Monday, 20 July 2020

CÂU CHUYỆN SỨC MẠNH CỦA VÀNG (Lê Quỳnh Ba biên tập)




Lê Quỳnh Ba biên tập
Nghiên cứu lịch sử  | Tháng Bảy 20, 2020
.
Hình: Một bức tượng Tutankhamun bằng gỗ mạ vàng trên thuyền nhỏ, có niên đại dưới triều đại Tutankhamun 1336-1326 trước Công nguyên.

PHẦN I: buổi đầu đến cách đây 2600 năm.

Mỏ khai thác vàng Sơ-bu-ca ở Nam Phi, nằm sâu dưới lòng đất gần 4 km.

Trái Đất sẽ không dễ dàng từ bỏ kho báu của nó trước bất kỳ kẻ nào nhăm nhe dòm ngó. Sơ-bu-ca là mỏ vàng nằm sâu dưới lòng đất nhất thế giới. Ở dưới này, nhiệt độ từ lõi Trái Đất khiến công việc không thể tiến hành thuận lợi nếu không có hệ thống điều hòa không khí cực mạnh. Không có chất nào trong lịch sử nhân loại khiến con người lao vào cuộc chiến gian khổ và khốc liệt vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay như vậy. Lấy được vàng là 1 quá trình phức tạp phải đào 140.000 kg đá và tất cả để có được 1 kg vàng. Từ đó vàng nóng chảy được đúc thành các khối vàng thô. Hàng ngày 1 tấn vàng thô được 1 máy bay trực thăng đưa tới nhà máy tinh chế Rand ở Johannesburg. An ninh rất nghiêm ngặt. Ở đây vàng được luyện đến độ tinh khiết. Các khối vàng được xử lý đến 99,9% độ tinh khiết. Mỗi thanh có giá trị gần 140.000 đô la.

Ở dạng nguyên chất vàng là nguyên tố đẹp nhất trên thế giới. Chuyên gia Christopher Till, Bảo tàng Vàng Nam Phi: “Vàng được liên tưởng đến Mặt Trời, theo nghĩa nó phản ánh màu sắc của Mặt Trời, vàng đến từ lõi của Trái Đất và nó được rèn qua sức nóng của Trái Đất thời kỳ đầu hình thành hành tinh của chúng ta”. Và từ rất sớm vẻ đẹp của nó đã quyến rủ mọi người. Không có bất cứ thứ gì trong thế giới tự nhiên có được vẻ đẹp hấp dẫn bên ngoài cũng như giá trị bên trong như vàng. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người đã biến vàng thành tài sản quý giá nhất của mình. Vàng vô cùng hiếm, nếu vàng cũng nhiều như cát hoặc muối, nó sẽ không được ước ao như thế. Hầu như tất cả vàng được sản xuất vẫn còn tồn tại. Nếu vàng được đặt trong 1 khối duy nhất nó sẽ vừa vặn trong không gian bên dưới tháp Effen.

Về mặt kim loại, vàng có 1 số đặc tính đáng chú ý. 1 “ouce” vàng có thể kéo dài 1 sợi dây dài khoảng 80 km, nó có thể ở dạng vàng lá với độ dày bằng 2 phần triệu cm. Một ít vàng có thể kéo đi 1 đoạn đường dài. Anh Laurent Huber, chuyên gia chế tác vàng: “Vàng là 1 loại tài sản đặc biệt. Vàng là kim loại dễ uốn dẻo nhất, vì vậy nó có thể uốn dễ dàng theo khuôn hình, dù là mỏng nhất”. Vàng không rỉ sét hoặc phai. Nó là kim loại trơ về mặt hóa học. Nó cũng không bị tổn hại bởi nước, không khí hoặc thậm chí cả các acid. Kho báu vàng có thể được chôn trong 1.000 năm mà vẫn tỏa sáng rực rỡ như khi nó được tạo ra.

Không có gì ngạc nhiên khi 1 loại chất tự nhiên như vậy lại được coi là siêu nhiên. Bởi vì vàng dường như tồn tại mãi mãi nên nó được tin tưởng hơn bất cứ thứ gì khác rằng có thể vượt qua mọi biến cố. Chúng ta tin rằng nó luôn có giá trị. Bernard Dauvert, chuyên gia chế tác vàng: Tại sao từ khi nhân loại được hình thành, con người lại yêu thích vàng đến như vậy. Có 1 điều vô cùng kỳ diệu ở đây, tôi không thể giải thích được, nhưng nó đúng là như vậy”. Chuyên gia Christopher Till, Bảo tàng Vàng Nam Phi: “Vàng là bất tận và có thể đâu đó trong tất cả chúng ta nói rằng chúng ta không muốn bất biến cùng thời gian ở 1 cách nào đó. Nhưng vàng có ý nghĩa đó, nó đi qua nhiều thế kỷ trong trạng thái ban đầu của mình”.
Sự bất tử của vàng mang đến cho nó thuộc tính linh thiêng. Chúng ta sử dụng vàng để tạo ra hình ảnh các vị thần của chúng ta. Nhưng vàng cũng đem đến không ít những vấn đề tiêu cực. Sự tham lam của con người đối với vàng đã phá hủy toàn bộ nhiều nền văn minh. Và việc kiếm tìm vàng đã hủy hoại không ít môi trường sống của chúng ta mãi mãi. Không có nhiều câu chuyện về con người và vàng với kết thúc có hậu. Nhà thơ, nhà triết học John Ruskin đã miêu tả sự tham lam đối với vàng trong cuộc sống con người như thế này: Ông kể về câu chuyện về người đàn ông mang theo túi tiền vàng đi biển. Cơn bão đến và tất cả mọi người đều rời bỏ chiếc thuyền. Người đàn ông ôm túi tiền vàng và nhảy xuống. John Ruskin đã đặt ra vấn đề: Anh ta đã có vàng hay vàng đã có anh ta? Mối quan hệ của chúng ta với vàng trở nên nhiều mâu thuẩn. Nhu cầu về loại chất được coi là vô dụng này vẫn chưa bao giờ thấp. Riêng Nam Phi sản xuất 5.000 tấn vàng/ năm. Cho dù vàng là đồ trang sức, đồ điện tử, dùng trong y học, nghệ thuật và trên tất cả vàng vẫn là thứ đáng giá và bảo đảm cho sự thịnh vượng của chúng ta.

Vàng ở Ai Cập

Nỗi ám ảnh của con người đối với vàng đã đi vào lịch sử của nhân loại. Câu chuyện của chúng ta bắt đầu bằng sự ra đời của nền 1 văn minh. Những người Ai Cập cổ đại tin rằng vàng đến từ Mặt Trời và nó được xem là xương và thịt của các vị thần. Đối với người dân sông Nile, nông dân và người lao động vàng ở nơi rất xa và độc quyền. Nó thuộc về các vị thần và đại diện của họ ở mặt đất, các Pharaoh. Những người thợ thủ công Ai Cập đã làm thành những đồ trang sức tinh tế và các đồ vật mang ý nghĩa tôn giáo. Người Ai Cập khai thác các mỏ vàng ở phía Tây và ở Nubia, phía Nam Vương quốc, nơi họ gọi là vùng đất của vàng. Đối với các Pharaoh và giáo sĩ cai trị Ai Cập vàng phô trương cho quyền lực của họ, vàng cho thấy người cai trị gần gũi với các vị thần như thế nào. Nguồn cung vàng ở Ai Cập bị hạn chế vì thế những người thợ thủ công rất nổi tiếng với nghệ thuật mạ vàng. Anh Laurent Huber, chuyên gia chế tác vàng: “Người Ai Cập là những người đầu tiên biết cách mạ với các đồ vật với vàng lá. Vàng lá của họ dày hơn của chúng tôi. Họ đã phát triển những kỹ thuật cơ bản mà chúng tôi sử dụng ngày nay”.

Người Ai Cập đã chọn vàng là thứ đi cùng họ trên hành trình quan trọng nhất cuộc đời đó là đi về thế giới bên kia. Vàng không thể phá hủy, rất hoàn hảo cho sự bất tử. Các vật dụng hàng ngày làm bằng vàng được chôn cất trong các ngôi mộ, để cho người đã mất sử dụng trong cuộc sống tiếp theo của họ. Và các Pharaoh được chôn trong các quan tài vàng, vàng tồn tại mãi mãi và họ tin rằng họ cũng sẽ như vậy.

Vàng và người Inca

Ở phía bên kia của trái đất, các dân tộc Mỹ Latin cổ đại đã sử dụng xây dựng 1 loạt các nền văn minh. Nơi vàng trong xã hội của họ có sự tương đồng với người Ai Cập cổ đại. Người ta tin rằng vàng rất linh thiêng và đến từ các vị thần. Vàng được xem là chứa đựng sức mạnh của Mặt Trời.

