại sao lại đặt ra những tiêu
chuẩn về chỗ ở xa hoa như cung điện của vua chúa ngày xưa vậy ? Một biệt thự có
khuôn viên 500 m2 đất ở Hà Nội hay ở TP Hồ Chí Minh, tại những vị trí đắc địa,
có giá trị bao nhiêu triệu đô la ? Giá trị những lăng tẩm như Khiêm lăng của
vua Tự Đức ở Huế, có sánh được với những biệt thự như thế không ? thế mà khi
vua Tự Đức xây dựng Khiêm lăng (Vạn Niên cơ), trong dân gian đã xuất hiện câu ca
“Vạn Niên là Vạn Niên nào/ Thành xây xương lính, hào đào máu dân”.
Cũng là “đầy tớ trung thành của nhân dân” cả,
sao lại có sự phân biệt đẳng cấp quá khủng khiếp như thế. Một bí thư trung ương
đảng được ở biệt thự có khuôn viên đến 500 m2, trong khi một nhà khoa học được
giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, lại
chỉ được bố trí một căn hộ chung cư ? Nên nhớ, nếu đề án đó thành công, có thể
làm thay đổi diện mạo kinh tế của quốc gia ?
Phục vụ nhân dân hay hưởng thụ trên lưng nhân
dân ?
No comments:
Post a Comment