Trà Mi biên dịch
Posted on July
24, 2020
.
John Oquist minh họa
“Khi Trung Hoa đang đào hố, Hoa Kỳ không nên vật lộn
với Bắc Kinh để giành lấy cái xẻng.”
Ryan Hass
*
Trong nhiều trường hợp,
Hoa Kỳ không cần thiết phải trả đũa và nó phản tác dụng. Khi họ luồn xuống thấp,
chúng ta phải đứng cao lên.
Đại dịch coronavirus sẽ định
hình lại vị trí của Trung Hoa ở trong nước và trên trường quốc tế như thế nào?
Tương lai quan hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa và trật tự quốc tế sẽ ra sao?
Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản
Trung Hoa (ĐCSTH) trước hết quan tâm đến sự sống còn của họ ở trong nước. Từ cuối
những năm 1970, giới lãnh đạo ĐCSTH đã dựa vào sự phát triển, chủ nghĩa dân tộc
và sự ổn định để biện minh cho sự cai trị độc tài, nhưng những cột trụ này thường
là đối lực với nhau. Không phải là một khối đồng nhất, ngay từ đầu, Trung Hoa gồm
1,3 tỷ người, 31 tỉnh và một chế độ phải vật lộn khó khăn với sự đa dạng trong
nội bộ, phải dùng đến sự ép buộc, thuyết phục và sự kết nạp để duy trì quyền lực.
Đại dịch coronavirus bùng
phát ở Vũ Hán là một cú sốc đối với trạng thái cân bằng không bền này – đánh mất
sự hỗ trợ của đại chúng cũng như của giới tinh hoa đối với cách ĐCSTH cai trị
dưới thời Xi Jìnping习近平 (Tập Cận Bình). Sự chậm
trễ ban đầu của chính phủ Trung Hoa trong việc xác nhận bằng chứng lây truyền từ
người sang người và sự bịt miệng những bác sĩ địa phương đã cố gắng thông báo
cho các đồng nghiệp của họ về một loại virus mới giống SARS, đưa đến những chỉ trích sắc
bén về chủ nghĩa độc tài kiểu Trung Hoa và cuộc kêu gọi trên mạng xã hội
Trung Hoa đòi Xi từ
chức (đường dẫn đến bài viết bằng Trung văn).
Nhưng thành công sau đó của
ĐCSTH trong việc ngăn chặn virus, đặc biệt là khi các quốc gia khác đang vật lộn
với đại dịch, đã khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc và nhóm tuyên
truyền của Trung Hoa tuyên bố sự
ưu việt của những nỗ lực của Trung Hoa – và hệ thống của họ – để chống
lại dịch bệnh. Trong khi đó, ĐCSTH đã bịt
miệng những nhà phê bình thẳng thắn như ông trùm bất động sản đã nghỉ
hưu Rén Zhìqiáng 任志强 (Nhậm Chí Cường) và người
hoạt động pháp lý Xǔ Zhìyǒng (Hứa Chí Vĩnh).
Bước ngoặt sang chủ nghĩa
dân tộc này đã khiến cả thế giới càng hoài nghi hơn nữa. Trong khi một số người
ca ngợi sự tiến bộ của Trung Hoa trong việc kiểm soát dịch bệnh, những người
khác tiếp tục chỉ trích những sai
lầm ban đầu của nó, gồm cả những sự có thể gọi là che đậy. Ngày nay, Bắc
Kinh phải đối phó với nhưng lời kêu gọi từ khắp nơi trên thế giới đòi mở cuộc điều
tra độc lập về nguồn gốc của sự bùng phát đại dịch coronavirus và thậm
chí đòi bồi
thường vì đã giải quyết dịch bệnh sai lầm lúc ban đầu. Phản ứng hiếu
chiến của Trung Hoa chỉ làm trầm
trọng thêm sự ngờ vực của thế giới.
Tính thần kỳ thị chống
ngoại bang ở Hoa lục đã làm suy yếu thêm hình ảnh Trung Hoa ở nước ngoài, gồm cả
việc trục xuất và quấy rối người di
cư châu Phi tại Quảng Châu. Những phản ứng hung hăng nặng tinh thần chủ
nghĩa dân tộc của Trung Hoa đối với các yêu cầu nhận trách nhiệm ngày càng tăng
ở nước ngoài và các dấu hiệu bài ngoại trong nước đã làm suy yếu nỗ lực của
Trung Hoa để tạo ra một hình ảnh nhân từ, bất chấp “chính sách ngoại
giao mặt nạ” của họ và các nỗ lực có
phối hợp khác. Mặc dù Bắc Kinh đã phần nào làm dịu đi những lời hoa mỹ
về chủ nghĩa dân tộc sau những phản
ứng dữ dội ở trong nước và của thế giới, phủ nhận mọi ý định xuất cảng mô hình đối
phó với coronavirus của họ, ngay
cả báo cáo nội bộ của Trung Hoa cũng cho thấy ác cảm của thể giới đối với Trung
Hoa đang ở mức cao nhất kể từ năm 1989.