Dãy Andes và khu rừng Amazon sở hữu nguồn vàng giàu có, nó tinh khiết và dễ khai thác nhưng nó vẫn độc quyền. Bà Heidi King, Bảo tàng Metropolitan, New York: “Trong cộng đồng người Inca, chúng tôi biết rằng chỉ có người Inca tầng lớp quý tộc, người Inca cao nhất mới được phép sở hữu và đeo vàng. Chúng tôi cũng biết rằng tất cả vàng và bạc trong đế chế Inca rộng lớn là tài sản của chính người Inca”. Vàng đối với người Châu Mỹ cổ đại cũng có rất nhiều ý nghĩa tôn giáo và biểu tượng. Người Inca nghĩ rằng vàng thể hiện uy quyền của Mặt Trời. Và Mặt Trời dĩ nhiên là vị thần lớn trong đền thờ rộng lớn của người Inca. Người Châu Mỹ cổ đại tin rằng thứ vật liệu rất đẹp, và rực rỡ, có màu sắc không thể phá hủy này phải có nguồn gốc thần thánh. Và trong ngôn ngữ ngừơi Atec ở Mexico, vàng có nghĩa là chất thải của các vị thần. Do đó có thể thấy rằng vàng có sự kết nối như thế nào với thế giới tâm linh.

Trong Thần thoại phương Tây

Vàng có 1 vị trí trong hầu hết các tôn giáo và câu chuyện thần thoại của chúng ta. Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời hướng dẫn ông Moise xây dựng 1 ngôi đền tạo bằng vàng, thứ kim loại duy nhất sẽ chứng minh cho sứ mệnh thiêng liêng của ông. Nhưng khi Moise thấy người dân của mình tôn thờ 1 con bê bằng vàng, ông nhận thấy tình yêu với vàng đã đánh cắp tình yêu với Chúa và trong cơn giận của mình ông đã ném xuống 10 Điều răn.

Vàng rất quan trọng trong kho tàng truyện thần thoại phong phú của người Hy Lạp cổ đại. Với người Hy Lạp vàng thuộc về thế giới khác, đó là thứ thuộc về Thiên đàng. Phần lớn điều thần bí của vàng, xuất phát từ thực tế là trong khi người phương Đông có nhiều vàng thì họ có rất ít vàng. Và từ đó vàng càng trở nên kỳ lạ hơn. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng vào thời đại vàng son huyền thoại, những người dân bình thường không phải làm việc. Trong quá khứ xa xưa này việc đánh cá và đất đai đã cho họ tất cả thức ăn mà họ muốn, mọi người không biết đến đau khổ là gì, họ thậm chí còn tạo ra các vật dụng hàng ngày từ vàng.

Midas ông vua mê vàng xứ Phrygie (khoảng 700 BC),

Với thời đại của vàng qua đi, người Hy Lạp cổ đại liên kết thời đại với những kim loại ít kỳ lạ hơn, họ tin rằng họ sống ở thời đại đồ sắt. Trong câu chuyện mà trong đó sự kết hợp giữa huyền thoại vàng và thực tế. Một nhân vật lịch sử có thật gắn liền với vàng có thể tạo ra các truyền thuyết. Một người đàn ông, người có cuộc sống thực tế không hơn cái bóng, có 1 cái tên sẽ mãi mãi gắn liền với vàng. Vua Midas. Khi được tặng món quà, đó là cái trâm tay biến thành vàng ông ta đã không từ chối. Nhưng khi món quà biến thành một lời nguyền, mọi thứ ông ta chạm đến đều biến thành vàng. Để xóa bỏ ma thuật, vua Midas phải lặn xuống sông sâu Pactole để gột rửa, mà truyền thuyết kể lại rằng bãi cát nơi dòng sông vua Midas đã tắm trở nên vàng óng. Dòng sông Pactole vẫn chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và nó cung cấp nguồn hợp kim vàng tự nhiên vô cùng dồi dào. Thực tế có 1 người tên là Midas, đó là người cai trị vương quốc Phrygie, dòng sông Pactole chảy gần vương quốc của Midas và mang lại cho ông sự giàu có khiến ông nổi tiếng trong thời cổ đại. Những ngôi mộ chôn cất các vị vua Phrygie vẫn còn ngày nay ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tiến sĩ Barbara Graziozi, Đại học Durham, Anh: “Ông ấy là 1 vị vua rất quyến rủ và giàu có, người đã tấn công trí tưởng tượng và khiến người Hy Lạp thấy đặc biệt cực kỳ hấp dẫn. Ông ấy đến từ phía Đông, ông ấy có rất nhiều vàng và đã hiến tặng rất nhiều cho đền thờ Delphi. Rất nhiều vàng và hiện vật mà ông ta tặng có thể tìm thấy và chiêm ngưỡng ở Hy Lạp”.

Người Lydia sản xuất những đồng tiền vàng đầu tiên cách đây 2.600 năm.

Và sự giàu có về vàng không chỉ giới hạn ở vương quốc Phrygie của vua Midas, láng giềng của ông ở phía Tây, người Lydia cũng có nhiều vàng xây dựng cho mình 1 đế quốc rất hùng mạnh. Hơn 2.000 năm trước, người Lydia đã xây dựng thủ đô Sardes của họ trên bờ sông Pactole. Đó là 1 nơi sầm uất, nằm ở vị trí đắc địa qua các tuyến đường thương mại thời kỳ ấy. Với nguồn cung cấp kim loại quý, người Lydia ở Sardes đã đưa ra 1 trong những phát minh quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Họ sử dụng hỗn hợp vàng bạc từ con sông để chế tác các đồng xu.

Bảo tàng Anh ở Luân Đôn nắm giữ 1 trong số những bộ sưu tập tiền xu lớn nhất trên thế giới. Và câu chuyện 2.600 năm tuổi về những đồng xu bắt đầu với những mẫu kim loại tròn, nhỏ, dày, từ hợp kim vàng bạc do những người Lydia tạo ra. Ông Andrew Meadows, chuyên viên Bảo tàng Anh: “Ở đây chúng tôi có những thứ, cho đến nay chúng tôi có thể nói rằng là những đồng tiền sớm nhất từng được sản xuất. Chúng được tạo ra trong khu vực của người Lydia, chúng có thể được tạo ra bởi các vị vua Lydia và chúng được tạo ra từ hợp kim vàng bạc. Chúng tôi không biết tại sao họ sử dụng hợp kim vàng bạc, nhưng thực tế có gì đó liên quan đến hợp kim có trong nước sông Pactole chảy qua thủ đô Sardes của vương quốc Lydia”.

PHẦN II : Vàng ở vùng Hy Lạp – đế chế La Mã

Hình: Tiền vàng của Croesus, Lydian, khoảng năm 550 trước Công nguyên, được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Trước đây con người thường trao đổi hàng hóa bằng bất cứ thứ gì từ vật nuôi cho đến vỏ sò, nhưng giờ đây đã có 1 cái gì đó tốt hơn thay thế. Mọi người không phải cân thanh kim loại mỗi khi họ muốn giao dịch hàng hóa. Người Lydia đã tận dụng phát minh đó của mình. Nhưng vẫn còn 1 vấn đề, bởi vì các đồng xu được làm bằng hợp kim vàng bạc, người ta không thể biết được giá trị thật sự của vàng khi kết hợp với giá trị thấp hơn của bạc là bao nhiêu. Và người Lydia cũng đã giải quyết luôn vấn đề này. Người Lydia đã tạo ra những xưởng tinh chế vàng đầu tiên, bằng cách kết hợp công nghệ tách với các kỹ năng tạo ra các đồng xu, họ đã tạo ra một thứ rất hấp dẫn. Tại xưởng đúc tiền hoàng gia, người Lydia đã chế tác những đồng tiền vàng nguyên chất đầu tiên trên thế giới. Và người đầu tiên tạo ra những đồng tiền vàng đó là vua của người Lydia, Croesus. Tên của ông đã trở thành một từ biểu thị cho sự giàu có. Đồng tiền vàng và bạc đúc ở Sardes là tiền kim loại đầu tiên trên thế giới. Đó là một hệ thống tiền tệ trãi rộng khắp thế giới trong suốt 2.000 năm. Các đồng tiền trở nên phổ biến và lan đến biển Ê giê, Hy Lạp và xung quanh Tiểu Á. Tiền kích thích thương mại phát triển và mang lại sự giàu có và quyền lực cho Lydia. Croesus được biết đến là người giàu nhất thế giới, ông muốn mở rộng đế chế của mình, với ý nghĩ rằng sự giàu có sẽ khiến ông bất khả chiến bại.

