Khí
hậu : Báo cáo của GIEC cho thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng
Thanh
Phương -
RFI
Đăng ngày: 09/08/2021 - 11:45
Hôm nay, 09/08/2021, nhóm chuyên gia liên chính phủ
về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (GIEC) đã công bố báo cáo mới nhất của họ, khẳng
định là biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn mức mà chúng ta lo ngại và rõ
ràng đó chính là do con người gây ra.
Hình ảnh vụ cháy rừng
tại Hy Lạp ngày 06/08/2021. Hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra các vụ thiên tai
lớn ngày càng phổ biến. AP - Thodoris Nikolaou
Có thể ghi nhận một số điểm chính như sau trong bản
báo cáo :
Thứ nhất, trong mọi kịch bản, từ
lạc quan nhất cho đến bi quan nhất, ngay từ năm 2030, nhiệt độ của Trái đất sẽ
tăng thêm từ 1,5°C cho đến 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tức là sớm
hơn 10 năm so với dự báo mà nhóm GIEC đưa ra cách đây 3 năm.
Thứ hai, các « đồng
minh » của khí hậu ngày càng suy yếu. Từ năm 1960 đến nay, các khu rừng,
mặt đất và đại dương vẫn hấp thụ 56% khí CO2 do các hoạt động của con người thải
ra trong bầu khí quyển. Nếu không có những « đồng minh » này,
hành tinh của chúng ta đã trở nên nóng hơn rất nhiều và con người không thể sống
được trên Trái đất. Nhưng tỷ lệ khí CO2 mà các « giếng cacbon »
hấp thụ được dự báo sẽ giảm đi trong thế kỷ này.
Thứ ba, bản báo cáo của GIEC nhấn
mạnh là với những tiến bộ mới của khoa học, kể từ nay có thể định lượng vai trò
của hiện tượng hâm nóng bầu khí quyển trong một hiện tượng thời tiết cực đoan cụ
thể.
Thứ tư, mực nước biển đã dâng
cao thêm 20cm tính từ năm 1900 và nhịp độ tăng mực nước biển đã nhanh gấp 3
trong 10 năm qua, do tác động của hiện tượng tan chảy các sông băng. Nếu nhiệt
độ Trái đất tăng thêm 2°C, mực nước của các đại dương có thể dâng cao thêm 50cm
và mức tăng này có thể lên tới gần 2 mét từ đây đến năm 2300, tức là tăng gấp
đôi so với dự báo của GIEC 2019. Trong kịch bản bi quan nhất, các chuyên gia thậm
chí không loại trừ khả năng mực nước biển sẽ dâng cao thêm 2 mét ngay từ năm
2100.
Thứ năm, chưa bao giờ GIEC báo động
nhiều như thế về khí methan CH4, khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính nhiều thứ
nhì sau khí CO2. Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, nếu lượng khí phát thải
CH4 không được cắt giảm, nhân loại sẽ không thể đạt được các mục tiêu về khí hậu
của Hiệp định Paris.
Theo lời thủ tướng Boris Johnson của Anh Quốc,
nước chủ nhà của hội nghị quốc tế về khí hậu COP26, báo cáo lần này của GIEC là
một lời « cảnh báo nghiêm khắc nhất từ trước đến nay » về tác
động của hoạt động con người đối với hành tinh của chúng ta. Đây cũng là ý kiến
của chủ tịch COP26 Alok Sharma, trả lời phỏng vấn tờ báo The Observer hôm qua.
Hội nghị COP 21 sẽ diễn ra ở Glasgow vào tháng 11 tới.
***
Các nội dung liên
quan
Thế
giới phải thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều
Nóng
kỷ lục kéo dài, cháy lớn tại Canada và Mỹ : Hậu quả rõ ràng của Biến đổi khí hậu
.
Hội
Chữ Thập Đỏ: Mối họa biến đổi khí hậu còn lớn hơn cả Covid-19
No comments:
Post a Comment