Phản ứng của Trung Hoa với đại
dịch tiết lộ những gì về ý định của họ
Phản ứng với coronavirus
của ĐCSTH đã đẩy ĐCSTH ra khỏi sự phụ thuộc vào sự tăng trưởng nhanh chóng, lần
đầu tiên ở số âm trong
quý đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Nó cũng đã làm rõ thứ tự ưu tiên giữa chủ
nghĩa dân tộc và an toàn công cộng. ĐCSTH đặt sự an toàn và ổn định lên hàng đầu,
thậm chí trấn
áp những tin đồn về thuyết âm mưu trong phản ứng ban đầu. Tuyên truyền
dân tộc chủ nghĩa và “ngoại
giao chiến lang” chỉ đến sau khi tình hình sức khỏe cộng đồng đã ổn định
và sự bất ổn tiềm tàng đã lặng xuống.
Những gì đã xảy ra là một
nỗ lực rất hung hăng để đánh bại những chỉ trích của quốc tế về ĐCSTH. Liệu điều
này thể hiện một sự thay đổi cơ bản trong chiến lược Bắc Kinh – hay vẫn là một
sự tiếp tục? Như tôi đã viết
trên Foreign Affairs vào mùa hè năm ngoái, ĐCSTH đi tìm một thế giới an
toàn cho chế độ chuyên quyền – trước hết là tự bảo vệ chính họ trước nguy cơ
khuếch tán của dân chủ và nỗ lực của nước ngoài để lật đổ ĐCSTH bằng “diễn biến
hòa bình”. Nhưng nỗ lực này để bảo vệ sự cai trị của ĐCSTH ở Hoa lục cũng ngày
càng có phạm vi quốc tế – cả hai để duy trì sự ủng hộ đối với ĐCSTH và làm lắng
dịu các thách thức của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, vốn là mối đe dọa đối
với an ninh của chế độ. Ngoại giao Trung Hoa và những đóng góp cho việc quản trị
toàn cầu cũng đã tìm cách phóng chiếu một hình ảnh lãnh đạo toàn cầu, trong đó
các cuộc thăm
dò cho thấy công chúng Trung Hoa trong nước ngày càng coi là có giá trị.
Khác xa với một sự “đồng
thuận tưởng tượng của Bắc Kinh”, có một loạt các ý kiến trong nước – với một số người ủng
hộ một nỗ lực tích cực hơn nhiều để tuyên bố và thúc đẩy một mô hình
Trung Hoa. Những người khác ở trong khối tự do của quang phổ cho
rằng thành công của Trung Hoa có được nhờ vào việc giải phóng thị trường
và doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn là những nỗ lực do nhà nước chỉ đạo.
Dưới thời Xi, giới lãnh đạo
Trung Hoa đã ngày càng cổ súy một
“giải pháp” Trung Hoa, gồm cả việc “mở một con đường mới cho các nước đang phát
triển khác để đạt đến sự hiện đại hóa”. Tuy nhiên, ông Xi và những người phát
ngôn khác của Trung Hoa đã thẳng thừng
phủ nhận mọi ý định xuất cảng mô hình này hoặc đòi những người khác
sao chép phiên bản Trung Hoa. Cho đến nay, những lời hoa mỹ này dường như thiên
về quảng cáo một lựa chọn hơn là đòi hỏi sự tuân thủ một hình thức quản trị cụ
thể như một điều kiện để được viện trợ của Trung Hoa.
Vì hy vọng thay đổi chế độ
và sự chỉ trích ĐCSTH đã phát triển ở nước ngoài, nên ĐCSTH cũng sẵn sàng thể
hiện quyết tâm của họ và tuyên bố một hệ thống ưu việt. Trong một bài phát biểu
vào tháng 9 năm 2019, Tập Cận Bình đã kêu gọi các cán bộ cộng sản Trung Hoa dám
đấu tranh và giỏi đấu tranh (敢于斗争、善于斗争, cảm vu đấu tranh, thiện vu đấu tranh)
khi gặp phải những rủi ro và thách thức đe dọa sự lãnh đạo của ĐCSTH và sự trẻ
trung hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa.