Ông dự định tấn công người Ba tư, Croesus tìm kiếm lời khuyên từ nhà tiên tri ở đền Delphi, trước trận chiến. Nhà tiên tri dự đoán rằng Croesus sẽ phá hủy 1 đế quốc lớn. Tự tin về chiến thắng, ông đã gây chiến với người Ba tư. Sau khi bị bao vây tại Sardes, người Lydia đã bị tiêu diệt từ thời điểm đó. Tiến sĩ Barbara Graziozi, Đại học Durham, Anh: “Croesus rất tức giận và muốn biết tại sao nhà tiên tri đã nói dối ông, mặc dù là trên thực tế Croesus đã tặng cho nhà tiên tri rất nhiều quà và nhà tiên tri nói rằng tôi không nói dối về một vương quốc vĩ đại đã bị phá hủy, nhưng đó lại là vương quốc của ngài”. Mặc dù, người Lydia đã đánh mất đất nước nhưng thủ đô Sardes vẫn là một thành phố quan trọng trong suốt nhiều thế kỷ, nơi đây nằm dưới sự cai trị của người Ba tư, người Hy Lạp  và người La mã.

 Di sản vĩ đại nhất của người Lydia là hệ thống tiền đúc. Người Ba tư được kế thừa những xưởng đúc tiền và phát hành những phiên bản tiền vàng và bạc của riêng họ. Các vị vua Ba tư cho khắc họa hình ảnh của mình lên những đồng tiền xu của họ. Sự phát triển của đồng tiền theo nghĩa đen khiến vàng được rơi vào tay nhiều người hơn và tiền mang lại nhiều lợi thế cho người cai trị ở thế giới cổ đại. Việc quan trọng cần nhớ rằng tiền xu thực sự là phương tiện đại chúng duy nhất cho thế giới cổ đại. Ông Andrew Meadows, chuyên viên Bảo tàng Anh: “Không có báo chí, không có đài, không có ti vi, cách duy nhất để bạn có thể chuyển tải thông điệp đơn giản, một cách lâu dài đó là trong hình dạng một đồng tiền riêng, sản xuất hàng loạt của mình”. Có 1 nguời đàn ông, đó là Alexander Đại đế hiểu chính xác điều này. Vị vua Macedon trẻ tuổi người đã thực hiện một loạt các cuộc chinh phục thần tốc thế giới cổ đại. Ở tuổi 26, ông đã xây dựng 1 đế chế trãi dài từ Ai Cập đến Ấn Độ. Và ông sử dụng tiền xu để mọi người có thể biết về những thành tựu của mình. Alexander sử dụng những hình ảnh nổi tiếng từ thần thoại Hy Lạp: Nike, nữ thần chiến thắng, Athena, nữ thần chiến binh. Thông điệp rất rõ ràng, Alexander đã thắng lợi trong các trận chiến. Ông muốn chắc chắn rằng những đồng tiền vàng lưu hành khắp đế chế của mình.

Thắng lợi của Alexander trong các cuộc chiến và các cuộc chinh phục đã bị chặn lại bởi những người La mã, họ sau đó đã xây dựng nên 1 trong những đế chế vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Rome là 1 cỗ máy quân sự và kinh tế rộng lớn và nó cần vàng để thúc đẩy sự tiến bộ. Đối với người La mã, vàng vừa là thiêng liêng vừa là thế gian, họ cất giữ tài sản của mình trên đồi Capitoline ở trung tâm của thành phố trong ngôi đền thờ thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La mã. Trong truyền thuyết La mã, họ gần như mất tất cả vàng của họ vào tay những kẻ xâm lược đến từ Gaul. Thành phố bị tấn công bởi 1 nhóm binh lính người Gaul, những người đến được đỉnh Capitoline mà không bị người La mã phát hiện ra. Chỉ có tiếng quang quác của đàn ngỗng cảnh báo những người lính canh. Mục tiêu cướp thành phố và vàng đã không thành công. Người La mã rất biết ơn về điều này, họ xây dựng 1 ngôi đền mới cho Juno Moneta, Nữ thần Cảnh báo. Tên của bà có mối liên hệ sau đó với vàng, “moneta” đã trở thành 1 từ trong tiếng Latin có nghĩa là “tiền”. Người La mã đã mang đến cho chúng ta từ “tiền”. Và họ cũng có 1 nhu cầu liên tục trong vấn đề thực tế, các cuộc chinh phục là rất tốn kém. Người La mã chiếm phần lớn thế giới như chúng ta đã biết. Sức mạnh của đế chế La mã trãi dài từ châu Âu đến Bắc Phi, nhưng bên cạnh vinh quang, thắng lợi cũng mang đến những vấn đề. Riccardo De Sanctis, nhà Sử học: “Một mặt những lãnh thổ này mang lại sự thịnh vượng cho đế chế La mã, bởi ở đó có rất nhiều khu mỏ, nguồn tài nguyên là các kim loại quý giá như vàng. Nhưng mặt khác, mỗi cuộc chinh phục lại gia tăng nhu cầu về tiền chi cho quân đội lúc này đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Giải pháp đến khi người La mã chinh phục Tây Ban Nha và chiếm hữu khu vực Las Medulas. Những ngọn núi ở Las Medulas rất giàu vàng, những ngọn núi cho người La mã nguồn cung an toàn và dường như vô tận mà họ cần”.

Trong sứ mệnh tìm kiếm vàng các thợ mỏ La mã đã thay đổi cảnh quan ở đây mãi mãi. Họ đã phá hủy toàn bộ vách đá xây dựng mạng lưới đường hầm và lò trên khắp các ngọn núi. Cảnh quan đầy những vết sẹo tổn thương là minh chứng cho những nổ lực của người La mã. Đó là công việc khó khăn, ngay cả có sự trợ giúp của hàng ngàn nô lệ. Đó là 1 tiến trình khó nhọc, chậm chạp, quá chậm để đáp ứng những nhu cầu của họ. Alfredo Rodriguez, nhà Sử học: “Chúng ta hiện giờ đang ở trong khu vực trung tâm của ngọn núi. Những người La mã đã phá hủy ngọn núi để tìm kiếm vàng, họ đã hủy hoại mọi thứ để duy trì đế chế của mình. Một đế chế được duy trì nhờ đội quân được trả lương và hệ thống nô lệ, những thứ này đòi hỏi 1 lượng vàng lớn. Thứ mà người La mã kiếm ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy châu Âu, Bắc Phi, châu Á và ở đây phía Tây Bắc Tây Ban Nha.”

Để tăng tốc sản xuất, các kỹ sư La mã đã đưa ra 1 giải pháp thông minh, trong 1 thời đại trước khi máy móc và vật liệu nổ ra đời, đó là họ sử dụng áp lực nước để có được vàng cho mình. Để có nguồn cung cấp nước, người La mã sử dụng tuyết từ 1 dãy núi lân cận.  Sau đó nước từ tuyết tan chảy được vận chuyển trên cả nước trở lại các mỏ vàng. Họ đã xây dựng mạng lưới các kênh để mang nước, 1 số trong số đó dài tới hàng trăm km. Nước được lưu trữ trong các hồ chứa, khi áp lực tích tụ ở Las Medulas họ đào hầm để chuyển nước vào trung tâm của những ngọn núi. Khi có đủ áp lực, nước được tháo ra, lao vào các đường hầm và chảy qua những đoạn đường hẹp với 1 lực đủ để gạn lọc vàng trên núi. “Nhà sử học La mã, Pliny đã gọi việc làm này là sự phá hủy ngọn núi, bởi vì thực sự họ cho nổ tung cả ngọn núi theo đúng nghĩa đen”.

Mặc cho thiệt hại môi trường trong quá trình khai thác vàng của người La mã, vàng vẫn dồi dào ở đây và khu vực xung quanh, mang lại lợi nhuận lớn cho việc khai thác mỏ hiện đại sau này. Kỹ thuật khai thác và chế tác hiện đại khiến hoạt động này trở nên rất hiệu quả. Họ sản xuất 5,5 tấn vàng mỗi năm nhiều hơn những gì người La mã có thể mơ ước. Alfredo Rodriguez, nhà Sử học: “Theo những bằng chứng khảo cổ học mới nhất, người La mã khai thác được từ  4 -5 tấn vàng trong 200 năm khai thác ở đây. Nó không phải là số lượng nhiều so với những tiêu chuẩn ngày nay. Nhưng hãy nhớ rằng khi ấy là vào thời cổ đại khi mà vàng vô cùng khan hiếm. Ở Rome người nào sở hữu vàng, người ấy là chủ nhân của mọi thứ”.

