Song
Phan
19/07/2020
Trong tuyên bố của Bộ
Ngoai giao Mỹ có một điểm khá tế nhị, dễ bị hiểu lầm là Mỹ đã đi ngược với lập
trường trước nay của họ về giữ trung lập trong mọi tranh chấp về chủ quyền lãnh
thổ. Đó là viêc họ tuyên bố không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Tàu Cộng đối
với bãi ngầm James (Tàu Cộng gọi là ‘Tăng Mẫu than’ mà thật ra Tăng Mẫu/ Zhānmǔ chỉ là phiên âm theo tiếng
Tàu của James thui!), bãi Tư Chính, bãi Luconia…, đăc biệt là đá Vành Khăn và
bãi Cỏ Rong mà Mỹ còn nói rõ là hai thể địa lý này thuộc quyền chủ quyền và quyền
tài phán của Philippines nữa. Quá rõ là thiên lệch chớ còn gì nữa.
Thật ra, ở đây có điểm tế
nhị như tôi đã nói. Theo cách hiểu thông thường thì khi thấy tên các thể địa
lý biển (tiếng Anh là ‘feature’ mà nhiều người dịch là ‘thực thể” – dễ nhầm
với ‘entity’ hay ‘cấu trúc – dễ nhầm với ‘structure’) có đi kèm với các từ
‘bãi’ (bank), ‘đá’ (reef), ‘bãi cạn’ (shoal/cay)… thì mọi người đều nghĩ đó
là lãnh thổ (territory), tức có thể lấy làm sở hữu (appropriate) hay đòi chủ
quyền (claim sovereignty) được. Tuy nhiên theo luật thì không hẳn như vậy
mà nói chung phải xem xét chúng có nằm trên mặt biển mọi lúc hay không thì mới
có thể nói đó là ‘lãnh thổ’ và từ đó mới có thể đòi chủ quyền được.
Nếu thể địa lý nào nằm
dưới mặt biển, ngay cả chỉ vào lúc triều cao (loại thể địa lý này thuật ngữ
pháp lý gọi là ‘bãi triều thấp’ (low tide elevation – LTE)) mà không gần lãnh
thổ thứ thiệt nào, thì bất kể tên gọi là gì, dù là ‘bãi’, ‘đá’, hoăc thậm
chí ‘đảo’… như Tàu Cộng có khi gọi Vành Khăn, thì thể đia lý đó chỉ được xem
là… ‘một phần của đáy biển’ (part of the seabed) theo UNCLOS, không phải là
‘lãnh thổ” theo nghĩa luật pháp.
Nếu hiểu đúng như trên
thì có thể thấy phát biểu của Mỹ, dù bề ngoài có vẻ dính dáng tới vấn đề lãnh
thổ, thực tế hoàn toàn không liên quan đển lãnh thổ mà chỉ liên quan tới các
vùng biển (maritime space) và do đó chẳng đi ngược tí nào với lập trường
trung lập về vấn đề chủ quyền.
Nếu đọc kỹ phát biểu của
Mỹ khi nói về Vành Khăn và Cỏ Mây thì thấy họ chỉ nói Philippines có QUYỀN chủ
quyền (‘sovereignty RIGHTS) và quyền tài phán (jurisdiction) đối với hai thể
địa lý này (những thứ mà nước chủ nhà có trong EEZ theo quy định của
UNCLOS) chứ không hề nói có CHỦ QUYỀN (SOVEREIGNTY) – thứ mà chỉ với lãnh thổ
thứ thiệt và lãnh hải thì nước chủ nhà mới có thể đòi.
Đối với các ‘lãnh thổ’
ngoài biển đúng nghĩa (tức là ít nhất có phần nằm trên mặt biển mọi lúc), tuyên
bố của Mỹ cũng hàm ý Tàu Cộng hay nước nào khác đều yêu sách được miễn không ảnh
hưởng / phương hại đến yêu sách của nhau (dĩ nhiên Tàu hay các nước cũng phải
có cơ sở hậu thuẫn cho yêu sách đó, còn sơ sở đó có phù hợp hay không là chuyện
của các nước liên quan thương lượng với nhau hay nhờ bên thứ ba/ tòa phân xử.
Đó không phải là việc của
Mỹ, dù Mỹ là nước hiện nay đứng đầu thế giới. Dây vào đó, với mớ bong bong ‘chứng
cớ lịch sử’ của các bên cùng những quy định pháp lý rắc rối thì không dễ lần
ra, lại bị các nước dè biểu là ‘anh cả đỏ’, chẳng hay ho và lơi lộc gì).
Nói thêm: Nếu chúng ta có theo dõi, trong những lần Mỹ thực hiện tự do đi lại
(FONOP) trong vòng 12nm của đá Subi (vốn là một LTE nhưng cách Sandy Cay
dưới 12 nm), Mỹ chỉ đi qua vô hại thôi, vì theo UNCLOS, ngấn nước triều
thấp của Subi có thể dùng để vạch đcs cho Sandy. Do đó, vùng biển trong
vòng 12nm của Subi có thể là lãnh hải của Sandy. Vì vậy, Mỹ không thể
đi qua đó có kèm diễn tập quân sự vì điều đó sẽ vi phạm chủ quyền nước sở
hữu Sandy (bãi này PLP không khảo sát kĩ cho là LTE nhưng PCA 2016 phán là đá
nên có lãnh hải).
Nói tóm lai, chuyên đòi
‘lãnh thổ thứ thiệt’ ở Biển Đông là chuyện của các nước với nhau, nếu có tranh
chấp thì giải quyết bằng thương lượng hòa bình hoăc nhờ bên thứ 3/tòa quốc tế,
phân xử, nếu không dùng vũ lưc cưỡng chế, cưỡng ép thì Mỹ không can thiệp vì đó
không là chuyên của Mỹ. Còn vươt quá 12 nm các ‘lãnh thổ thứ thiệt’ đó ở TS
(PCA 2016 phán không có thể địa lý nào ở Trường Sa là đảo đúng nghĩa để được hưởng
EEZ 200 nm, dù Hoàng Sa cũng có thể như vậy nhưng chưa có phán quyết của tòa
nên Mỹ đã cẩn thận chỉ ghi Trường Sa không ghi Biển Đông) thì Mỹ cứ theo luật,
căng thẳng mưc tàu, vì bảo vệ luật pháp qt là nghĩa vụ tất cả các nươc trong đó
có Mỹ…. Ngắn gon, territory claim thì các nước giải quyết với nhau, Mỹ nói
chung không xía vào; maritime claim thì Mỹ theo luật, căng thẳng mưc tàu.
No comments:
Post a Comment