Tuesday, 21 July 2020

ĐIỂM TIN THỨ BA 21/07/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 21/07/2020

BÀI MỚI


*
*

·         Việt Nam quyết đoán hơn về Biển Đông, Trung Quốc cho vay tiền (RFI) - Thụy My - Bắc Kinh tìm cách chiêu dụ Việt Nam sau khi Hoa Kỳ ra tuyên bố coi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Theo South China Morning Post ngày 19/07/2020, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuần rồi đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam để thảo luận về Biển Đông, trong khi ngân hàng AIIB do Trung Quốc cho Việt Nam vay 100 triệu đô la. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc loan báo thứ trưởng La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam Lê Hoài Trung hôm thứ Năm 16/07, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. Đến thứ Sáu 17/07, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc tài trợ thông báo sẽ cho VPBank (Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng) vay 100 triệu đô la để mở rộng tín dụng cho các cơ sở tư nhân bị thiệt hại vì đại dịch virus corona.
·         Thở hồn sử Việt (BoxitVN) - Nguyệt Quỳnh - Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ. không có quá khứ – và cũng không có tương lai (Robert A Heinlein). Là một học sinh từng say mê môn sử, tôi không thể tưởng tượng được, có một ngày môn học đó bị khai tử! Sử bị giết chết không phải vì cái quyết định của Bộ Giáo dục năm 2013, khi thông báo rằng môn sử sẽ không được đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH. Nó chết qua hình ảnh các em học sinh Trường PTTH Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã nhảy cẫng lên, ôm nhau mừng rỡ khi nhận thông báo. Nó chết bởi sự hăm hở, vui sướng, vô tội của các em khi hùa nhau xé đề cương ôn thi môn sử ném xuống sân trường.
·         VNTB – Vì sao vẫn là 2% phí công đoàn? (VNTB) - Hoài Nguyễn (VNTB) -Trong dự luật công đoàn sửa đổi, phía soạn thảo là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục giữ con số phí công đoàn là 2%. Vì sao là 2% thì chưa thấy giải thích, mà chỉ nói rằng từ năm 1957 đã thu kinh phí 2% ổn định cho tới nay. Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Tài chính, tài sản công đoàn được quy định cụ thể từ Điều 26 đến Điều 29 trong Luật, bao gồm các quy định: Tài chính công đoàn (Điều 26); Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (Điều 27); Tài sản công đoàn (Điều 28); Kiểm tra, giám sát tài chính công đoàn (Điều 29). Ngay sau khi có Luật Công đoàn năm 2012, Tổng Liên đoàn đã tổ chức triển khai tới các cấp công đoàn. Khoản 2, Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.
·         Trung quốc dọa Việt nam có thể bị “lật đổ” nếu thân Mỹ để chống Trung (BoxitVN) - Hoàng Trung Bốn vũ khí để thắng Trung cộng Trần Trung Đạo. 17-7-2020. Bài học từ các thế trận liên minh dẫn tới Thế chiến thứ Nhất và xung đột Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Lạnh cho thấy có bốn điều kiện để Việt Nam thoát ra khỏi sự khống chế của Trung cộng và thắng Trung cộng trong trận cuối cùng: 1. Việt Nam phải có dân chủ trước Trung cộng: Trung cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Vũ khí dân chủ sẽ gây một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự tan vỡ toàn bộ cơ chế CS. Một Trung cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là “chủ quyền” trên hai nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa xôi. 2. Đoàn kết dân tộc: Một dân tộc chia rẽ không thắng được ai.
·         Đại hội 13: Đối thoại với người dân là lựa chọn chính trị cần thiết (RFA) - TS. Phạm Quý Thọ - Sự cố ‘khủng hoảng rác thải’ vừa xảy ra ở thủ đô Hà Nội góp thêm một tiếng ngân trong hồi chuông về sự cấp bách cải cách thể chế: Đối thoại với người dân là lựa chọn chính trị cần thiết. Quá trình đổi mới hơn 30 năm đã cung cấp nhiều bằng chứng sống động về những thay đổi sâu sắc trong xã hội nói chung và của người dân nói riêng, từ nhận thức đến hành động. Tuy nhiên ‘quán tính’ tự điều chỉnh của chế độ đảng cộng sản toàn trị chưa đáp ứng được thực tế đó. Chính thể nào cũng có đặc điểm quá trình cai trị là sự vận động, ít nhiều, theo ‘quán tính’. Khi quyền lực nhà nước được kiểm soát có đối trọng thì sự tự điều chỉnh diễn ra nhanh và bền vững hơn, và ngược lại, tự kiểm soát có thể gây nên bất ổn thể chế kéo dài và hậu quả thường là nặng nề. Đại hội 13 này bàn về ‘chỉnh đốn đảng’ để ‘đảng và nhà nước cùng mạnh’, nhưng liệu các đại biểu có đề cập đến vị trí, vị thế của người dân sẽ thay đổi thế nào trong hệ thống chính trị hiện hành? ‘Lều bạt’ là hình thức biểu đạt
·         Vì sao chúng ta cần phải lên tiếng? (BoxitVN) - Đỗ Ngà - Khi chúng ta sống trong một xã hội mà chính quyền không biết tuân thủ luật pháp, thì xã hội đó không những không che chở cho chúng ta mà nó còn trở thành mối đe dọa thường trực cho sự bình yên của chúng ta. Mối nguy hiểm đến từ chính quyền côn đồ nó lớn hơn tất cả mọi thành phần côn đồ ngoài xã hội cộng lại. Bởi đơn giản, thành phần côn đồ ngoài xã hội còn có thể bị luật pháp trừng trị chứ côn đồ nhà nước thì không một thứ luật pháp nào có thể trừng trị nó. Với những người can đảm và chính trực như Huệ Như, chúng ta cần lên tiếng bảo vệ. Bởi vì khi chúng ta sợ không làm được như họ thì chính họ đã hành động. Hành động của họ không mục đích nào khác là bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng cho xã hội.
·         VNTB – Trách nhiệm của Thủ tướng ở đâu? (VNTB) - Mai Lan (VNTB) – Trong các bài báo gần đây có dẫn chứng về các phát ngôn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho thấy dường như người đứng đầu Chính phủ đã bất lực trong việc điều hành. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát biểu thể khẳng định mà chỉ cần học trò trung học thôi, cũng hiểu là ông đang đổ trút hết trách nhiệm cho cấp dưới. Bài báo “Thủ tướng: Giải ngân đầu tư công ì ạch là do bệnh quan liêu” trên báo điện tử VTC News ngày 16-7-2020, viết (1): Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải giải quyết cho được “3 cái đọng” (2), “không để tình trạng biết rồi nói mãi, cứ để năm này sang năm khác như thế”. “Anh không làm thì phải có biện pháp với anh, chứ không làm, biết đó mà không xử lý là làm sao?”
·         Thảm trạng “giữ ghế” của nền báo chí độc tài (1) (BoxitVN) - Lê Thiếu Nhơn - Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên từng công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao? Nguyên nhân công khai: Cơ quan chủ quản là Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dựa theo quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông đối với Thời báo Kinh tế Việt Nam ban hành ngày 26/6/2020, và cam kết giải quyết mọi chế độ theo Luật Lao động. Nguyên nhân khó nói: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam muốn chấm dứt vương triều Đào Nguyên Cát. Bởi lẽ không dễ ép ông Đào Nguyên Cát bàn giao chức Tổng Biên tập. Ông Đào Nguyên Cát không chỉ cậy có công với cách mạng, mà còn cậy có công gầy dựng Thời báo Kinh tế Việt Nam.
·         Góc khuất trong việc điều tra, xử lý tội phạm liên quan tới an ninh quốc gia (BoxitVN) - Ngô Anh Tuấn - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không ngẫu nhiên mà các tội xâm phạm an ninh quốc gia được xếp đầu tiên trong Bộ luật Hình sự qua các thời kỳ. Trong Bộ luật Hình sự 2015, phần tội phạm này gồm 13 điều chính và một điều liên quan tới hình phạt bổ sung (từ Điều 108 tới Điều 122). Tuy nhiên, thực tiễn hành nghề cho thấy, các hành vi phạm tội được đưa ra xét xử chủ yếu rơi vào các Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Các tội phạm như gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, bạo loạn, khủng bố… gần như vắng bóng
·         Mục đích thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là gì? (RFA) - Diễm Thi, RFA - Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 1040/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Quyết định số 1041/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2020. Thủ tướng Chính phủ là Trưởng ban chỉ đạo. Có ba Phó Trưởng ban, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Hai Phó Trưởng ban còn lại là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an. Các ủy viên là bộ trưởng các bộ; tổng giám đốc các đơn vị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
·         Chiến lược mới giúp Việt Nam phát triển điện Mặt trời (RFI) - Thanh Phương - Việt Nam là một trong những quốc gia có rất nhiều tiềm năng về điện Mặt trời, do có nhiều nắng nóng. Phát triển các dự án điện mặt trời là một yếu tố quan trọng giúp chính phủ Việt Nam đạt các mục tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính và giảm nhu cầu phát triển các dự án điện than mới. Thế nhưng, cho tới nay, việc phát triển loại năng lượng này vẫn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là do vấn đề giá điện Mặt trời. Việt Nam có những lợi thế ra sao về phát triển điện Mặt trời, trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Việt Nam, ông Trần Hồng Kỳ, chuyên gia cao cấp về năng lượng của Ngân hàng Thế giới ( WB ), cho biết : “ Việt Nam có một lợi thế rất lớn đó là nằm ở một khu vực có tiềm năng về năng lượng Mặt trời rất tốt, cả về bức xạ Mặt trời lẫn thời gian nắng trong một năm. Nếu quý vị có cơ hội xem bản đồ tiềm năng về Mặt trời do Ngân hàng Thế giới công bố cách đây khoảng hơn một năm, chúng ta có thể thấy rõ Việt Nam có một tiềm năng khá là tốt, với bức xạ toàn phần từ 3 đến 5,62 kWh/1m2
·         VNTB – Bến Tre không phải Thụy Sĩ (VNTB) - Hiền Vương (VNTB) – Rõ ràng là ở Bến Tre, hay nói rộng hơn là Đảng và Nhà nước Việt Nam thì có cung cách quản trị quốc gia không giống như Thụy Sĩ. Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến phản đối về ý kiến của ngài bộ trưởng xuất thân là một tướng lãnh quân đội, về chuyện ông đưa ra gợi ý các lãnh đạo tỉnh Bến Tre hãy bằng quyết tâm chính trị để ‘biến’ xứ cù lao này thành một ‘phiên bản’ như ‘Thung lũng Silicon’. Thật tình thì tin tức về ‘Thung lũng Silicon’ đó, người viết chỉ đọc qua tường thuật ở các báo có tòa soạn nằm ngoài tỉnh Bến Tre (1). Ngay tại Bến Tre, báo Đồng Khởi khi đưa tin về buổi làm việc trực tuyến đó của ông bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng với lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre, hoàn toàn không đề cập đến cụm từ ‘Thung lũng Silicon’ (2).
·         Bến Tre có thể trở thành ‘thung lũng Silicon’ Việt Nam? (RFA) - Tại buổi làm việc với Chính quyền tỉnh Bến Tre, vào sáng ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao lãnh đạo tỉnh này trong việc đang xây dựng Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Chính quyền tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu địa phương phải trở thành tỉnh tiên phong trong chuyển đổi số, phát triển các nội dung số. Đồng thời, mong muốn xây dựng một dự án là khu Công nghệ Thông tin tập trung (Bến Tre- Innotech) và tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung. Mặc dù vậy, Chính quyền tỉnh Bến Tre trình bày với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rằng họ chưa biết bắt đầu từ đâu và khó khăn của tỉnh là nguồn lực và kinh phí để xây dựng đề án chuyển đổi số.
·         Hàng loạt tướng và dàn lãnh đạo VEC bị đề nghị thi hành kỷ luật (RFA) - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật Trung tướng Dương Đức Hoà, nguyên Tư lệnh Quân khu 2. Theo đó Trung tướng Dương Đức Hòa, nguyên tư lệnh Quân Khu 2 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Ngoài ra, căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng, nguyên tư lệnh quân đoàn 4 và Đại tá Nguyễn Trọng Lương, nguyên chánh văn phòng Bộ tư lệnh quân đoàn 4 cùng khiển trách Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, nguyên phó tham mưu trưởng Quân khu 2. Cũng tại kỳ họp này, UBKT đã kết luận về những sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Qua đó, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Quang Hào - Đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc VEC; cảnh cáo ông Mai Tuấn Anh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và ông Trần Văn Tám, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC. Ngoài ra, cơ quan kiểm tra cao nhất của Đảng cũng kỷ luật với hình thức khiển trách ông Trần Quốc Việt - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên và ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC
·         Hàng chục người Trung Quốc lưu trú bất hợp pháp ở Quảng Na (RFA) - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam vừa phát hiện một nhóm người Trung Quốc đang lưu trú bất hợp pháp tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn. Có ít nhất 21 người trong nhóm này được đưa đi cách ly và xét nghiệm COVID-19. Truyền thông trong nước, vào ngày 20/7 dẫn lời của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, cho biết lực lượng chức năng của địa phương vào chiều ngày 18/7 đến kiểm tra tại phường Điện Dương, là nơi mà người dân thông báo đã nhìn thấy một nhóm hàng chục người Trung Quốc đang lưu trú. Nhóm người Trung Quốc được nói là đã bỏ chạy tán loạn. 21 người trong số này đã bị bắt giữ và đưa đi cách ly. Tất cả họ được xét nghiệm COVID-19 lần 1 và kết quả đều âm tính. 21 người Trung Quốc khai báo không có hộ chiếu, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để đi du lịch và tìm việc làm
·         Bốn cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố do vòi tiền doanh nghiệp (RFA) - Ngày 20 tháng 7, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành cáo trạng truy tố bốn cán bộ thanh tra thuộc Bộ Xây dựng về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Theo cáo trạng, chỉ trong vòng khoảng nửa tháng từ cuối tháng 5 năm 2019 đến ngày 12 tháng 6 năm 2019, Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng do bà Nguyễn Thị Kim Anh (nguyên phó trưởng phòng phòng chống tham nhũng thanh tra Bộ Xây dựng) đứng đầu đã chiếm đoạt của 54 doanh nghiệp với số tiền hơn 2,1 tỉ đồng. Ba người còn lại trong vụ việc gồm Nguyễn Thị Kim Liên (em gái bị can Kim Anh, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3, Bộ Xây dựng), Nguyễn Thùy Linh (thành viên Đoàn Thanh tra) và Đặng Hải Anh (chuyên viên phòng Thanh tra xây dựng 2, thanh tra Bộ Xây dựng).
·         Lãnh đạo cấp cao ba tỉnh Thái Bình, Gia Lai và Bạc Liêu bị đề nghị kỷ luật và khai trừ đảng (RFA) - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTU) hôm 20/7 đã phát đi thông báo kỷ luật và khai trừ đảng một loạt các quan chức cấp cao ở địa phương do sai phạm. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Điều - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Bình, bị UBKTTU xác định là đã vi phạm nghiêm trọng quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương và Luật giao thông đường bộ.
·         (RFA) -
·         Y tế của chúng ta đứng ở đâu (BoxitVN) - Võ Xuân Sơn - Hồi đó, chúng tôi luôn có những ca bệnh u não mà thế giới này hầu như rất hiếm có. Đó là những khối u to bằng trái cam, trái bưởi, chiếm hết cả một phần hộp sọ. U tủy cũng vậy, có những khối u chiếm hết cả ống sống, dài gần cả chục đốt sống. Chúng tôi tự hào, rằng chúng tôi có thể mổ được những ca như vậy. Mấy ca đó mà vào tay mấy bác sĩ nước ngoài chắc là họ chỉ biết khóc. Có khi cả đời họ chẳng được nhìn thấy một ca như vậy. Còn chúng tôi thì gần như ngày nào cũng gặp, ngày nào cũng mổ mấy ca đó. Tay dao của chúng tôi không hề run sợ trước bất cứ khối u to đến đâu, những bệnh lí phức tạp đến thế nào. Đến một ngày kia, chúng tôi mới giật mình. Thì ra ở nước họ, người dân được chăm sóc y tế rất tốt, cho nên, họ phát hiện những khối u từ rất sớm.
·         Vụ nổ nhà máy Z21 năm 2013 – Nỗi đau vẫn còn nguyên đó… (BoxitVN) - Ngô Anh Tuấn - Khoảng 8h sáng ngày 12/10/2013, đúng ngày đưa tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một loạt tiếng nổ vang lên liên tiếp tại Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, khiến toàn bộ khu vực huyện Thanh Ba, Phú Thọ rung chuyển. Hàng nghìn người dân náo loạn chạy khỏi nhà, lệnh sơ tán dân trong vòng bán kính 15km được ban ra khẩn cấp vì khối lượng thuốc AD1 trong khó quá lớn, sợ không khống chế được. 27 người đã chết và hàng trăm người khác bị thương; trong số người chết, có 1 dân thường gặp nạn do thanh sắt của nhà máy bị hất tung lên bầu trời và rơi đâm xuyên người (cách hiện trường vụ nổ khoảng 1000 mét), số còn lại là sỹ quan quân đội và công nhân quốc phòng.
·         Có nên đổi toàn bộ đài tưởng niệm, bia mộ ‘Liệt sĩ vô danh’? (RFA) - Tại buổi sơ kết của ngành lao động, người có công và xã hội, diễn ra hôm 16 tháng 7 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho rằng, không liệt sĩ nào là vô danh, họ đều có tên, có tuổi, có quê quán, chỉ có điều chưa xác định được danh tính, vì thế phải sửa lại là ‘Liệt sĩ chưa xác định được thông tin’. Theo ông Dung, sửa như vậy sẽ chính xác hơn.
·         Covid -19: Tổng thống Trump bị bắt bẻ trên đài Fox News (RFI) - Thụy My - Tại Hoa Kỳ, cho đến hôm qua, 19/07/2020, đã có trên 140.000 người thiệt mạng vì virus corona và 3,7 triệu người bị lây nhiễm. Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump khi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox News vẫn tiếp tục giảm nhẹ mức độ trầm trọng của tình hình, và một lần nữa tấn công đối thủ Joe Biden. Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ Washington: « Trước các nhà báo của Fox News, ông Donald Trump vẫn cố chấp : tuy Hoa Kỳ lại đạt những con số kỷ lục về các ca dương tính với virus corona, nhưng theo ông tình hình vẫn chưa có gì là nguy cấp.
·         Mỹ: Thị trưởng Portland yêu cầu lực lượng liên bang rời thành phố (BBC) - Thị trưởng Portland, ông Ted Wheeler, cáo buộc quân đội "leo thang" tình trạng bạo động liên quan đến biểu tình tại thành phố này.
·         Covid-19: Thượng đỉnh EU sang ngày thứ tư chưa đồng ý về gói cứu trợ (BBC) - Emmanuel Macron 'đập bàn', Angela Merkel nói 'chưa có giải pháp' về gói cứu trợ EU chống dịch Covid-19.
·         Covid-19 : Đảng cầm quyền tại Ấn Độ bị cáo buộc biển thủ công quỹ (RFI) - Minh Anh - Trong khi số ca nhiễm mới thường nhật tại Ấn Độ tiếp tục ở mức kỷ lục : 40.425 người nhiễm bệnh theo như số liệu mới nhất ngày 20/07/2020, những nghi ngờ tham nhũng trong việc mua sắm trang thiết bị y tế ngày một nhiều. Chính quyền bang Karnataka bị tố cáo nâng khống giá máy trợ thở, trong khi Quỹ Quốc gia Phòng chống Covid-19 bị chỉ trích là không minh bạch.
·         Không tìm được tiếng nói chung, nhược điểm lớn nhất của Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Thanh Hà - Kế hoạch tái thiết kinh tế 750 tỷ euro hậu Covid-19 là bài toán trắc nghiệm về sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu. Khối này đang khẩn cấp cần một kế hoạch chấn hưng kinh tế, nhưng sau gần nửa năm thương lượng và bốn ngày đàm phán gay go tại thượng đỉnh Bruxelles lần này, các bên vẫn tiếp tục cãi vã về một gói kích cầu trị giá chưa đầy 5 % GDP của toàn khối. Tê liệt về chính trị đó càng làm sứt mẻ thêm uy tín của khối Liên Âu. Nhìn từ bên ngoài liệu rằng Bruxelles có thể chung một tiếng nói khi đàm phán thương mại với Hoa Kỳ ? Liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể cưỡng lại các đòn chia để trị của Trung Quốc ? Đó là chưa kể Nga cũng như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bỏ lỡ cơ hội khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu vì những mục tiêu chiến lược, hay đơn giản là để mặc cả về chính sách nhập cư
·         Vụ Boeing Ukraina bị bắn hạ tại Iran: Pháp bắt đầu phân tích hộp đen (RFI) - Minh Anh - Ngày 20/07/2020, Pháp bắt đầu phân tích các dữ liệu hộp đen của chiếc máy bay hãng hàng không Ukraina bị bắn hạ tại Iran hôm 08/01/2020. Hộp đen đã được trao cho Cơ quan Điều tra và Phân tích của Pháp để phân tích. Thảm họa hàng không này xảy ra vài giờ sau chiến dịch thủ tiêu tướng Iran Qassem Soleimani do Hoa Kỳ tiến hành, tình hình trong khu vực gia tăng thẳng thêm một nấc. Chiếc Boeing của hãng hàng không Ukraina vừa cất cánh từ phi trường Téhéran thì đã bị trúng hai tên lửa của Vệ Binh Cộng Hòa. Toàn bộ 176 người, bao gồm hành khách và phi hành đoàn, đều thiệt mạng
·         Hàng chục ngàn người Nga tiếp tục xuống đường biểu tình (BoxitVN) - Hoàng Vũ - Hàng chục ngàn người tại khu vực Viễn Đông, nước Nga, đã đồng loạt xuống đường biểu tình hôm 18.7 để phản đối việc thống đốc vùng Khabarovsk bị bắt giữ với cáo buộc chỉ đạo một số vụ giết người. Cuộc biểu tình nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với vị thống đốc và thách thức Điện Kremlin nay đã bước sang tuần thứ hai tại thành phố Khabarovsk. Dù cuộc biểu tình không được cho phép, cơ quan chức năng không có động thái giải tán đám đông hay ngăn chặn việc tụ tập. Theo Washington Post, ước tính 50.000 người Nga đã tham gia biểu tình ở Khabarovsk
·         Đại sứ Trung Quốc tại Anh bị BBC hỏi xoáy về người Uighur (BBC) - Trong chương trình phỏng vấn của phóng viên BBC Andrew Marr, Đại sứ Lưu Hiểu Minh phủ nhận TQ có chính sách triệt sản người Uighur ở Tân Cương.
·         Anh quốc đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong (BBC) - Điều này diễn ra khi Bắc Kinh và London có những xung đột xoay quanh luật an ninh vừa có hiệu lực.
·         Ông Tập Cận Bình lặp đi lặp lại về 'vai trò trọng tâm của Đảng Cộng sản' (BBC) - TBT Tập Cận Bình nhắc lại định hướng 'Đảng lãnh đạo tổng thị toàn cục' cho đất nước và xã hội Trung Quốc.
·         Covid-19: Vắc-xin Đại học Oxford tạo được phản ứng miễn dịch (BBC) - Kết quả thử nghiệm khoảng hơn 1000 người là rất hứa hẹn, nhưng còn quá sớm để biết có đủ để ngăn chặn Covid-19 hay không.
·         Virus corona: Bạn có thể bị nhiễm Covid-19 hai lần? (BBC) - Trong lúc virus corona vẫn chưa dứt lây lan, miễn dịch là câu hỏi quan trọng, và hiểu nó sẽ cho chúng ta biết đại dịch sẽ kết thúc như thế nào.
·         Đám cưới trong bệnh viện của cô gái sắp qua đời vì ung thư (BBC) - Khi biết tin Tash chỉ còn sống được vài tuần, Simon cầu hôn ngay lập tức và hai người làm đám cưới trong viện chỉ vài hôm sau









No comments:

Post a Comment

View My Stats