Ở Rome sở hữu vàng là rất quan trọng vàng có thể mua mọi ưu đãi ở mọi cấp độ. Đây là xã hội đầu tiên bị ám ảnh bởi sự giàu có của mỗi cá nhân. Nguồn cung vàng đối với người La mã luôn bị bỏ xa bởi cầu dù cho nguồn vàng mới vừa được tìm thấy, họ vẫn muốn nhiều hơn. Đế quốc La mã là 1 khu vực tiền tệ độc nhất. Tiền xu lưu hành khắp khu vực rộng lớn này và chúng giữ cho bộ máy kinh tế La mã hoạt động. Các vị hoàng đế luôn luôn có suy nghĩ rằng để làm sao nguồn cung vàng hạn chế, có thể mở rộng hơn bằng cách bí mật thêm các kim loại rẻ tiền hơn. Các đồng tiền có thể được đúc với chỉ 1 ít vàng và bạc, nhưng nếu mọi người phát hiện ra họ sẽ không tin tưởng vào loại tiền tệ này. Và 1 bộ phận kẻ tha hóa cũng có thể phá hoại tiền đúc bằng cách cắt các mẫu nhỏ từ rìa các đồng xu. Vàng có thể bị đánh cắp từ các cơ quan nhà nước. Công chúng mất niềm tin vào tiền tệ. Tiền mất giá trị. Lạm phát tăng lên từng chút một. Đồng tiền có 1 sức nặng hơn ở những nơi có nền kinh tế yếu kém sẽ biến đế chế trở nên suy tàn.

Hình: Hagia Sophia, Istanbul ngày nay, được xây dựng như một Thánh đường Kitô giáo từ năm 532 – 537 ở Constantinople.

Hoàng đế La mã Kitô giáo đầu tiên Constantine Đại đế quyết định kiểm soát các vấn đề, ông cho di chuyển trung tâm đế chế của mình ra khỏi một Rome tham nhũng, ra 1 thành phố mà ông đặt theo tên của mình Constantinop. Tại thủ đô mới của mình ngày nay là Istanbul, Constantine Đại đế đã nói ông sẽ xây dựng 1 đế chế hùng mạnh dựa trên thương mại và Kitô giáo. TS Eurydice Georganteli, Viện Mỹ thuật Barber: “Constantinop nằm ở điểm giao nhau giữa phương Đông và phương Tây dễ dàng tiếp cận với tài nguyên khóang sản và thật sự ghi lại tầm nhìn của người sáng lập ra nó. Thành phố đã phát triển thành 1 thành phố quốc tế trong mơ trong hơn 1 thiên niên kỷ”. Thương mại phát triển rực rỡ. Constantine cho đúc 1 đồng tiền vàng mới, đồng xu “solidus”, đây là thành tích của ông. Vàng nguyên chất không bao giờ bị loại bỏ, và thành công đến nỗi nó được gọi là đồng đô la Trung cổ. Tiền xu Solidus được sử dụng ở những nơi xa hơn như Trung Quốc, Anh và vùng Scandinavi. Nó trở thành 1 trong những đồng tiền tồn tại lâu nhất trong lịch sử. Constantinop là trung tâm của thế giới, sự giàu có của thành phố này được thể hiện qua các công trình kiến trúc vĩ đại như nhà thờ Santa Sophia, mái vòm của nhà thờ được dát bằng 12 tấn vàng.

Constantinop trở thành thành phố vàng của các nhà thẩm mỹ và các thợ thủ công giỏi nhất trên thế giới. Khi Constantinop phát triển mạnh ở phương Đông phần còn lại của đế chế La mã phương Tây tan vỡ đã đẩy châu Âu vào thời kỳ đen tối. Mọi người rời xa thị trấn và thành phố, trở lại với những khu định cư nhỏ gần với đất đai hơn. Luật pháp và trật tự tan rã, vào những thời điểm không chắc chắn này, người ta tích trữ vàng của họ, với hy vọng giữ cho nó an toàn khỏi nạn cướp bóc. Rồi rất nhiều vàng dưới lòng đất họ cất giấu đi, tiền không có nhiều để lưu hành. Với việc tiền không còn sử dụng nhiều nữa, thương mại đi xuống, nền kinh tế trở nên èo uột.

Hình: Vương miện vàng của vua Christian IV của Đan Mạch, hiện đang nằm ở Lâu đài Rosenborg, Copenhagen.

Vàng 1 thời từng thúc đẩy cỗ máy La mã phát triển, giờ đã được giữ lại cho 1 ngày tốt đẹp hơn. Châu Âu thoát khỏi thời kỳ đen tối, nhanh chóng phát triển rực rỡ với nhiều nhà máy và những cải tiến lớn. Nhà thờ được xây dựng và các trường Đại học được thành lập. Vào thế kỷ 13, những người đứng đầu các vương quốc mới giàu có ở phía Tây châu Âu đã nhanh chóng ra lệnh cho đúc những đồng tiền vàng của riêng mình. Việc này được so sánh như là 1 cuộc Thập tự chinh Tài chính, những đồng tiền này sẽ cạnh tranh với đồng tiền “solidus” từ Constantinop. Giàu có và hùng mạnh nhất trong các thành phố châu Âu là Venice. Venice nằm trong vị trí đắc địa trong giao thương và trao đổi vàng trên biển. Ngành sản xuất và chế tác vàng Venice đã trở nên nổi tiếng và giàu có. Các nhà lãnh đạo và các thương gia giàu có đã chiếm số đông ở thành phố này. Constantinop bị bỏ lại phía sau, thành phố và văn hóa của đế quốc Bizantin đã sụp đổ. Ngay cả những đồng tiền vàng nổi tiếng của nó cũng chấm dứt sự thống trị sau gần 1.000 năm quyền lực.

PHẦN III :  Vàng ở Trung Đông và Phương Đông

Trên dãy núi cao Andes ở Peru mọi người đang bắt đầu 1 ngày làm việc dài. Santa Phelomina là 1 vùng đất không có gì nổi bật, nhưng trong hơn 20 năm qua khu định cư này tồn tại vì 1 lý do duy nhất, đó là vàng. 150 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, sống và làm việc ở đây. Và hàng tuần lại có thêm vài người đến. Ở trung tâm của Santa Phelomina là 1 mỏ vàng cũ bị bỏ hoang, sau khi 1 công ty khai thác mỏ của Mỹ dời đi vào những năm 1950. Vẫn còn đủ vàng trong đá để cho những người đàn ông đi xuống khu hầm mỏ cũ, nằm sâu dưới lòng đất tìm vàng bằng tay và mang vàng lên trên mặt đất. Đó là công việc khó khăn và nguy hiểm. Ở đây cuộc đấu tranh về vàng không phải là vì sự giàu có mà là sự tồn tại. Ở trên mặt đất, quá trình phân tích vàng bắt đầu. Các tảng đá được đập thành những mảnh nhỏ, từng bước, từng bước, đá cứng nhỏ đần thành sỏi, sau đó là bụi. Không có nhiều máy móc thiết bị ở Santa Phelomina, ngành công nghiệp này được tạo ra bằng chính sức người. Những người đàn ông làm việc hầu như trong suốt 1 ngày. Thủy ngân được thêm vào bùn, thủy ngân kết hợp với vàng mang lên từ lòng đất tạo thành hợp kim gọi là hỗn hống, chúng có thể được loại bỏ. Tách gạn vàng từ hàng trăm lít bùn và nhiều giờ làm việc của con người được chứa trong hợp kim hỗn hống ấy. Chất tẩy rửa đơn giản sẽ loại bỏ những dấu vết cuối cùng của tạp chất. Khi hỗn hợp được nung nóng, thủy ngân bắt đầu bay hơi chỉ còn lại vàng. 60 kg đá được mang lên từ sâu dưới lòng đất, cùng với việc đập và nghiền đá trong 1 ngày, cuối cùng chỉ còn 4 gram vàng.

Vàng ở cận Sahara, châu Phi.

Không phải xã hội nào cũng coi trọng vàng như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Trong nhiều thế kỷ người dân vùng cận Sahara, châu Phi, có rất nhiều vàng nhưng họ lại thiếu những thứ thiết yếu cho cuộc sống như muối. Người Ả rập đã biết về vàng của người châu Phi hơn 1.000 năm trước. Thay vì chinh phục họ sử dụng 1 loại vũ khí hiệu quả hơn, đó là thương mại, họ đã mang đi khắp sa mạc Sahara. Khi đến các bãi vàng, họ tiến hành 1 nghi thức rất cổ xưa gọi là Dambatan. Người Ả Rập chỉ cần đơn giản để muối của họ vào 1 nơi định sẵn, 2 bên không bao giờ phải gặp nhau. Người châu Phi ra khỏi thế giới bí ẩn đầy vàng của họ. Nếu người Ả rập hài lòng, vàng là của họ. Với thỏa thuận được thực hiện, người châu Phi có muối, thứ quan trọng với họ rất nhiều so với thứ kim loại sáng bóng. Lạc đà giúp người Ả rập đi qua sa mạc Sahara để tìm kiếm vàng. Vùng đất được gọi là Bờ biển vàng châu Phi là nơi độc quyền của người Ả rập, các đoàn lữ hành trên sa mạc tạo nên tuyến đường thương mại lớn. Vàng chảy về Trung Đông. Thế giới Hồi giáo phát triển mạnh mẽ, và trở thành trung tâm văn hóa và thương mại lớn. Vàng mang lại sự giàu có cho các quốc vương Ả rập, họ đã sống trong sự huy hoàng. Các đội quân Hồi giáo đã chinh phục các lãnh thổ mới. Nhưng chính đế chế thương mại của họ mới trở nên hùng mạnh nhất thế giới.

Vào năm 1300 dường như người Hồi giáo đã có bước tiến lớn trước người Phương Tây. Châu Âu lúc này có 1 sự tương phản khá lớn, châu lục này phải đối mặt với 1 thế kỷ của bạo lực và thảm họa. Vàng hiển nhiên bị lãng quên giữa thảm họa, lúc này được mô tả như thời đại của quỷ Satan. Trong 100 chiến tranh và bất ổn nội tại đã nổ ra trên khắp lục địa. Biến đổi khí hậu khiến thời tiết lạnh và ẩm ướt hơn, trong 3 năm liên tiếp, mùa vụ hoàn toàn thất bát. Khu vực Tây Âu phải chịu nạn đói tồi tệ nhất trong từ trước tới nay. Sau đó 1 nỗi kinh hoàng lớn lan đến từ phía Đông. Bệnh Dịch hạch. Cái chết Đen lan nhanh, nó đã giết chết 1/3 dân châu Âu, với tổng số ít nhất là 20 triệu người. Phải mất tới 3 thế kỷ, dân số mới dần khôi phục lại. Nhưng ảnh hưởng kinh tế của bệnh dịch hạch lại rất đáng kinh ngạc.

Người đi làm ít đi, người lao động và thương nhân lại gia tăng nhu cầu nhiều hơn, tiền lương tăng, mọi người đã có nhiều nhu cầu hơn cần chi tiêu. Điều này thúc đẩy sự phát triển của tiêu dùng, vàng 1 lần nữa có cơ hội tạo ra nhiều tiền hơn. Khi các mỏ khai thác trên toàn châu Âu tăng cường sản suất, cung vàng giảm dần. Giữa TK 15, châu Âu đã cạn kiệt nguồn vàng được biết đến, mọi người bắt đầu nhìn xa hơn.
Điều đó có nghĩa là họ phải đi về phương Đông đến những đến những vùng đất giàu có huyền thoại của châu Á. Trước đó 150 năm, Marco Polo đã mạo hiểm đi bộ từ Venice đến Trung Hoa. Đó thực sự là sự khai sáng. Những ghi chép của Marco Polo là những hiểu biết sâu sắc nhất của người châu Âu về những bí ẩn của phương Đông. Ông đã vô cùng ngạc nhiên về thế giới mà ông đã trông thấy.

Người Trung Hoa có trình độ phát triển, tổ chức cao và nhiều vàng. Marco Polo cũng mô tả cả Nhật Bản, mặc dù ông chưa bao giờ đến đó. Ông nói về 1 hòn đảo lớn với những người dân có làn da trắng mịn, không bị ảnh hưởng bởi thương mại với phần còn lại của thế giới và vàng rất dồi dào, người Nhật thậm chí còn tạo ra những cung điện từ vàng của mình. Marco Polo đã truyền cảm hứng cho 1 thế hệ các nhà thám hiểm châu Âu mới. Nổi tiếng nhất trong số đó là con trai 1 người thợ dệt từ Genova, Cristoforo Colombo. Colombo là một thủy thủ và là 1 người mơ mộng, Colombo đã đọc những ghi chép về Nhật bản của Marco Polo 1 cách say sưa. Một hòn đảo với vô số vàng đã mê hoặc ông. Colombo đã bị sa thải vì điều này và ông đã lên kế hoạch cho 1 chuyến đi vĩ đại. Colombo muốn theo Marco Polo về phía Đông, nhưng bằng đường biển, chứ không phải đất liền. Các thủy thủ Bồ Đào Nha đã đi thuyền qua châu Phi vào Ấn Độ Dương và mở 1 tuyến đường phía Đông đến châu Á. Nhưng Colombo cho rằng ông có thể đi bằng phía Tây và đến Nhật Bản dễ dàng hơn. Nhưng ông cần hỗ trợ về mặt tài chính và chính trị. Colombo đã đến yết kiến các hoàng gia trên khắp châu Âu với kế hoạch của mình.

Colombo đi về phía Tây tìm Nhật Bản

Sau nhiều năm cố gắng ông đã thuyết phục được nữ hoàng Isabella và vua Ferdinan của Tây Ban Nha. Colombo đã ký hiệp ước với Hoàng gia Tây Ban Nha và hành trình khám phá được thực hiện. Colombo khởi hành hướng về phía Tây tiến vào Đại Tây Dương với 1 thủy thủ đoàn 87 người, ông chẳng có gì ngoài sứ mạng của mình và bản sao của Maco Polo dẫn đường. Sau 2 tháng lênh đênh trên biển họ cũng đến được đất liền, nhưng đó không phải là Nhật Bản mà là 1 hòn đảo ngoài khơi Cuba. Ở bờ biển họ gặp những người bản địa mang theo vàng. Colombo đã thuyết phục mình tiến gần tới mục tiêu tìm vàng, nhưng ông đã thất vọng. Anuncida Colon là hậu duệ của Colombo, cô tin rằng Colombo biết mình không ở Nhật bản mà tình cờ phát hiện 1 vùng đất mới hoàn toàn xa lạ với người châu Âu. Anuncida Colon, nhà Sử học: “Trong chuyến đi đầu tiên Colombo nhận ra ông không ở châu Á. Ông ước ao được thấy những thành phố, những nơi buôn bán và thương mại phát triển. Hiển nhiên là ông không thấy những gì mình hy vọng trong chuyến đi này. Và cuối cùng ông chẳng bao giờ thấy những thành phố như vậy”. Colombo đã không để vùng đất mới này đánh cắp hy vọng của ông cùng với vàng. Nhật ký của ông đề cập vấn đề này đến 65 lần. Điều đó cho thấy ông vẫn lạc quan.

Ông viết như thế này: từ sức nóng khủng khiếp mà tôi phải chịu đựng, đất nước này phải có rất nhiều vàng”. Colombo thực hiện thêm 3 chuyến đi và đặt chân đến 1 lục địa mới nhưng ông không bao giờ tìm thấy số lượng vàng lớn mà ông mơ ước. Cristoforo Colombo đã qua đời mà không hoàn thành được ước nguyện. Vua Tây Ban Nha tiếp tục phái người của mình đi khắp đại dương để lấy vàng bằng bất cứ giá nào. Cristoforo Colombo mặc dù được nhớ đến như 1 người đã khám phá ra châu Mỹ, nhưng giải thưởng bằng vàng lại dành cho người khác, đó là Francisco Pizarro người đã đưa việc tìm kiếm vàng đến những thái cực mới.

Ở Peru, quốc gia mà Pizarro đã chinh phục, ông được nhớ đến như người sáng lập thủ đô Lima. Ông là 1 nhà thám hiểm, 1 người không biết chữ, nhưng vô cùng tàn nhẫn trong quá trình tìm vàng. Pizarro đã thực hiện 1 số hành trình trên Đại Tây Dương đến thời điểm đó, người Tây Ban Nha  đã sở hữu 1 thuộc địa gọi là Hispaniola, từ đây Pizarro đi về phía Nam đến 1 lục địa chưa được khám phá. Khi Pizarro và 200 thuộc hạ của mình đến Peru họ không biết những gì ở phía trước. Vùng đất này là quê hương người Inca, họ có 1 nền Nông nghiệp tiên tiến trợ giúp 1 xã hội tương đối phức tạp phát triển. Họ có thể trồng đủ lương thực cung cấp cho dân số 3,5 triệu người. Đó là 1 nền văn hóa có tổ chức và hiệu quả. Đế chế Inca là nền văn minh hùng mạnh nhất trong lịch sử Nam Mỹ. Người Inca xây dựng thị trấn, thành phố và những con đường lớn trên núi. Nhưng quan trọng nhất trong tất cả đối với những người chinh phục Tây Ban Nha, đó là người Inca có vàng. Đứng đầu đế chế Inca là Atahualpa. Sau khi đặt chân lên bờ biển Peru, Pizarro và thuộc hạ tiến vào đất liền. Đó là 1 cuộc diễu hành khó khăn trên những ngọn núi. Pizarro được nhận tin báo là Atahualpa đang ở thị trấn Cajamarca, họ đi thẳng tới đó.

Phần IV: Vàng ở Tân thế giới chảy về châu Âu

Người ta chinh phục tiêu diệt đế chế Inca do họ đầy vàng:

Atahualpa và các quan lại quý tộc đang ở trong 1 spa gần đó, đang thư giãn ở suối nước nóng, sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu. Pizarro cử  Basedo em trai của mình đến gặp vua Inca nhưng anh ta vào ngày hôm đó đã từ chối gặp họ. Người của Basedo trở về thị trấn. Người Tây ẩn nấp trong quảng trường chính, họ đã trãi qua 1 đêm không mấy dễ chịu. 200 người chinh phục biết rằng có 1 đội quân Inca cùng hàng ngàn người đang ở gần đó. Buổi sáng sẽ mang đến cuộc gặp gỡ 2 nền văn minh. Ngày hôm sau, 1 đám rước lớn tiến đến quảng trường. Efrain Trelles, nhà Sử học: “Lúc ấy bên cạnh Atahualpa chỉ có vũ công, những người hát rong, các nhạc sĩ và diễn viên, chứ không có binh lính hay vệ sĩ. Kế hoạch của Atahualpa là tổ chức 1 bữa tiệc linh đình và tóm gọn Pizarro tại đó. Khi người Tây nổ súng, vung kiếm lên họ dễ dàng đánh bại quân đội bản xứ, Atahualpa bị tiêu diệt”.

Dọc theo con đường hoàng gia từ Cutco, thủ đô của người Inca là đầy dẫy những chiếc cúp vàng, lọ, tượng đài nhỏ bằng vàng, có cả 1 bức tượng như đài phun nước bằng vàng. Còn có cả 1 bệ thờ làm bằng vàng nặng 1 tấn. Một thế giới mới được dựng nên bằng sự tàn bạo và khát máu, hàng ngàn người Inca đã bị giết hại. Một mục tiêu trốn tránh kẻ xâm lược được đặt ra.

Hình: Di vật bằng vàng ở Bogotá Colombia.

Thành phố El Dorado bằng vàng.

Truyền thuyết trên khắp Nam Mỹ đã nói về toàn bộ thành phố được làm bằng vàng và thậm chí hồ nước thiêng liêng của Thần Mặt Trăng chứa đầy kho báu. Những kẻ chinh phục đã tìm kiếm nhưng El Dorado vẫn ở 1 nơi nào đó và có lẽ là 1 huyền thoại được kể tiếp bằng người bản địa muốn thoát khỏi kẻ chinh phục Tây Ban Nha. El Dorado ở Peru. El Dorado ở Cuba. El Dorado ở Mexico. Khi ấy người Inca nhận ra người Tây Ban Nha yêu thích vàng hơn tất cả. Khi người Inca muốn tống khứ kẻ chinh phục thì cách tốt nhất là nói cho chúng biết nơi có nhiều vàng hơn và chúng sẽ rời đi.

Ngay cả khi không có El Dorado châu Mỹ đã có rất nhiều vàng, trong nhiều năm liền băng qua đại dương, người Tây Ban Nha đã vận chuyển vàng về đến quê nhà. Vàng cướp bóc và sau đó khai thác ở Nam Mỹ đã biến Tây Ban Nha thành cường quốc kinh tế của châu Âu. Nhưng người Tây Ban Nha đã lún sâu vào 1 loạt các nổ lực thất bại để khẳng định tầm ảnh hưởng của họ. Nhà văn Peter Bernstein: “Đó là 1 câu chuyện thú vị bởi vì nó lặp đi lặp lại trong lịch sử sự tồn tại của vàng rằng: “Những nhà cai trị và ngay cả những người giàu có thường nghĩ rằng họ có thể làm mọi thứ khi họ có vàng. Tuy nhiên, mọi thứ thường kết thúc dưới nấm mồ. Đó là thứ nguy hiểm. Thật tuyệt vời khi có được nó nhưng nó sẽ làm điều gì đó rất khủng khiếp với bạn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn”.

Người Tây Ban Nha tiêu dùng vàng cho phương Đông vào thế kỷ 16

Người Tây Ban Nha đã nhận ra thứ có thể trao đổi cho những hàng hóa xa xỉ được nhập khẩu từ phía Đông. Người châu Á vận chuyển hàng hóa mình với số lượng lớn, người Tây Ban Nha trả bằng vàng. Thương mại dường như diễn ra 1 chiều. Người Tây Ban Nha muốn lụa, gia vị và gốm sứ từ phương Đông nhưng tất cả người châu Á muốn là vàng. Và khi người châu Á nhận được nó, họ sẽ giữ nó. Nhà văn Peter Bernstein: “Giao thương diễn ra giữa phương Tây và châu Á, chủ yếu là gia vị và các hàng dệt may, và châu Âu vận chuyển vàng trở lại châu Á”. Lý thuyết Kinh tế nói rằng: Nếu cuối cùng bạn có đủ tiền thì bạn muốn làm gì đối với nó, nhưng người châu Á vẫn giữ chất kim loại lạnh lùng này trong túi của mình. Nhà văn Peter Bernstein: “Đây dường như là thói quen của người Phương Đông, họ muốn để dành, trong lúc người Phương Tây luôn muốn sử dụng”. Khi người châu Á nắm giữ toàn bộ số vàng này, người Tây Ban Nha không có cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp và thương mại của mình. Cơ hội vàng đã mất. Khả năng tiêu thụ vàng của người châu Á vẫn duy trì đến ngày nay. Về thương mại thế giới, Ấn Độ vẫn là nhà nhập khẩu vàng lớn nhất. Sự quyến rủ của vàng vừa là 1 nét văn hóa nhưng cũng vừa mang tính thực tế. Vàng là 1 phần quan trọng trong những  nghi lễ của đám cưới của người theo đạo Hindu, nhưng nó không chỉ là vật trang trí, nó có thể được tích trữ giữ an toàn cho những thời điểm khó khăn.

Trao đổi vàng ở châu Âu chuyển thành hối phiếu

Trong khi người châu Á cất giữ như những tấm huy chương vàng thì người châu Âu dùng vàng lưu thông như tiền. Vàng là sự sống của thương mại. Các hội chợ lớn xuất hiện khắp châu Âu, nơi tất cả các loại hàng hóa được mua và bán, số lượng vàng lớn được trao đổi theo kiểu trao tay đã trở thành 1 vấn đề, vì vậy các thương nhân phát triển 1 hình thức thanh toán của riêng mình. Họ bắt đầu viết các cam kết cho nhau hứa sẽ trả 1 số lượng vàng nhất định, giống như kiểu giấy ghi nợ. Chức năng sử dụng của các tờ hối phiếu, dần trở nên đa dạng hơn nhiều. Các tờ hối phiếu bắt đầu thay thế vàng trong nhiều giao dịch và trong những lý do rất thực tế. Giáo sư Hilario Casado Alonso, ĐH Valladolid, Tây Ban Nha: “Việc vận chuyển được tiến hành từ Tây Ban Nha tới Pháp hoặc Bỉ, … (từ Medina del Campo tới Lyon hoặc Antwerp, hoặc từ Cartegena, Indias tới Medina del Campo). Điều đó có nghĩa là thương nhân không thể vận chuyển vàng hoặc bạc bằng ngựa hay la vì vừa cồng kềnh lại nguy hiểm. Họ có thể bị tấn công hoặc bị cướp. Tại các hội chợ tấp nập vào thời điểm đó, hối phiếu được mọi người lựa chọn. Hối phiếu không chỉ chi trả cho hàng hóa mà bắt đầu được trao tay như 1 loại tiền tệ vậy. Hối phiếu luôn được sử dụng như vậy vì cuối cùng chúng luôn có thể đổi lại bằng vàng. Hối phiếu giúp thương mại giao dịch thuận lợi hơn và cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Giáo sư Hilario Casado Alonso, ĐH Valladolid, TBN: “Để những tờ hối phiếu giao dịch thành công, ngừơi tiêu dùng phải tin tưởng 1 điều rằng mẫu giấy nhỏ này có giá trị thực tế tương đương 1 số tiền, nó thực sự có giá trị khi nó được đảm bảo bởi tổ chức được tin cậy rộng rãi, ví dụ như ngân hàng. Hiển nhiên là những ngân hàng có tiềm lực và nổi tiếng, hối phiếu an toàn hơn”.

Hối phiếu là tiền thân của tiền giấy hiện đại. Bản thân tiền giấy không có giá trị như vàng, chúng được xem như thứ thay thế vàng, bởi vì cá nhân hay các tổ chức phát hành tin tưởng chúng, họ dựa vào niềm tin và danh tiếng.

Những tờ giấy đầu tiên do ngân hàng Anh phát hành, dựa trên danh tiếng ngân hàng dùng để thanh toán nếu mọi người có nhu cầu, và khoản thanh toán này được thực hiện bằng vàng. Người giữ tờ tiền có thể yêu cầu đổi nó lấy vàng bất cứ lúc nào. Thứ kim loại này vẫn được tin tưởng hơn bất cứ thứ gì khác. Nhưng tiền giấy chỉ được sử dụng cho các giao dịch lớn, những đồng tiền vàng và bạc vẫn tạo ra sự sử dụng hàng ngày.

Những đồng tiền bị cắt xén

Ngay cả những đồng tiền làm bằng kim loại quý cũng được đặt niềm tin nơi những xưởng đúc tiền nơi chúng được làm ra. Xưởng chế tác hoàng gia đã tạo danh tiếng qua nhiều thế kỷ, nhờ các đồng tiền chứa đựng kim loại có độ tinh khiết chính xác. Nhưng vào tk 17, danh tiếng này đã bị đe dọa. Mối đe dọa không đến từ chính hãng đúc tiền mà từ công chúng bằng những đồng tiền lỗi, 1 hiện tượng phổ biến gọi là cắt xén.

Chuyên gia đúc tiền xu Dave Greenhalgh: “Chỉ cắt 1 ít thì đồng xu không bị ảnh hưởng đến trọng lượng, nhưng khi nhiều người liên tiếp cắt xén đồng xu trọng lượng sẽ giảm đáng kể, đó là trọng lượng đồng xu, thứ mang đến giá trị cho nó. Khi đó đồng xu không có giá trị như tiền nữa”. Các mẫu vàng cắt ra, nấu chảy và bán dưới dạng vàng thỏi. Trong 1 số trường hợp, những thỏi vàng này trở lại chính xưởng đúc tiền. Thiệt hại cho tính toàn vẹn của đồng tiền Anh là khá nghiêm trọng.

 Vũ khí bí mật chống kẻ cắt xén là phát minh đến từ Pháp. Máy ép tiền cơ học làm cho đúc tiền tinh vi hơn nhiều. Vua George II đã đặt máy này cho xưởng đúc tiền hoàng gia. Chuyên gia Graham Dyer, Xưởng Đúc tiền Hoàng gia: “Vào thời đó việc chế tiền bằng máy móc trở thành chuẩn mực, thay vì máy móc thủ công kiểu cũ, nó thay đổi toàn bộ bản chất của xưởng đúc tiền từ việc biến xưởng thủ công thành xưởng với máy móc hiện đại, với 1 chuỗi các hoạt động được đặt hàng. Các máy móc mới của xưởng đúc tiền được đặt trong tháp London. Máy ép trục vít đã thay đổi được độ tinh vi, thiết kế đã được thay đổi thông minh để cản trở những kẻ cắt xén. Nếu bạn có 1 đồng xu mỏng, mà cạnh nó không được xác định rõ, bạn không chắc chắn liệu đồng xu đó có bị cắt bớt hay không. Nhưng khi các đồng xu có khắc thời gian đúc hoặc cạnh có chữ cái thích hợp, thì đồng xu đó đảm bảo chống lại những người cắt xén”.

Nhưng ngay với những loại máy mới hầu hết các đồng tiền cũ đang lưu hành cũng bị cắt xén. Chính phủ đã đưa ra 1 kế hoạch táo bạo, họ sẽ thay đổi toàn bộ tiền tệ. Kế hoạch được triển khai với việc thu hồi phần lớn tiền xu, nhưng nó lại gây ra sự hổn loạn. Hổn loạn vì họ lo lắng những đồng tiền mới không có nhiều giá trị như vậy, khi họ giữ lại chúng, việc kinh doanh đình trệ, thậm chí có 1 số cuộc bạo loạn xảy ra 1 số nơi. Cuối cùng phải mất 3 năm cho việc thu hồi, thậm chí lâu hơn để xây dựng niềm tin vào tiền tệ.

Xưởng Đúc tiền Hoàng gia phải thuê 1 người mới đến để đối phó với cuộc khủng hoảng, và họ đã có 1 lựa chọn thú vị. Ngài Isac Newton được biết đến với tư cách là 1 nhà khoa học vĩ đại, nhưng ít ai biết ông đã làm việc ở Xưởng Đúc tiền trong hơn 30 năm. Newton đã mang đầu óc phân tích của mình để suy nghĩ về những vấn đề về Xưởng Đúc tiền và tiền nói chung phải đối mặt. Công việc của ông đã ảnh hưởng đến cách nền kinh tế Anh và phần còn lại của thế giới đã vận hành như thế nào cho tới tận các thế hệ mai sau. Nhưng Newton không chỉ ở trong tòa tháp ngà của Xưởng Đúc tiền, ông còn bị ám ảnh đến việc phải xử lý những kẻ cắt xén, ông nắm giữ 1 mạng lưới gián điệp và những người cung cấp thông tin trong khắp thế giới ngầm London. Ông đã mua những thông tin tình báo để có thể săn lùng những kẻ xấu. Nhà văn Peter Bernstein: “Cuộc đời của Newton đối với hầu hết chúng ta mà nói luôn chứa đựng bất ngờ với những ngã rẽ, 1 nhà khoa học tài năng trong phòng thí nghiệm và đột nhiên 1 ngày nọ ông muốn đến với thế giới thực, bỏ mọi thứ ông đang làm đến London kiếm cho mình 1 công việc trong Xưởng Đúc tiền và trở thành bậc thầy của Xưởng Đúc tiền  và kết quả ở đó ông rất quan tâm đến vàng bởi vì ông ấy là 1 nhà toán học, 1 nhà khoa học, bất cứ điều gì ông nói về vàng hay kinh tế mọi người đều lắng nghe”.

Đặt ra Tiêu chuẩn vàng chung Châu Âu

Công trình vĩ đại nhất của Newton đã đến khi ông bắt đầu xem xét mối quan hệ tài chính giữa vàng và bạc. Đây luôn là 1 vấn đề khó khăn bởi mức giá tương đối giữa 2 thứ kim loại này luôn biến động. Thật không dễ để giữ 1 loại tiền tệ ổn định mà không làm đảo lộn nền kinh tế. Newton quyết định sửa giá vàng ở 1 mức mới. Cái giá mà ông đưa ra vẫn không thay đổi ít nhiều cho đến thế kỷ 20. Mặc dù hoàn toàn có thể không nhận ra Newton tình cờ phát hiện ra 1 ý tưởng được gọi là Tiêu chuẩn vàng. Giá trị cố định của vàng đã tạo ra thước đo cho mọi thứ khác, nền kinh tế xoay quanh vàng. Nó giống như việc phát hiện ra lực vạn vật hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính vậy.

Vàng trở thành thước đo cho nền kinh tế thế giới trong hơn 2 thế kỷ. Vàng đại diện cho sự trật tự và ổn định và sẽ bảo vệ con người khỏi sự dư thừa tồi tệ nhất. Nó dường như là 1 giải pháp tuyệt vời. Nhờ đó mà vàng là những động lực mạnh mẽ. Chủ sở hữu của kim loại này vẫn tiếp tục duy trì uy lực trong tk 21 như nó đã từng như vậy và cái giá của nó vẫn trả rất cao

Phần V : Chế độ Bản vị Vàng của Anh

Tháng 2, 1797 một cuộc chiến tranh nổ ra ở châu Âu và nước Anh bị tấn công, một đội quân của Pháp tiến đến bờ biển gập ghềnh ở phía Tây xứ Welsh. Người Pháp nhắm đến 1 mục tiêu bất ngờ, đó là  thị trấn Fishgaurd. Người Pháp tiến vào đất liền, cư dân địa phưng đã chống cự quyết liệt, thậm chí 1 người phụ nữ tên Roumima Nicolas đã đơn thương độc mã bắt giữ được 14 lính Pháp.

