Sunday 15 August 2021

GÓC KHUẤT TRONG BỨC TRANH KINH TẾ (Đỗ Ngà)

 


GÓC KHUẤT TRONG BỨC TRANH KINH TẾ   

Đỗ Ngà

14/08/2021  06:22    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=356740066129158&id=100116885124812

 

Theo báo VOV thì Tổng cục thống kê cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2021 Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ đô la. Theo báo Vneconomy thì hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thu mua ngoại tệ vào. Điều đáng nói là giá mua đô la Mỹ mà Ngân hàng Nhà nước mua vào ấy thấp hơn so với trước đây.

 

Ngoại tệ thì chảy ra ngoài qua qua đường ngoại thương, theo lý mà nói thì đô la Mỹ trong dân trở nên khan hiếm hơn, mà đô la khan hiếm thì giá đô la phải tăng chứ? Tuy nhiên, thực tế thì Ngân hàng nhà nước mua đô la Mỹ vào với giá thấp hơn bình thường, điều đó cho thấy đô la Mỹ trong dân đang thừa chứ không thiếu. Nếu nhìn bức tranh kinh tế ở góc độ xuất nhập khẩu thì thấy đô la đang ngày một khan hiếm hơn, nếu nhìn ở bức tranh kinh tế Việt Nam qua việc thu mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thì thấy đô la đang thừa. Vậy là sao? Có mâu thuẫn gì đây?

 

Việt Nam nhập siêu là thật, ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ giá thấp là sự thật. Vậy chắc chắn phải có nguyên nhân ẩn giấu làm cho đô la trong nước trở nên thừa thãi bất chấp đô la vẫn cứ chảy ra nước ngoài. Tại sao?

 

Thực ra đô la trong dân nó nằm trong túi các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều. Dịch bệnh bùng phát, trong khi đó chính quyền CS ra nhiều chính sách bất hợp lý như mô hình “3 tại chỗ”, mô hình “4 tại chỗ”, ra các loại thủ tục giấy tờ phi lý làm cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất ngưng hoạt động, nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ logistic bị chết ngạt, cảng Cát Lái bị nghẽn hàng hóa vv... nói chung là chuỗi cung ứng bị đứt gãy nên kéo theo doanh nghiệp phải nằm im cố duy trì sự tồn tại để chờ đợi lúc hết dịch sẽ trỗi dậy. Doanh nghiệp nào nội lực mạnh thì trụ còn nội lực yếu thì hụt hơi thôi.

 

Không nhập khẩu được thì đô la trong két của các doanh nghiệp trở nên nhàn rỗi, tuy không nhập khẩu nhưng doanh nghiệp vẫn cần tiền VNĐ để hoạt động cầm chừng. Không có thu nhập nhưng vẫn phải xuất tiền để mà duy trì sự sống cho doanh nghiệp thì ắt tiền VNĐ sẽ cạn và lúc đó doanh nghiệp phải bán đô lấy tiền nuôi doanh nghiệp thôi. Có thể nói các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hiện nay như gấu ngủ đông vậy, nó tự tiêu dần lớp mỡ dự trữ để sống sót. Nếu chính quyền CS vẫn còn dùng những chính sách sai lầm như những ngày qua thì hàng loạt doanh nghiệp sẽ chuyển từ trạng thái ngủ đông sang chết lâm sàng.

 

Hiện tượng đô la Mỹ trong dân trở nên thừa trong khi đô la vẫn cứ chảy ra nước ngoài, thì điều đó cho thấy các doanh nghiệp nhập khẩu cả Việt Nam đang bị “tan chảy”, họ đã dùng ngoại tệ có được để duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay bệ rạc lắm rồi, nó bệ rạc chỉ sau 45 ngày lockdown. Nguyên nhân là do đâu? Là bởi sự yếu kém của ĐCS.

 

-Đỗ Ngà-

 

------------------

Tham khảo:

 

7 tháng, cả nước nhập siêu 2,7 tỷ USD

https://vov.vn/.../7-thang-ca-nuoc-nhap-sieu-27-ty-usd...

.

KBSV: Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực mua vào ngoại tệ trong thời gian tới 

https://vneconomy.vn/kbsv-ngan-hang-nha-nuoc-se-tich-cuc...

.

Tắc nghẽn cảng Cát Lái chỉ là ‘giọt nước làm tràn ly'

https://www.thesaigontimes.vn/.../tac-nghen-cang-cat-lai.

 

 

24 BÌNH LUẬN  

.

===============================================

.

.

