17/07/2020
Dù vẫn là anti-Trump nhiệt
thành tôi phải công nhận Trump/Trump administration trong mấy ngày qua đã làm
được 3 việc tốt/đáng khen.
Thứ nhất (khó nhất) là Trump đã chịu đeo khẩu trang khi ra ngoài. Dù đây chỉ là
biểu tượng nhưng rất quan trọng bởi các “thần dân” của ngài chỉ nhìn vào tấm
gương của lãnh tụ chứ chẳng cần lý lẽ/chứng cứ khoa học gì sất. Một khảo sát hồi
đầu tuần này cho thấy tỷ lệ người thuộc phe Cộng hòa chịu đeo khẩu trang ra đường
đã tăng từ 35% lên 45% trong vòng 2 tuần, chưa nhiều nhưng có tiến bộ đáng kể.
Thứ hai (dễ nhất) là ICE đã rút lại thông báo buộc F1/M1 students phải rời Mỹ
nếu chuyển sang học online hoàn toàn. Mọi lập luận bảo vệ cho cái thông báo “nhẫn
tâm” đó chứng tỏ đã sai, ICE hoàn toàn có thể viện dẫn tình trạng khẩn cấp để
tiếp tục gia hạn Guideline công bố ngày 13/3 mà không hề phạm luật. Chỉ sau 5
phút xuất hiện trước tòa ICE đã lùi bước trước Harvard/MIT (và 17 tiểu bang đã
chính thức khởi kiện sau đó).
Thứ ba là cái mà dân VN ai cũng hồ hởi mấy ngày nay, báo chí quốc tế cũng xôn
xao không kém. Nhưng nếu đọc kỹ các bình luận của “dân trong nghề” (như Piling,
Dutton, Hayton, Panda) sẽ thấy họ có cùng nhận định là tuyên bố này của Pompeo
không nêu ra vấn đề gì mới/đột phá mà chỉ là những quan điểm Mỹ vẫn giữ bấy lâu
nay, có chăng là với lời lẽ “đanh thép” hơn. Về bản chất nói các hành động/tuyên
bố của TQ về chủ quyền trên Biển Đông “inconsistent with international laws”
hay “unlawful” tương đương nhau, nhưng tất nhiên “unlawful” nghe “sướng tai”
hơn với người Việt.
Còn nhớ cách đây vài tuần
đại sứ Mỹ ở LHQ Kelly Craft gửi một công hàm phản đối TQ có nội dung gần như
tương tự tuyên bố vừa rồi của Pompeo, phủ nhận “historical right” của TQ (nghĩa
là đường 9 đoạn) và tất cả “maritime claims” ngoài 12 hải lý quanh các đảo (dân
mạng VN rộ lên một hồi rồi nhanh chóng quên mất). Hay xa hơn nữa từ cuối năm
2016 Mỹ cũng đã có một cái Note Verbale tương tự phản đối các claims của TQ, viện
dẫn phán quyết của tòa trọng tài PCA. Nói vậy để thấy quan điểm chính thức và
nhất quán của Mỹ từ trước đến nay không đổi, những vụ FONOPs mà hải quân Mỹ thực
hiện ở Biển Đông trong bao năm nay và các tuyên bố miệng khác khẳng định điều
đó. Về mặt pháp lý tuyên bố mới đây của Pompeo không hơn gì những lần trước.
Thực ra đọc kỹ bản tuyên
bố vừa rồi tôi có cảm giác Mỹ đưa ra cái này để ve vãn/ủng hộ Philippines hơn
là giúp VN và các nước ASEAN khác. Trong khi chữ Vietnam chỉ được nhắc đến 1 lần,
toàn bộ điểm 1 trong 3 điểm tuyên cáo là để ủng hộ Philippines. Các khẳng định
trong điểm 1 vô cùng mạnh mẽ, xác nhận lại vùng biển mà TQ tranh chấp nằm
trong EEZ và continental shelf của Phi và những hành động “harassment” của TQ với
Phi là “unlawful”. Quan trọng hơn Pompeo khẳng định Mischief Reef và Second Thomas
Shoal hoàn toàn thuộc về Philippines (“fully under the Philippines’ sovereign
rights and jurisdiction”). Hà Nội chắc đang rất ghen tị với Manila vì Pompeo
không nói như vậy với bất kỳ đảo nào của VN ở HS hay TS.
Điểm thứ hai khẳng định lại lập trường của Mỹ tất cả các đảo ở TS chỉ là “rock”
theo định nghĩa của UNCLOS nên chúng không có EEZ mà cùng lắm chỉ có 12 hải lý
territorial water. Bởi vậy Mỹ phủ nhận đòi hỏi bất kỳ quyền quản lý/khai thác
nào của TQ trên 4 vùng biển trên Biển Đông (trong đó có bãi Tư Chính của VN). Rất
tiếc Mỹ không nói bãi Tư Chính nằm trong EEZ của VN mà chỉ nhắc đến EEZ của
Brunei. Dẫu sao Mỹ cũng đứng về phía VN (và ASEAN) khi cho rằng việc TQ cản trở
các nước khai thác (hải sản/dầu khí) ở 4 khu vực này là “unlawful”. Có điều tuyên bố mạnh miệng này
đến trễ 2 năm sau khi VN buộc phải yêu cầu Repsol rút khỏi Tư Chính khi bị TQ
bully (và VN đã phải bồi thường kha khá cho Repsol).
