Isabelle
Lassere (le Figaro)
Phong Uyên chuyển ngữ
Phong Uyên chuyển ngữ
24/07/2020
Năm 1347, trong trận bao
vây cửa khẩu Caffa thuộc thành Gene, Djanibeg, một cháu nội của Thành Cát Tư
Hãn, đã khai mào cuộc chiến tranh vi trùng đầu tiên trong lịch sử khi bắn xác
những người bị chết vì dịch hạch qua tường thành, khiến thủy binh Gene phải bỏ
chạy qua Marseille Âu châu và Constantinople Cận Đông, làm lan tỏa khắp Âu châu
đại dịch hạch thứ hai trong lịch sử loài người. Cũng có nguồn nói rằng đại dịch
đó, kéo dài từ năm 1347 đến năm 1352, giết một phần ba dân số Âu châu, bắt nguồn
từ những con chuột bị bệnh, đã đi theo hàng hóa qua đường tơ lụa, xâm nhập vào
châu Âu.
Điều chắc chắn mà các nhà
sử học và các nhà dịch tễ học đều đồng ý, là "cái chết đen" (sở dĩ gọi
như vậy là vì tay và ngón chân người chết đều tím đen), cũng bắt đầu từ Vũ Hán
Hồ Bắc Trung Quốc, tràn lan khắp địa cầu, hệt như phần nhiều những đại dịch, dịch
hạch, dịch cúm, dịch côvít, từ thời Trung cổ đến bây giờ, gây tai họa cho toàn
thế giới. Trung Quốc đã cho thế giới cả thẩy hai đại dịch hạch, bốn đại dịch
cúm và hai côvít "khởi đầu" (Sras, Côvit-19) "Một số lớn những
đại dịch virut, influenza và côvít, đều xuất phát từ Tàu", nhà virut học
Bruno Lina, nhân viên hội đồng khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Lyon, khẳng định
như vậy.
Không có Côvít-19. Trung
Quốc viết lại lịch sử như vậy để làm cho người ta quên là TQ là nguồn gốc một đại
dịch đầu tiên đã làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu bỏ những
thời gian mới đây để tìm sâu trong quá khứ dịch tễ của TQ, thì người ta sẽ thấy
TQ, bất cứ ở thời đại nào, cũng là nơi chốn phát sinh và truyền bá chánh của mọi
bệnh tật. Đúng là cơn đại dịch hạch toàn thế giới đầu tiên dưới thời Hoàng đế
Justinien thế kỷ thứ VI, bắt đầu từ Ai Cập, đã làm suy nhược đế quốc Bysantin.
Nhưng chính TQ đã đẻ ra, sau đai dịch hạch 2, đại dịch 3 và đại dịch 4 năm 1855
ở Vân Nam. Sau khi truyền tới Hồng Kông năm 1894, đại dịch 4 này lan truyền khắp
cả mọi cửa khẩu trên thế giới.
Như đa số những dịch tễ
trên thế giới (dịch tả, cúm, đau màng óc), dịch hạch lan truyền từ Đông qua
Tây. Dịch hạch được truyền từ những con rận của chuột nó theo những lái buôn
thuộc tầng lớp thấp nhất trong một nước Tàu quá đông người, súc vật với người ở
lẫn lộn với nhau, khi họ vận chuyển trên những nẻo đường buôn bán.
Trung Quốc cũng là lò
phát sinh cho thế giới những đại dịch cúm mà một phần lớn gắn bó với một con vi
rút đi từ chim tới heo rồi từ heo tới người. Đại dịch Cúm H2N2 đầu tiên xẩy ra
năm 1890 ở Thượng Hải trước khi truyền qua Nga rồi Âu châu. Năm 1957, "cúm
Á đông" bắt đầu từ Quí Châu (Tây nam Tàu), lan truyền dần dần khắp châu Á,
rồi tới Úc trước khi tới Bắc bán cầu. Dịch cúm này đã làm chết 3 triệu người
trên trái đất. Năm 1968, cúm Hồng Kông cũng bắt đầu từ gà vịt, làm chết 1 triệu
người, trong số đó có 30 ngàn người Pháp. Số người chết vì đại dịch đó cũng bắng
số người chết vì Côvít-19. Nhưng thời đó mọi người đều thờ ơ, chả có ai nhắc đến
và không gây hậu quả xấu cho kinh tế thế giới. Bruno Lina, chuyên viên Virut bv
Đai học Lyon cũng nghi ngờ là có thể khi làm những thử nghiệm để chế vắcsin chống
H1N1, các nhà khoa học TQ đã vô tình làm biến đổi con virut đó thành Côvít 19,
mặc dầu những người này không thừa nhận mình là cha đẻ của con virut này.
Tháng 2 năm 2003, một trường
hợp Hội chứng khó thở nặng cấp tính (SRAS) được xác định tại bệnh viện Pháp Việt
ở Hà Nội. Người bị hội chứng này đến từ Quảng Đông TQ và bị từ tháng 11-2002.
Cô vít này đem bất ngờ cho các nhà khoa học, vì từ trước tới nay những loại
virut này chả làm ai sợ hãi, chỉ gây ra cảm sốt thông thường. Nhưng với Sras,
các bác sĩ chuyên khoa khám phá ra là nó có thể làm không thở được và rất lây.
80% những người bị nhiễm Cô vít loại mới này, là người ở TQ hay ở Hồng Kông, bị
lây khi ăn thịt những con cầy xạ hương mua sống trong lồng, rất đắt, ở ngoài chợ.
Những con cầy này bị nhiễm virut từ những con dơi.
Khi nào cũng vậy, cách
lan truyền giống hệt nhau: Những thú vật hoang dã được bán sống ở ngoài chợ trời,
được coi là thịt tươi và hảo hạng, không biết là sự sống chung lẫn lộn giữa người
và mọi động vật, bất kể còn sống hay chết, vật nuôi trong nhà hay hoang dã, rắn
rết, dơi, chuột... là cơ hội tốt cho sự lan truyền của mọi vi sinh vật mang bệnh
truyền nhiễm " Những thú vật hoang dã truyền virut cho những vật
được nuôi trong chuồng, trong trại khi không bán hết được đem
trở về ". Gs Raymond Tellier,nhà vi trùng học đại học Mac Gill Canada
nói với báo Le Devoir như vậy.
Tháng 2 năm 2020 giữa đại
dịch, chính phủ TQ đã cam kết cấm buôn bán và ăn thịt các động vật hoang dã.
Nhưng cho tới bây giờ lệnh đó vẫn chưa được ban hành ở các tỉnh Trung Quốc. Năn
2003 cũng đã cho ra một đạo luật cấm đoán như vậy mà cho tới bây giờ vẫn chả ai
biết cả hay làm lơ không biết. Phải biết là mua bán, ăn thịt các động vật hoang
dã đem lại mỗi năm 100 tỉ đô và tạo công ăn việc làm cho cả mấy triệu người
Tàu.
Dịch giả gửi tới Dân Luận
No comments:
Post a Comment