Ngân Bình dịch
(VNTB)
- Hoa Kỳ tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’
có thể đến đối đầu khi Bắc Kinh ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ngoài khơi
Bỏ đi vì sức ép của
Trung Quốc
Ngành khai dầu khí của Việt
Nam đang bị siết chặt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng ở Biển Đông.
Theo báo cáo, Trung Quốc
đang ép Việt Nam chấm dứt hoạt động khai thác ngoài khỏi của Rosneft Vietnam,
liên doanh Nga-Việt gần đây đã hủy hợp đồng với Noble Corp , công ty có trụ sở
tại London.
Noble tuyên bố hủy bỏ
khai thác trong một thông báo mà không nêu rõ tên công ty, trong khi nói rằng họ
vẫn sẽ được trả cho hợp đồng. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực hàng
hải đang tranh chấp là “bất hợp pháp.”
Hà Nội thông báo rằng
công ty dầu khí nhà nước Dầu khí Việt Nam hủy hợp đồng giàn khoan do áp lực của
Trung Quốc, VNTB theo BBC Tiếng Việt. Rosneft Việt Nam đã được báo cáo lo ngại
kể từ năm 2018 rằng dự án Lan Do ở lô 06.1 nằm trong đường chín đoạn và việc
khoan ở đó có thể làm Bắc Kinh phật lòng.
“Trước khi xâm lược trực tiếp ra nước ngoài bằng
chính sách ngoại giao, Trung Quốc đã gửi thư cho công ty mẹ Rosneft Vietnam, Tập
đoàn Rosneft,” theo BBC tiếng Việt tuần
trước.
Áp lực của Trung Quốc đối
với dự án đã dâng cao từ lâu . Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã
yêu cầu người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN
vào tháng 8 năm 2019 về việc công ty Rosneft của Moscow bỏ thăm dò dầu khí
ngoài khơi Việt Nam. Được biết ông Lavrov đã từ chối.
Áp lực là động thái mới
nhất của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự phát triển tài nguyên hơn nữa ở Việt Nam
quốc gia hiện đang đói năng lượng, Bắc Kinh buộc tất cả các công ty dầu khí nước
ngoài rút ra khỏi Biển Đông, để tự trở thành đối tác phát triển chung tiềm năng
duy nhất cho các bên tranh chấp biển.
Năm ngoái, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính Trung
Quốc đang ngăn chặn được các dự án khai thác dầu khí trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la
ở Biển Đông. Các nhà phân tích khác cho rằng con số đó thậm chí còn cao hơn.
Áp lực đã tác động đến sản
xuất khí đốt, sản xuất điện, doanh thu của Việt Nam và rủi ro chủ quyền tiềm ẩn,
đồng thời gây ra sự bất ổn do sự gây hấn của Trung Quốc thường gặp phải trong
các cuộc biểu tình yêu nước công khai mà Hà Nội buộc phải đàn áp hoặc phải cho
phép.
Khi Trung Quốc đưa một
giàn thăm dò khổng lồ vào vùng biển Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc dữ dội đã nổ ra và buộc Bắc Kinh phải rút đi. Những người
bất đồng chính kiến Việt Nam thường cáo buộc chính quyền Đảng Cộng
sản quá mềm mỏng đối với Bắc Kinh trong các tranh chấp trên biển.
Đồng thời, trữ lượng dầu
và khí đốt của Việt Nam đang giảm, các dự án khai thác mới gặp khó khăn trong
khi nhu cầu năng lượng để phát triển kinh tế gia tăng.
Nhưng áp lực liên tục của
Trung Quốc cũng có nghĩa là không mấy quốc gia hoặc các công ty năng lượng khác
của họ có khả năng thăm dò các khối mới hoặc đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng
mặc dù năm 2020, giá dầu giảm và nhu cầu chậm lại, cho thấy lệnh trừng phạt là
điều hiếm hoi trong năm nay.
Trung Quốc cũng đã quấy rối
các công ty thăm dò dầu khí ở vùng biển Malaysia trong khi đầu năm nay, Trung
Quốc cũng đã đánh chìm các tàu đánh cá của Philippines và Việt Nam tại các vùng
biển tranh chấp. Năm 2017, Trung Quốc đã buộc Repsol của Tây Ban Nha từ bỏ dự
án Cá Rồng đỏ bằng cách đe dọa và gây áp lực cho Hà Nội.
Quan điểm của Mỹ về
Biển Đông
Tuy nhiên, phát ngôn của
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo có thể có khoặc không có tác động gì cho tính toán khai
thác năng lượng trên biển. Lập luận dựa trên luật pháp quốc tế đã chẳng có trọng
lượng gì cho đến nay.
Khi Philippines thắng kiện
tại Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ kiện ở The Hague năm 2016 phản đối đường
chín đoạn của Trung Quốc xâm lấn sâu vào vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế,
bao gồm các khu vực giàu nhiên liệu hóa thạch của nhiều quốc gia, Mỹ đã giữ im
lặng.
Vào thời điểm đó,
Washington hy vọng các giải pháp hòa bình và khẳng định tự do hàng hải sẽ không
bị ảnh hưởng do các tranh chấp lãnh thổ ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan và Malaysia đang tranh chấp.
Thái độ của Hoa Kỳ, kể cả
về quyền ở các nguồn năng lượng trên biển đã kết thúc với thông báo của ông Pompeo
vào tuần trước. “Bất kỳ hành động quấy rối nào của Trung Quốc đối với việc
đánh bắt cá hoặc khai thác dầu khí trong các vùng biển này, của các quốc gia
khác, hoặc thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương, là bất hợp pháp,”
ông Pompeo nói.
Đặc phái viên Hoa Kỳ đã
thêm Washington “sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng
tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.”
Trong những năm 2000 và đầu
những năm 2010, các cuộc đấu tranh mới ra đời đối với khu vực hàng hải hầu hết
được xem là sự phung phí tài nguyên của các nền kinh tế cạnh tranh nhập khẩu
năng lượng, phát triển nhanh.
Đồng thời, Trung Quốc đã
phát triển nguồn tài nguyên trên bờ, ngay cả khi nước này nhập khẩu lượng dầu
thô kỷ lục từ Mỹ và các nước khác, và có kế hoạch tăng nhập khẩu mạnh.
Trung Quốc cũng đang nhập
khẩu lượng khí đốt đang gia tăng từ Turkmenistan cũng như từ công ty Gazprom của
Nga.
Do đó, Trung Quốc không cần
ngay lập tức các nguồn tài nguyên phụ từ Biển Đông, mặc dù việc kiểm soát các
giếng dầu dồi dào là một chiến lược dài hạn hữu ích và có thể rất quan trọng nếu
có bất kỳ cuộc xung đột nào với Mỹ đe dọa các chuyến hàng từ Trung Đông.
Trung Quốc cũng đệ trình
một dự thảo về Bộ quy tắc ứng xử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở
Biển Đông gần đây đã khẳng định rằng tất cả các hoạt động phát triển tài nguyên
trong khu vực hàng hải này phải được thực hiện thông qua hợp tác trong khu vực
chứ không phải với các công ty bên ngoài.
Năm ngoái, Trung Quốc đã
ký các thỏa thuận phát triển tạm thời với Brunei và Philippines, với sự nới lỏng một số luật liên quan đến đầu tư nước ngoài để cho phép các
công ty Trung Quốc cùng phát triển các nguồn lực trong vùng biển mà họ có yêu
sách.
Những người phản đối ở
Philippines đã tuyên bố rằng các thỏa thuận trên là vi hiến.
Malaysia và Indonesia đều
phát triển các dự án với các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (NOC), mặc dù
họ thường hợp tác với các công ty quốc tế khác ở vùng biển nằm ngoài khu vực
tranh chấp.
Việc Trung Quốc tham gia
vào các dự án dầu khí lớn trên toàn cầu là phổ biến gần đây; CNOOC là đối tác của
ExxonMobil – Liza một dự án lớn ngoài ngoài khơi Guyana .
Việt Nam sẽ khuất
phục?
Nhưng khả năng hợp tác của
Tập đoàn Dầu khí với các công ty Trung Quốc – hoặc công chúng Việt Nam chấp nhận
bất kỳ thỏa thuận nào như vậy – là thấp. Nhưng với trữ lượng giảm và nhu cầu điện
tăng, Việt Nam đang trong tình trạng thắt chặt an ninh năng lượng.
ExxonMobil có khả năng rời
bỏ dự án khai thác năng lượng khí lớn ở mỏ Cá Voi Xanh. Khi đó tìm một đối tác
chịu mua dự án với một Trung Quốc hung hăng đang bành trướng trong khu vực có
thể sẽ rất khó khăn.
Việt Nam hiện đang xem
xét một loạt các thiết bị đầu cuối nhập khẩu năng lượng quy mô lớn để đáp ứng
nhu cầu năng lượng ngày càng tăng tại thời điểm thủy điện đang suy giảm và các
nhà máy điện than mới mới không được chọn lựa. Đầu tháng 2, chính phủ cho biết
họ có kế hoạch tăng công suất phát điện từ 54 gigawatt hiện nay lên 125-130GW
vào năm 2030.
Tập đoàn Lantau, nghiên cứu
báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, ước tính rằng Việt Nam sẽ cần nguồn
cung cấp nhiên liệu đáng tin cậy, an toàn, đa dạng và hiệu quả cho ngành năng
lượng để duy trì tăng trưởng GDP 8% từ năm 2021 đến 2030 băng cách nhập khẩu
năng lượng nhiều hơn.
Nhiên liệu nhập khẩu có
thể được mua từ các nhà sản xuất của Mỹ và giúp tái cân bằng quan hệ thương mại
với Mỹ, do Hà Nội đã bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích vì có thặng dư thương
mại rất lớn với Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ cần thị
trường cho ngành năng lượng lớn và đang phát triển, đã chuyển từ không xuất khẩu
trong năm 2015 sang trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới trong năm nay
trước khi dịch Covid-19 phá vỡ nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.
Hiện tại, tình trạng dư
cung ở châu Âu và tình trạng dư thừa chung cùng với nhu cầu thấp ở các quốc gia
nhập khẩu truyền thống như Nhật Bản đã khiến các nhà xuất khẩu năng lượng của Mỹ
chỉ hoạt động với công suất 25%, theo dữ liệu gần đây của Cơ quan Thông tin
Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).
Trung Quốc đã đồng ý nhập
xuất khẩu năng lượng trị giá 52 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2021, nhưng
ngay cả trước khi có dịch Covid-19 và sự suy giảm mạnh trong quan hệ thì đó là
điều dường như không thực tế.
Trung Quốc đã gần như
không nhập khẩu năng lượng của Mỹ trong những tháng gần đây, nhưng đã tận dụng
giá dầu thấp kỷ lục gần đây, đặc biệt là đối với tiêu chuẩn West Texas Middle
(WTI) của Hoa Kỳ, để nhập khẩu một lượng lớn dầu thô.
ExxonMobil hiện đang xem
xét một dự án phát triển dầu khí lớn ở Hải Phòng và dự án Delta ở ngoài khơi tỉnh
Bạc Liêu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khi đó, Việt Nam bắt
đầu xây dựng hồi tháng 9 trên trạm nhập khẩu năng lượng đầu tiên ở cảng Thị Vải.
Các công ty Mỹ đã bày tỏ ý muốn cung cấp nhiên liệu cho các dự án.
Nhưng trong khi Mỹ tuyên
bố họ sẽ không ủng hộ “chiến dịch bắt nạt và kiểm soát” của Bắc Kinh trên vùng
biển tranh chấp, bằng cách ngăn cản khai thác dầu khí, thì các nhà sản xuất
năng lượng của Mỹ thực sự có thể được hưởng lợi từ sự đe dọa của Trung Quốc.
--------------------------------------------------
NGUỒN :
US declaration that
China's sea claims are 'illegal' could come to a head as Beijing presses
Vietnam to stop offshore exploration
by Helen Clark
July 22, 2020
No comments:
Post a Comment