Điểm thứ ba phủ nhận một điều nực cười lịch sử mà Bill Hayton đã viết rất kỹ trong
quyển The South China Sea của ông: TQ “nhận vơ” bãi đá ngầm James Shoal là điểm
cực nam lãnh thổ của họ chỉ vì một lỗi nhầm dịch thuật gần một thế kỷ trước.
Pompeo rất chính xác khi khẳng định rằng James Shoal chưa và sẽ không bao giờ
có thể là “lãnh thổ” của TQ (hay bất kỳ quốc gia nào khác) bởi nó nằm sâu 20m
dưới mặt biển. Nhưng ngay cả quan điểm này của Mỹ cũng không mới, nó đã từng được
công bố trong Note Verbale trước đây chỉ không có chữ “unlawful”.
Nói như vậy không có
nghĩa tôi cho rằng tuyên bố của Pompeo không quan trọng. Ngoài ngôn ngữ đanh
thép không còn tí “ngoại giao” nào thể hiện bản chất hawkish của Pompeo (tương
tự như Bolton), rất có thể Pompeo muốn “dằn mặt” một kế hoạch nào đó mà TQ đang
âm thầm chuẩn bị để tiếp tục bành trướng trên Biển Đông. Còn nhớ cách đây chưa
lâu Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, đã đưa ra mấy
phương án “dọa” VN. Ngoài việc gia tăng bully và triển khai khai thác dầu khí ở
Tư Chính, Sĩ Tồn ám chỉ sẽ bao vây cắt tiếp viện cho các đảo TS mà VN đang đóng
giữ, dấu hiệu cho thấy TQ sẵn sàng dùng vũ lực như năm 1988. Lập ADIZ trên BĐ
chỉ là vấn đề thời gian.
Một động tác khiêu khích
nữa mà Ngô Sĩ Tồn úp mở là TQ có thể tuyên bố đường cơ sở bao quanh toàn bộ quần
đảo TS, nghĩa là sẽ hoàn toàn ignore UNCLOS. Điều này làm tôi nhớ lại một dự
báo hồi năm 2013 là nếu thua nặng Philippines trong vụ kiện ở PCA TQ có thể sẽ
rút khỏi UNCLOS vì không còn thấy lợi ích gì từ tổ chức này nữa. Tình hình quốc
tế hiện nay, nhất là quan hệ Mỹ-Trung, đã xấu đi nhiều so với thời điểm đó, bởi
vậy khả năng này bây giờ có xác suất cao hơn. Mà như vậy VN sẽ chẳng còn cửa
nào kiện tụng nữa vì sẽ phải đối mặt với một kẻ bully bất chấp luật lệ.
Chính điều này làm tôi phải
cảm ơn Trump/Pompeo khi đưa ra tuyên bố ngày thứ Hai vừa rồi bởi một chi tiết rất
quan trọng mà không mấy ai để ý. Trong tuyên bố này Pompeo hoàn toàn không nhắc
đến UNCLOS dù mọi lập luận đều liên quan đến công ước này. Một phần vì lý do “tế
nhị” bởi Mỹ không/chưa phê chuẩn UNCLOS (và đã từng vi phạm nó), nhưng đây cũng
có thể là một cách đánh tiếng rằng kể cả TQ có xé bỏ luật pháp quốc tế (UNCLOS)
Mỹ không cần viện dẫn đến nó vẫn coi những hành động bully đó là “unlawful”. Và
như Ankit Panda viết, chính sách của Mỹ về BĐ sẽ “outlast Trump administration”
nên TQ đừng mong sau kỳ bầu cử tháng 11 này sẽ có thay đổi.
Bản tuyên bố này được công bố chính thức hôm thứ
Hai 13/7 nhưng nội dung của nó đã được lưu truyền từ tuần trước trong giới ngoại
giao ở DC. Bài báo của tổng biên tập Hoàn cầu Hồ Tích Tiến lên giọng “dạy bảo”
VN xuất hiện chỉ 1 ngày trước đó nhiều khả năng không phải tình cờ. Hai bên đã
ngửa bài rồi, còn VN phải đợi sau đại hội đảng mới biết sẽ cứng hay mềm trên BĐ
và có dám quay lại Tư Chính hay không.
Tuyên bố có nói tới
UNCLOS đó chứ, chủ yếu là qua phán quyết The Hagues, mà phán quyết này hoàn
toàn dựa vào UNCLOS. "an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law
of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s
maritime claims as having no basis in international law."
----------------------
NGUỒN :
STATE.GOV
PRESS STATEMENT
JULY 13, 2020
No comments:
Post a Comment