CÚ ĐÁNH BỒI NGOẠN MỤC   

Đỗ Ngà

13/08/2021  lúc 07:24  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=356111786191986&id=100116885124812

 

Đã là doanh nghiệp sản xuất thì phải có kết nối, kết nối với đầu vào và kết nối với đầu ra. Nguồi lây nhiễm vào xí nghiệp chính là 2 cổng kết nối trên. Đó là nguyên nhân các doanh nghiệp thực hiện mô hình “3 tại chỗ” vẫn bị bùng thành ổ dịch. Mà khi bùng thành ổ dịch thì chính quyền buộc doanh nghiệp phải ngưng sản xuất.

 

Trong thời kỳ dịch bệnh này, nhiều doanh nghiệp phải dừng vì 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân thứ nhất là dịch lây lan trong xí nghiệp; Nguyên nhân thứ hai là do phí sản xuất bị đẩy lên quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần bị vướng một trong 2 nguyên nhân thì họ đã dừng sản xuất chứ không phải vướng cả hai.

 

Doanh nghiệp bị lây nhiễm bệnh thì đương nhiên phải dừng sản xuất rồi, tuy nhiên doanh nghiệp không bị lây bệnh có thể họ cố gắng gồng gánh để giữ hợp đồng. Mô hình “3 tại chỗ” đã làm hàng loạt doanh nghiệp đuối sức và kêu trời xin chính quyền bỏ mô hình này. Tuy nhiên, sau khi họp bàn, ĐCS đã bỏ mô hình “3 tại chỗ” mà áp mô hình “4 tại chỗ”. Mô hình “3 tại chỗ là” là sản xuất tại cỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ, còn mô hình “4 tại chỗ" là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ và y tế tại chỗ. Chỉ mới buộc doanh nghiệp lo chi phí ăn tại chỗ, ở tại chỗ cho công nhân mà đã làm cho hàng loạt phải kêu trời thì khi chất thêm chi phí y tế tại chỗ nữa sao họ chịu nổi? ĐCS đã “tháo gỡ áp lực” cho doanh nghiệp bằng cách chất thêm áp lực lên lưng họ. Đây rõ ràng là cú đánh bồi mà đảng dành cho những doanh nghiệp khốn khổ.

 

Thực tế, nhà tù vẫn có y tế tại chỗ, vậy mà họ vẫn không kiểm soát được bệnh thì liệu khi thêm gánh nặng “y tế tại chỗ” doanh nghiệp có chặn được dịch không? Hệ thống y tế nhà tù là dịch vụ luôn đi kèm với sự tồn tại của nhà tù, cho nên khi dịch bùng phát, y tế nhà tù không cướp lấy nhân lực của y tế của xã hội. Còn y tế tại chỗ cho doanh nghiệp thì sao? Nếu chính quyền CS buộc doanh nghiệp phải thực hiện “y tế tại chỗ” thì tất nhiên họ phải lôi kéo nhân lực y tế ngoài xã hội vào để phục vụ cho công nhân. Mà hiện nay nhân lực y tế ngoài xã hội vốn đã thiếu trầm trọng thì khi các doanh nghiệp rút lấy thì xã hội lại càng thiếu hơn. Rõ ràng là ĐCS đang cố “móc lỗ chân voi lấp lỗ chân trâu”. Kết quả là tổng lượng thiếu hụt nhân viên y tế cho toàn xã hội vẫn không thay đổi mà doanh nghiệp thì lại dễ rụng hơn.

 

Đối phó với dịch cần phải biết dùng cái đầu. Phải bình tĩnh, phải vứt bỏ thói kiêu ngạo, phải có tinh thần học hỏi những nước đi trước. Càng lúng túng thì càng thiếu sáng suốt, mà thiếu sáng suốt thì ra nhiều chính sách sai lầm gây khổ cho dân, gây áp lực quá lớn cho hệ thống y tế và đặc biệt là làm cho nền kinh tế gãy vụn. Qua những chính sách sai lầm nối tiếp sai lầm trong hơn 40 ngày qua cho thấy, ĐCS vô năng, họ phá hoại nhiều hơn xây dựng. Dân quá khổ rồi, ĐCS xứng đáng bị lôi cổ xuống huyệt và lấp đi./.

 

-Đỗ Ngà-

 

--------------

 

Tham khảo:

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đến nay "3 tại chỗ" vẫn là một phương án tốt

https://vneconomy.vn/thu-truong-bo-cong-thuong-den-nay-3...

.

'3 tại chỗ' vì sao nhiều ca F0, doanh nghiệp phải dừng sản xuất?

https://tuoitre.vn/3-tai-cho-vi-sao-nhieu-ca-f0-doanh...

.

Doanh nghiệp ở Đồng Tháp phải đảm bảo “4 tại chỗ” sau ngày 15/8

https://vov.vn/.../doanh-nghiep-o-dong-thap-phai-dam-bao...

 

 

29 BÌNH LUẬN 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats