Trương
Nhân Tuấn
17/07/2020
Tuyên bố lập trường của Mỹ
về Biển Đông hôm đầu tuần này thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc
gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa PCA. Điều này tôi có nói
hôm kia.
Nguyên thủy, ngay sau khi
Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye ra phán quyết 12/7/2016, chính phủ Obama đã
có tuyên bố ủng hộ. Gần 4 năm sau chính phủ của Trump mới nhắc lại nội dung
này, bằng giọng điệu “nghiêm khắc”, một cách rõ rệt những yêu sách của TQ ở Biển
Đông đã bị Tòa bác bỏ.
Tuy nhiên tuyên bố lập
trường của Mỹ đã không nhắc tới một số chi tiết quan trọng liên quan đến các
hành vi “ngồi xổm” lên luật của TQ.
Thứ nhứt là chi tiết “vùng nước quần đảo”.
Phán quyết 12-7-2016 của
Tòa PCA đã chỉ ra rằng TQ không có quyền yêu sách “vùng nước quần đảo”, (như đã
vạch ở Hoàng Sa), đơn giản vì TQ không phải là “quốc gia quần đảo”. Qui ước của
UNCLOS về “vùng nước quần đảo” chỉ áp dụng cho “quốc gia quần đảo” mà thôi (mà
TQ không phải là quốc gia quần đảo).
Thứ hai là “tình trạng pháp lý – statut juridique”
của các cấu trúc “nhân tạo”. Qui ước của UNCLOS không cho phép các cấu trúc nhân tạo có lãnh hải,
vùng kinh tế độc quyền hay thềm lục dịa riêng.
Tuyên bố lập trường của Mỹ
có đoạn (dẫn từ bản dịch của BBC): “Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung
Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà
Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu
sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó)”.
Việc này gây hiểu lầm là
Mỹ nhìn nhận chủ quyền của TQ ở (một số) đảo thuộc TS đồng thời (mặc nhiên)
nhìn nhận các đảo nhân tạo có lãnh hải 12 hải lý.
Nhắc lại là các bãi đá
này TQ đã chiếm của VN bằng vũ lực năm 1988.
Luật quốc tế có nguyên tắc
“ex injuria jus non oritur – unjust acts cannot create law”. Ta hiểu đại khái
“lẽ phải không thể phát sinh từ một hành vi bá đạo”.
Tức là vì lý do TQ vi phạm
Hiến chương LHQ, qua việc xâm lăng các đảo của VN bằng vũ lực. Tất cả các yêu
sách của TQ dựa trên các đảo này đều trái với pháp luật.
Mặt khác, dưới thời
Obama, Tập Cận Bình đã phải nhượng bộ Mỹ, qua “tuyên bố đơn phương” năm 2015 sẽ
“không quân sự hóa” các đảo này.
Dĩ nhiên “tuyên bố đơn
phương” của Tập là một tuyên bố về “ý định”. Tức là tuyên bố này không có hiệu
lực ràng buộc (như công hàm 1958 của PVĐ là một tuyên bố về lập trường).
Rốt cục các đảo nhân tạo
của TQ đã được quân sự hóa dưới thời Trump.
Dầu vậy Mỹ vẫn có thể ép
buộc TQ giữ lời hứa. Bởi vì Mỹ đã “im lặng” về “tình trạng pháp lý” của các bãi
đá mà TQ đã chiếm của VN bằng vũ lực. Tức là Mỹ có thể kiện TQ để TQ tuân thủ
việc này.
Rõ ràng ta thấy tuyên bố 14-7 của Mỹ về các yêu sách của TQ ở Biển Đông
có nhiều thiếu sót quan trọng. Khó có thể thuyết phục được các quan sát viên rằng đây là một phần
trong sách lược “Ấn Độ – Thái Bình dương tự do và rộng mở” của Mỹ.
Phát ngôn nhân TQ vừa
tuyên bố cho biết TQ sẽ tuân thủ nội dung thỏa ước kinh tế đợt 1 đã ký hồi đầu
năm với chính phủ Trump.
Bóp chẹt, ra giá trên trời
bán giá dưới đất hay đưa lên cao rồi đâp mạnh xuống… là các thủ thuật nghe
“quen quen”. Hình như nó nằm trong cuốn “nghê thuật thương thuyết” của tác giả
(bá vơ) nào đó…
No comments:
Post a Comment