Chính sách “ngoại giao chiến lang” mới, đã leo thang cùng với đại dịch. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Hoa đã mở rộng
ra ngoài việc bảo vệ thành tích của ĐCSTH và phô bày sự thất bại của các quốc
gia dân chủ tự do như Hoa Kỳ. Họ đã đi xa hơn để khuếch đại những thuyết âm mưu
đổ lỗi cho Hoa Kỳ về coronavirus và thông tin sai lệch về việc giới nghiêm ở
Hoa Kỳ. Ngay cả Huawei gần đây đã bị chỉ
trích vì cố tài trợ cho một cuộc hội thảo về việc thông tin sai lệch
đang gây tổn hại cho các cộng đồng thiểu số ở Hoa Kỳ như thế nào. Đây là những
dấu hiệu mới của các sáng kiến được Trung Hoa hậu thuẫn để gieo rắc sự chia rẽ;
và trong khi chúng không ở gần mức quy mô và táo bạo như những nỗ
lực của Nga, chúng cho thấy một sự thay
đổi chiến thuật – từ việc thúc đẩy lợi ích và hình ảnh của Trung Hoa
sang việc gây ảnh hưởng đến cuộc thảo luận của công chúng ở Hoa Kỳ về các vấn đề
khác.
Mặc dù công bằng để hỏi
liệu điều này có phản ảnh sự thay đổi lớn hơn trong chiến lược của Trung Hoa
hay không, các giải quyết đại dịch coronavirus của ĐCSTH tiếp tục có vẻ nghiêng
về chủ nghĩa hiện thực dân tộc hơn là một ý thức hệ phổ quát. Trong phạm vi mà
chính sách “ngoại giao mặt nạ” Trung Hoa đã đi kèm với những động cơ chính trị,
họ đi tìm lời khen ngợi về sự giúp đỡ của Trung Hoa và giảm bớt sự chỉ trích về
những sai lầm ban đầu của họ, không bắt buộc người khác phải theo chủ nghĩa độc
tài kiểu Trung Hoa. Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy môt khuôn khổ
có hệ thống trong sự giúp đỡ của Trung Hoa để đối phó với COVID-19. Trên thực tế,
một cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp gần đây đã kêu gọi chính phủ Trung Hoa
lập một kế hoạch mạch lạc để phân phối viện trợ COVID-19 hầu xua
tan diện mạo của một Trung Hoa đang đi tìm lợi ích chính trị.
Cuối cùng, để đánh giá
“Trung Hoa muốn gì” – luôn là đề tài tranh luận và liên tục được cập nhật
khi áp lực trong nước và quốc tế lên cao – chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn về những
lời hoa mỹ cũng như hành vi của Trung Hoa. Một số trong giới phân tích đã viết rằng
phân tích cẩn thận các bài phát biểu và tuyên bố quan trọng của giới lãnh đạo
cao cấp, có thể sẽ kết thúc một cách dứt khoát cuộc tranh luận của chúng ta về
bản chất và phạm vi của những ý định chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt là bài
phát biểu của Xi Jinping trước Đại hội Đảng 19 về “Chủ nghĩa xã hội Trung
Hoa tiến đến kỷ nguyên mới.” (“Trung quốc Xã hội chủ nghĩa tiến nhập
tân thì đại”)
Nhưng trong khi các tài
liệu và khẩu hiệu quan trọng đặt ra phuong hướng, chúng vẫn mơ hồ có chủ đích.
Chắc chắn nội dung của chúng sẽ bị tranh cãi, cả về mô hình và cách thực hiện. Nghiên cứu
của tôi về những lời hoa mỹ của cộng sản Trung Hoa cho thấy rằng họ chủ
trương nói giọng cứng rắn nhưng chung cuộc vẫn mơ hồ, hay khoác lác ầm ĩ,
là màn trình diễn cho khán giả trong nước vì sự kiềm chế thực dụng – cổ động sự
chấp thuận của công chúng ngay cả khi chính phủ không thực hiện bằng hành động
thực sự như những lời khoác lác.
