Thursday, 26 August 2021

CHẶN HIỂM HỌA COVID Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (Ha Hoang Hop & Lye Liang Fook)

 


Chặn hiểm họa Covid ở miền Nam Việt Nam

Ha Hoang Hop & Lye Liang Fook

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON AUGUST 24, 2021   

https://www.dcvonline.net/2021/08/24/chan-hiem-hoa-covid-o-mien-nam-viet-nam/

 

Một số lý do có thể giải thích cho làn sóng bùng phát Covid-19 mới nhất của Việt Nam:

 

·         Biến thể Delta dễ truyền nhiễm hơn;

 

·         Phản ứng  chậm chạp của nhà chức trách Thành phố Hồ Chí Minh;

 

·         Áp dụng những biện pháp ngừa Covid-19 thiếu nghiêm ngặt;

 

·         Vận tốc chích ngừa chậm do thiếu thuốc.

 

https://fulcrum.sg/wp-content/uploads/000_9JB2QC-1248px.jpg

Dân chúng chích AstraZeneca ngừa coronavirus Covid-19 tại sân vận động Trịnh Hoài Đức, Hà Nội vào ngày 2 tháng 8 năm 2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN, AFP)

 

Việt Nam đã chuyển từ một tấm gương tốt thành một ví dụ đáng trách trong cuộc chiến chống lại Covid-19 đang diễn ra. Trong gần 18 tháng kể từ tháng 1 năm 2020, dân chúng ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống tương đối bình thường với độ gián đoạn sinh hoạt tối thiểu. Với khả năng phục hồi đáng kể, nền kinh tế đã tăng trưởng đáng chú ý 2,9% vào năm 2020. Nhưng kể từ đầu tháng 5 năm 2021, Việt Nam đã có số người lây nhiễm Covid-19 gia tăng đáng ngại.

 

Biểu đồ số lượng trường hợp nhiễm  Covid-19 hàng ngày

Daily new confirmed COVID-19 cases

Shown is the rolling 7-day average. The number of confirmed cases is lower than the number of actual cases; the main reason for that is limited testing.

 

Dựa trên dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins ngày 19 tháng 8 năm 2021, Việt Nam báo cáo có 8.880 người mới nhiễm COVID-19, với hầu hết những người mới nhiễm là dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng, Việt Nam đã xác nhận có 302.101 người mắc bệnh, với hơn 85% trong số đó được báo cáo trong tháng 7. Trong số 6.770 người chết vì COVID-19 ở Việt Nam, khoảng một nửa đã được báo cáo trong tháng trước.

 

Biến thể Delta lan mạnh hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Có nhiều ổ dịch cùng lúc được báo cáo ở nhiều tỉnh, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như ở các thành phố lớn, khu kỹ nghệ, bệnh viện, khu dân cư và các khu cách ly. Vẫn còn những ổ dịch và người nhiễm bệnh không rõ nguồn lây, nguy cơ truyền nhiễm trong cộng đồng rất cao.

 

Ở cấp quốc gia, chính phủ đã huy động khoảng 17.000 nhân viên y tế để giúp Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tai họa này. Nhân viên y tế, kể cả bác sĩ và y tá (đang làm việc và đã nghỉ hưu), và sinh viên y khoa đang chung tay trong cuộc chiến mới nhất. Ngoài ra, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập thêm sáu bệnh viện dã chiến Covid-19, cung cấp thêm 17.000 giường bệnh.

 

Có một số lý do giải thích cho việc truyền nhiễm nhanh chóng của Covid-19 ở miền Nam Việt Nam. Một lý do là tính dễ truyền nhiễm của biến thể Delta. Dựa trên biểu đồ bên dưới, sự gia tăng bắt đầu vào tháng 7, với số người nhiễm hàng ngày có lúc lên hơn 9.000 người. Hầu hết những người nhiễm bệnh tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương bên cạnh. Con số 9.000 người nhiễm bệnh này một lần nữa bị vượt qua hai lần vào tháng 8 năm 2021.

 

Một nguyên nhân khác là phản ứng chậm của nhà chức trách TP.HCM. Mặc dù lệnh cấm cửa đã được áp dụng tại các khu vực của thành phố vào ngày 31 tháng 5, nhà chức trách không thực hiện thêm bước nào từ cả tháng 6 đến ngày 24 tháng 7, khi các biện pháp nghiêm ngặt hơn được đưa ra. Điều này bất chấp thực tế là số người nhiễm bệnh trong thành phố bắt đầu tăng nhanh từ ngày 6 tháng 7.

 

Tuy nhiên, một yếu tố góp phần khác là việc thiếu áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp ngừa của Covid-19. Nhiều người dân không tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo mặt nạ và sinh hoạt xã hội giãn cách. Việc kiểm soát và truy tìm trở nên khó khăn hơn với số những ổ dịch và người bị nhiễm bệnh tăng nhanh. Đôi khi, xét nghiệm hàng loạt không hiệu quả do khoảng thời gian dài hơn giữa những xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm PCR.

 

Tình trạng thiếu thuốc chủng ngừa và tốc độ chích ngừa chậm đã làm gia tăng thêm nhiều vấn đề khác. Chính phủ Việt Nam mới chỉ công bố một quỹ mua thuốc chích ngừa trị giá 1,1 tỷ đô la Mỹ vào tháng 6 năm 2021 để bảo đảm có đủ liều thuốc chích ngừa cho 70% dân số — tức là 70 triệu người — và đạt được miễn dịch cộng đồng vào đầu năm tới. Tuy nhiên, hiện tại, nguồn thuốc chủng ngừa từ Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Kỳ và cơ sở COVAX chỉ chiếm 15,8 triệu liều trong tổng số 140 triệu liều cần có để tiêm chủng cho 70% dân số. Nguồn thuốc chích ngừa nhiều hơn sẽ chỉ đến bắt đầu từ tháng 10.

 

Nanocovax, một loại thuốc cchisch ngừa nội địa, tính ​​sẽ sẵn sàng vào tháng 11. Sự thiếu hụt thuốc chích ngừa có thể đẩy thời hạn để đạt được miễn dịch cộng đồng đến quý  thứ hai năm 2022. Ngoài ra, biến thể Delta có thể đòi cấn phải có tỷ lệ chích ngừa cao hơn, ở mức hơn 80% dân số. Hơn nữa, tiến hành tiêm phòng khi Covid-19 đang lây lan nhanh chóng có thể không hiệu quả vì các kháng thể có khuynh hướng hình thành đáng kể chỉ vài tuần sau khi được chích liều đầu tiên. Tính đến ngày 22 tháng 8, chỉ hơn 16% dân số được chích 1 liều, đưa Việt Nam xuống bậc thang cuối trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Myanmar.

 

So sánh tỷ lệ chích ngừa Covid-19 giữa Việt Nam với các nước lân cận

Share of people vaccinated against COVID-19, Aug 25, 2021

 Việc đóng cửa đồng loạt hiện nay ở nhiều tỉnh đã làm suy giảm đáng kể việc sản xuất kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý thị trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người. Nhưng ưu tiên cao nhất bây giờ là kiểm soát tình trạng truyền nhiễm của Covid. Với các biện pháp chặt chẽ hơn, thực thi mạnh mẽ hơn và động lượng lớn hơn để ngăn chặn sự truyền nhiễm, Việt Nam sẽ nhìn thấy ánh sáng rực rỡ hơn ở cuối đường hầm.

 

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


 

Nguồn: Containing the Covid Scourge in South Vietnam | Ha Hoang Hop & Lye Liang Fook | The Fulcrum SG | Aug. 23, 2021.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats