BBC
Tiếng Việt
07/07/2020
Facebook, WhatsApp, Twitter, Google và Telegram cho
biết họ đang 'tạm dừng' hợp tác với chính phủ Hong Kong và các cơ quan thực thi
pháp luật trong việc cung cấp thông tin người dùng.
Thông báo của các công ty
nói trên có thể sẽ gây sức ép lên Apple để cũng làm điều tương tự.
Trong khi dịch vụ của
Facebook, WhatsApp, Twitter, Google và Telegram bị chặn ở Trung Quốc, Apple
không bị.
Tuy nhiên, Facebook,
Google và Twitter vẫn có doanh thu từ việc bán quảng cáo cho khách hàng Trung
Quốc.
Apple tuân thủ phần lớn
các yêu cầu mà công ty này nhận được từ chính quyền Hong Kong trong khoảng thời
gian từ tháng 1-6, trước khi luật an ninh quốc gia của Trung Quốc có hiệu lực,
theo báo cáo mới nhất của Apple.
Microsoft - cũng cung cấp
thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong - cũng chưa thông báo sẽ có thay
đổi nào trong chính sách này.
BBC đã đề nghị Apple và
Mircsoft bình luận về việc này.
'Quyền riêng tư'
Telegram - ứng dụng chat
có trụ sở ở London là công ty đầu tiên công bố kế hoạch tạm dừng hợp tác.
"Chúng tôi hiểu quyền riêng tư của người dùng
Hong Kong", Telegram nói với
báo chí Hong Kong hôm Chủ Nhật.
"Theo đó, Telegram không có ý định xem xét bất
kỳ yêu cầu dữ liệu nào liên quan đến người dùng Hong Kong cho đến khi đạt được
sự đồng thuận quốc tế liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra trong
thành phố."
Việc 'tạm ngưng hợp tác'
sẽ diễn ra trong khi chờ đánh giá thêm về luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc mới
áp lên Hong Kong, và sẽ có sự tham vấn chính thức các chuyên gia nhân quyền,
người phát ngôn của công ty Facebook cho biết trong một thông cáo.
"Chúng tôi tin rằng quyền tự do ngôn luận là
quyền cơ bản của con người và chúng tôi ủng hộ việc mọi người có quyền bày tỏ
chính kiến mà không phải lo sợ cho sự an toàn của bản thân hoặc những hậu quả
khác," người phát ngôn của
Facebook nói.
WhatsApp - thuộc sở hữu của Facebook - cho biết họ "tin tưởng rằng
mọi người có quyền trò chuyện riêng tư online" và "chúng tôi vẫn cam
kết cung cấp dịch vụ nhắn tin riêng tư và an toàn cho người dùng ở Hong
Kong".
Cả Facebook và WhatsApp đều
bị chặn ở Trung Quốc đại lục nhưng vẫn được sử dụng ở Hong Kong nhờ quyền tự do
mà thành phố này được hưởng với vai trò là một khu vực hành chính đặc biệt.
Google cho biết họ đã ngừng đáp ứng bất kỳ yêu cầu cung cấp dữ liệu mới nào
khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực vào tuần trước.
"Chúng tôi sẽ tiếp
tục xem xét các chi tiết của luật mới", một phát ngôn viên nói với
BBC.
Twitter cho biết họ đã hành động tương tự.
Facebook cung cấp
gì cho cảnh sát?
WhatsApp có mã hóa đầu cuối
được bật theo mặc định - vì vậy nó không thể đọc hoặc chia sẻ với cảnh sát các
tin nhắn được gửi giữa hai người dùng.
Tuy nhiên, trên Facebook
Messenger, mã hóa không phải là tùy chọn mặc định - nó phải được người dùng tự
bật.
Cả WhatsApp và Facebook Messenger đều cho biết họ có thể tiết lộ dữ liệu người
dùng, theo luật pháp của quốc gia đưa ra yêu cầu.
Nhưng WhatsApp cho rằng
các yêu cầu muốn được thực thi phải đáp ứng "các tiêu chuẩn được quốc tế
công nhận bao gồm quyền con người, thủ tục tố tụng và luật pháp".
Ở Mỹ, cả WhatsApp và
Facebook Messenger đều yêu cầu phải có trát của tòa để cung cấp "hồ sơ
thuê bao cơ bản" như tên người, địa chỉ IP (giao thức internet) và địa chỉ
email.
Thông tin thêm về thuê
bao phải có lệnh của tòa án mới được cung cấp.
Và cần phải có lệnh khám
xét để các công ty này thực hiện cung cấp nội dung của tài khoản:
§ Trên Facebook, bao gồm tin nhắn, ảnh, video,
bài đăng và thông tin vị trí
§ Trên WhatsApp, là ảnh hồ sơ, danh sách liên lạc
và thông tin nhóm
Ba nhà hoạt động nổi
tiếng ở Hong Kong: Hoàng Chi Phong (giữa), Lâm Lãng Ngạn và Châu Đình. GETTY
IMAGES
Nhiều người Hong
Kong xóa tài khoản
Trung Quốc tuần trước ban hành luật an ninh quốc gia, áp đặt lên khoảng
7,5 triệu dân Hong Kong, cấm các hành vi được cho là lật đổ, ly khai, khủng bố
và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Luật này đã làm dấy lên một
làn sóng sợ hãi khắp Hong Kong. Những người bị kết án vi phạm luật an ninh quốc
gia có thể phải đối mặt với án tù chung thân.
Nhóm quyền kỹ thuật số
ProPrivacy gọi hành động của Facebook là "một chiến thắng cho cả quyền
riêng tư và quyền con người trong khu vực", theo SCMP.
"Với số tiền phạt quá cao, và các hình phạt rất
nghiêm trọng, thật tuyệt vời khi thấy các công ty công nghệ lớn như WhatsApp phản
đối luật này qua việc ủng hộ dân chủ và tự do ngôn luận," nhóm này nói.
Tuy nhiên, ProPrivacy lưu
ý rằng hành động này có thể dẫn đến việc WhatsApp bị chặn ở Hong Kong vì nó đã
bị chặn ở Trung Quốc đại lục.
Telegram, một ứng dụng nhắn
tin an toàn, cũng cho biết họ sẽ từ chối các yêu cầu thực thi luật an ninh mạng
của chính quyền Hong Kong về việc cung cấp dữ liệu người dùng ở Hong Kong.
Người phát ngôn Mike
Ravdonikas hôm thứ Hai nói rằng Telegram hiểu tầm "quan trọng của việc bảo
vệ quyền riêng tư của người dùng Hong Kong." Telegram đã được sử dụng rộng
rãi để truyền bá các thông điệp ủng hộ dân chủ và thông tin về các cuộc biểu
tình ở Hong Kong.
"Telegram trước đây chưa từng chia sẻ bất kỳ dữ
liệu nào với chính quyền Hong Kong và không có ý định xem xét bất kỳ yêu cầu
cung cấp dữ liệu nào liên quan đến người dùng Hong Kong cho đến khi đạt được sự
đồng thuận quốc tế liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra ở Hong
Kong," ông Mike Ravdonikas nói.
Kể từ khi luật an ninh quốc
gia được Trung Quốc thông qua, một số người Hong Kong đã xóa tài khoản mạng xã
hội của mình và xóa lịch sử trò chuyện.
Nhiều người đã lên Twitter
và các mạng xã hội khác như Telegram và Signal để thông báo bỏ account hoặc
chia sẻ các mẹo về đảm bảo an toàn trên internet.
"Chúng tôi sẽ xóa tất cả các tin nhắn vì sự an
toàn của bạn," một nhóm Telegram nổi tiếng
do những người biểu tình ủng hộ dân chủ sử dụng, viết. "Hãy cẩn trọng với
những gì bạn nói."
Các công ty cung cấp công
cụ mạng (VPN) - có thể giúp truy cập internet an toàn hơn - đã báo cáo số lượt
tải về tăng đột biến kể từ khi luật an ninh mạng được công bố.
***
Tin liên quan
No comments:
Post a Comment