Các
cuộc thăm dò dư luận cho thấy dân chúng Trung Hoa đang rất diều hâu về
những tranh chấp lãnh thổ và các hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Á. Giới trẻ Trung Hoa, có lẽ không có nhiều người
theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng có thể diều hâu trong niềm tin về chính sách đối
ngoại của Trung Hoa hơn thế hệ lớn tuổi. Người dùng Internet và giới tinh hoa
thậm chí còn có khuynh hướng kêu gọi chính phủ Trung Hoa đầu tư và dựa nhiều
hơn vào sức mạnh quân sự. Nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng công chúng Trung
Hoa rất thèm muốn vị trí lãnh đạo quốc
tế – cũng như chủ
nghĩa hòa bình.
ĐCSTH đã có thể xoa dịu
những đối tượng khác nhau này bằng thông điệp hỗn hợp, sự khoe khoang và những
lời hoa mỹ về việc lãnh đạo một tương lai chung cho nhân loại. Bên dưới sự khoe
khoang ồn ào và hiếu chiến cũng là chủ nghĩa thực dụng cứng đầu, về khả năng thực
tế của Trung Hoa và những rủi ro của việc lật ngược kế hoạch, cho dù đó là tăng
trưởng trong nước, thị trường quốc tế hay xung đột quân sự.
Năm 2020, Trung Hoa có thể đang ở đỉnh cao của “ngoại giao chiến lang”. Các học giả Trung Hoa và các chuyên gia
chính sách cao cấp ngày càng lên tiếng cảnh cáo rằng phong cách ngoại giao hung
hăng của Trung Hoa đang gây tác dụng ngược. Ngay cả những người diều hâu như
Yán Xuétōng 阎学通 (Diêm Học Thông)
đã kêu
gọi một sự “hợp lý” hơn trong trong chính sách ngoại giao của
Trung Hoa:
“Loại hùng biện chủ nghĩa dân tộc có nguy cơ gây ra
phản ứng ngược… Bất kỳ sự chỉ trích trực tiếp hoặc gián tiếp nào, hệ thống
chính trị của các quốc gia khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xung đột ý thức hệ.”
Diêm Học Thông
Tương tự, giáo sư quan hệ
quốc tế và đôi khi là cố vấn của Hội đồng Nhà nước Trung Hoa Shí Yīnhóng 时殷弘 (Thì Ân Hoằng) thừa
nhận rằng những nỗ lực nhằm
“cổ súy hệ thống chính trị Trung Hoa là ưu việt, và
dự đoán hình ảnh của Trung Hoa như một nước lãnh đạo thế giới trong việc đấu
tranh ổn định khủng hoảng y tế toàn cầu… đã thất bại trong việc nhận ra sự phức
tạp xuất hiện trên sân khấu toàn cầu trong đại dịch, và nỗ lực đó đã được thực
hiện quá vội vàng, quá sớm và quá lớn trong giai điệu, do đó, có một khoảng
cách lớn giữa những gì đã dự định và những gì đạt được.”
Thì Ân Hoằng
Việc tái trang bị chiến
thuật có thể xuất hiện trong vài ngày tới, nếu lập trường hòa giải của Tập Cận
Bình và tuyên bố viện trợ coronavirus 2 tỷ đô la tại Hội đồng Y tế Thế giới và
bất kỳ những dấu hiệu nào. Điều này sẽ phù hợp với các chu kỳ trong quá khứ – để
cho tiếng nói của chủ nghĩa dân tộc ồn ào thể hiện quyết tâm và sau đó kiềm chế
lại khuynh hướng đó khi Bắc Kinh tìm cách để giảm thiểu rủi ro leo thang trong
nước và trên trường quốc tế.
Đối đầu với Trung Hoa, hãy cẩn
thận với một chiến thắng với thiệt hại nặng nề của người Mỹ
Chủ nghĩa dân tộc thể hiện
sự căng thẳng cố hữu – và cả điều bất lợi – trong mục tiêu lãnh đạo toàn cầu của
Trung Hoa. ĐCSTH càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc, các nền dân chủ tự do càng ít
lo ngại hơn phải coi Trung Hoa là một đối thủ ý thức hệ. ĐCSTH càng dựa vào
tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, nó càng ít lôi cuốn các nước khác như là một mô
hình để bắt chước. Và ĐCSTH càng tìm cách thúc đẩy các lợi ích đơn phương, thực
tế của mình đối với các quốc gia khác, cuộc chạy đua càng mang tính giao dịch
và vật chất. Đồng thời, chủ nghĩa dân tộc không phải là một trở ngại duy nhất
cho những nỗ lực của Trung Hoa để lãnh đạo trên toàn cầu; chính sách “Mỹ trước
nhất” cũng phải đối phó với những thách thức tương tự.
Cử tri và giới hoạch định
chính sách của Hoa Kỳ phải rất cẩn thận về những rủi ro của một chiến thắng với
thiệt hại nặng nề – một phản ứng thái quá sẽ đẩy sự cởi mở, tính bao gồm, sức sống
trong nước và hợp tác thực tế ở nước ngoài vào tình trạng hiểm nghèo. Chắc chắn,
có rất nhiều điều để chỉ trích và ghê tởm những hành vi của ĐCSTH, từ Tân
Cương đến Hong
Kong đến các bệnh lý của một hệ thống chính trị ban thưởng cho sự
trung thành chính trị thay vì phản hồi và báo cáo kịp thời và khách quan trong
đại dịch. Nhưng giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải hài lòng với cái
giá và sự rủi ro của phản ứng thái quá, và các chính sách trả
đũa hoặc có đi có lại làm
tổn thương Hoa Kỳ nhiều hơn Trung Hoa.
Trước cuộc bầu cử năm
2020, các chiến lược gia của đảng Cộng hòa và Dân chủ đang đấu tay đôi về Trung
Hoa. Khi điều chỉnh lại thông điệp của họ trong bối cảnh đại dịch, các cố
vấn của đảng Cộng hòa đã chọn cách đổ lỗi cho Trung Hoa và miêu tả Joe Biden là
mềm yếu trước Bắc Kinh. Ban vận động của Biden đã phản ứng tương xứng, nhấn mạnh
Trump đã thất bại trong việc đối phó với đại dịch và cáo buộc ông ta dại dột
“tin tưởng” vào Trung Hoa và đã “nhẫn nhịn và khầu đầu trước người Trung Hoa.”
Nếu Biden và Trump đều
tìm cách chứng tỏ là diều hâu hơn nhau, cử tri có thể bắt đầu đặt ưu tiên cho sự
quyết đoán chống lại Trung Hoa hơn các vấn đề cấp bách hơn như giải quyết những
cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế đang diễn ra. Cuộc đụng độ này cũng có thể làm
tăng sự nghi ngờ đã leo thang đối với những người Mỹ gốc châu Á, dẫn đến
nhiều tội ác và tấn công vì hận thù hơn. Một liên minh tiến bộ đa chủng tộc đã
lặp lại những lo ngại này trong một bức thư ngỏ tới ban vận động tranh cử của
Biden:
“Cẩn thận khi hùa theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và
khích động tinh thần bài Hoa […] sẽ tha hóa không chỉ các cử tri Mỹ gốc châu Á,
mà còn ảnh hưởng xấu với một nhóm cử tri tiến bộ và chống kỳ thị lớn hơn, gồm cả
những cử tri trẻ tuổi. Điều này gây nguy hại cho tương lai của Đảng Dân chủ, nằm
trong việc xây dựng một liên minh tiến bộ đa chủng tộc và đưa các cử tri trẻ tuổi
vào cùng hàng ngũ.”
Lời hoa mỹ không phải là
chính sách, nhưng nó có thể gây ra hậu quả thực – không chỉ đối với người châu
Á ở Mỹ và người Mỹ ở Trung Hoa, mà còn thu hẹp các lĩnh vực hợp tác giữa Trung
Hoa và Mỹ, khẩn cấp nhất
là phát triển và phân phối vaccine coronavirus và chống lại sự biến đổi khí hậu.
Bất chấp những lợi ích được ca ngợi của sự có đi có lại, một cuộc chạy đua xuống
đáy thật vô cùng đáng ngại. Như Ryan Hass viết,
“Khi Trung Hoa đang đào hố, Hoa Kỳ không nên vật lộn
với Bắc Kinh để giành lấy cái xẻng.”
Ryan Hass
Trong nhiều trường hợp,
Hoa Kỳ không cần thiết phải trả đũa và nó phản tác dụng. Khi họ luồn xuống thấp,
chúng ta phải đứng cao lên.
------------
Về tác giả | Jessica Chen Weiss là Phó Giáo sư khoa Chính phủ tại Đại học
Cornell. Bà là tác giả cuốn Powerful Patriots: Nationalist Protest in China’s
Foreign Relations (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2014). Luận án viết thành cuốn
sách nêu trên đã được giải thưởng luận án hay nhất về quan hệ quốc tế, luật
pháp và chính trị năm 2009 của Hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
-------------
Nguồn:
How will the coronavirus reshape China’s domestic
and international standing? What lies ahead for U.S.-China relations and the
international order?
Published June 29, 2020
No comments:
Post a Comment