Về mặt quân sự, ảnh hưởng của cuộc xâm lược là không đáng kể, nhưng với nền kinh tế Anh nó thực sự là thảm họa. Tin tức từ cuộc chiến Fishgaurd chuyển tới London, Ngân hàng Anh rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Ông John Keyworth, chuyên viên Bảo tàng Anh: “Mọi người nghĩ rằng cuộc xâm lược đang đến và trong thời kỳ khủng hoảng, thứ mọi người muốn là vàng, họ không muốn những tờ tiền giấy. Do đó, mọi người ngay lập tức đổ xô đến Ngân hàng và đổi tiền của họ thành vàng. Nguồn dự trữ của Ngân hàng Anh nhanh chóng xuống thấp đến mức nguy hiểm, giảm từ  16 triệu xuống còn 2 triệu bảng. Và có 1 mối nguy rất thực tế rằng Ngân hàng sẽ không hoàn thành những nghĩa vụ của mình”.

Người Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế thông minh bằng cách đe dọa dự trữ vàng của Ngân hàng Anh. Họ phá hoại tổ chức tài chính hùng mạnh nhất thế giới và tấn công nền kinh tế Anh. Trong gần 1 thế kỷ nước Anh hoạt động dựa trên 1 hệ thống gọi là Tiêu chuẩn vàng. Giá vàng được niêm yết cố định và đóng vai trò thước đo cho giá trị của mọi thứ khác. Hệ thống này đã được ngài Isac Newton xây dựng vào năm 1717. Nhà khoa học vĩ đại đã định giá cho vàng, tiêu chuẩn đã được duy trì cho đến tận tk 20. Vàng kiểm soát mọi thứ trong nền kinh tế, vàng cam kết tạo ra sự ổn định. Tiền của Anh hoặc được đúc thành vàng hoặc trong trường hợp tiền giấy có thể được đổi thành vàng bất cứ lúc nào. Điều đó có nghĩa là tiền tệ được tin tưởng rộng rãi.

Trong gần 1 thế kỷ nước Anh dự trữ vàng nhờ vào sự may mắn ở bên kia của thế giới. Nhà văn Timothy Green: “Nhưng mỏ vàng khổng lồ đã được tìm thấy ở Brazil lớn hơn nhiều những gì tìm thấy ở Tây Ban Nha đã có trong tk 16, lớn hơn nhiều những gì chúng ta đã nhìn thấy trước đây trong toàn bộ lịch sử tìm ra vàng. Vàng đã đến từ Brazil, 1 thuộc địa của Bồ Đào Nha, sau đó đem về Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha đã mua nhiều len của Anh và được trả bằng vàng Brazil. Thật bất ngờ khi bạn gặp 1 tình huống trong đó vàng có đủ cho rất nhiều người, có rất nhiều tiền vàng trong túi của họ. Dòng vàng này cũng cho phép Ngân hàng Anh giữ lại những đồng tiền giấy.”

Sự hoảng loạn khi hiện tượng Fishgaurd qua đi, lại xuất hiện 1 mối nguy hiểm tương tự, Ngân hàng đã không giữ các cam kết nữa, các loại tiền giấy không có thể đổi thành vàng được nữa. Nước Anh rời khỏi Tiêu chuẩn Vàng của mình. Phải mất tới 20 năm tranh luận chính trị, trước khi vàng trở lại trung tâm của nền kinh tế.

Cuối cùng vào năm 1821, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu để đưa Tiêu chuẩn Vàng trở lại, quyết định chính thức đưa ra, vàng có giá trị cố định và hoàn toàn có thể hoán đổi lấy tiền giấy. Nhưng thậm chí còn có những thay đổi lớn hơn nữa, 1 thế giới mới đang được xây dựng với những biến động của cuộc cách mạng công nghiệp. Các kim loại khác sắt và thép đã tạo ra thời đại của máy móc và sản xuất hàng loạt. Nền kinh tế bùng nổ và tiếp tục phát triển chưa từng có nhiều năm sau đó. Trãi qua những thay đổi của thời đại, vàng có những ổn định nhưng khi thế giới công nghiệp phát triển nhu cầu về vàng cũng tăng theo, cuộc đua tìm nguồn cung mới bắt đầu.

California, vào năm 1840 vẫn còn là vùng đất hoang vu, đó là vùng đất hoang sơ đầy hứa hẹn thu hút những người đi tiên phong. Thung lũng Sacramento là nơi hoàn hảo để định cư. Nơi đây đã thu hút Johann Sutter người đã rời quê hương Thụy sĩ để tạo cuộc sống mới ở đây. Sutter là 1 người xây dựng nên 1 đế chế. Henry William Brands, Nhà nghiên cứu Lịch sử: “Sutter tìm đường vào California, nơi ông ấy xây dựng pháo đài Sutter và 1 cơ sở nông nghiệp lớn mà ông gọi là New Helvetia, tên khác của quê hương Thụy sĩ. Vùng đất New Helvetia là vương quốc tư nhân, Sutter đã thu hút được nhiều người định cư và xây dựng kế hoạch để trở thành người giàu nhất ở bờ biển Thái Bình Dương. Đó là 1 thuộc địa khá rộng lớn và ông ấy thấy mình thực chất là 1 địa chủ phong kiến của thuộc địa này, ông suy nghĩ việc phát triển các lĩnh vực đã có ở châu Âu 4 hoặc 5 thế kỷ trước đó. James Wilson Marshall là 1 trong những người làm thuê cho Sutter. Marshall phụ trách xưởng cưa trong vùng đất New Helvetia, ông chọn vị trí lý tưởng bên cạnh dòng sông American. Vào tháng 1, 1848 Marshall đang làm việc trên sông, ông nhìn xuống dòng nước và ban đầu ông nhìn thấy ánh Mặt trời chiếu sáng từ những vật thể sáng bóng này. Ông lại nghĩ đây chỉ là những viên sỏi, đó là do sự dịch chuyển của ánh Mặt trời, hoặc có lẽ là băng giá trên mặt đất, khiến thứ ấy sáng bóng, nhưng khi ông đi dọc theo sông ông nhận thấy nó còn hơn thế nữa. Và cuối cùng ông cúi xuống kiểm tra kỹ hơn và phát hiện ra cái hố đầy kim loại màu vàng này. Những mẫu kim loại có kích thước bằng móng ngón tay cái và Marshall chưa bao giờ thấy bất cứ cái gì giống vậy trước đây. Nhưng ông ấy nghĩ nó có thể là vàng. Marshall lấy mấy mẫu kim loại về đưa cho Sutter. Họ đã thử và đó thật sự là vàng, Sutter muốn giữ bí mật cho phát hiện này, nhưng mọi chuyện rồi cũng lộ ra.”

Henry William Brands, Nhà nghiên cứu Lịch sử: “Khi vàng được tìm thấy ở Cali, tin tức lan truyền khắp nơi trên thế giới, và mọi người từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, châu Âu, họ xuất phát từ mọi lục địa và đến California. Đây là lần đầu tiên 1 sự kiện như vậy xảy ra trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn. Rõ ràng, đã có những cuộc di cư, đã có thương mại quốc tế nhưng 1 sự kiện duy nhất thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới là 1 điều đáng chú ý và thực sự chưa từng có trong lịch sử hiện đại vào thời điểm đó. Cơn sốt vàng ngày càng tăng nhiệt, mọi người tiếp tục đổ đến đây. Rất nhanh chóng New Helvetia trở thành 1 thành phố siêu vẹo. Đối với Sutter, Giấc mơ vàng trở thành 1 cơn ác mộng. Vàng dường như tiếp tục được lấy ra khỏi sông. Thật dễ dàng để lấy được vàng. Bạn đặt vào chậu nước, rồi bạn lắc, vàng bắt đầu lắng xuống đáy. Do đó bằng cách lắc cho vàng rơi xuống, rửa sạch những thứ ở phía trên, và lúc này vàng đã lắng xuống, cuối cùng cũng thấy đáy chậu và hy vọng có 1 mẫu vàng lớn. Đến 1849, Cơn sốt vàng lên tới đỉnh điểm, nhiều vận may đã được tạo ra. Những khám phá ở Cali là rất quan trọng, trong vài năm nguồn cung vàng của thế giới đã tăng gấp 5 lần. Vàng vẫn còn trên đồi Sacramento, không đủ cho các vận may nhưng cũng đủ cho 1 số.

Nhà văn Peter Bernstein: “Đây là 1 sự kích thích lớn cho nền kinh tế thế giới, rất nhiều tiền được tạo ra mà trước đó chưa từng có, chảy vào túi của mọi người, và tiền bôi trơn các bánh xe thương mại và thương nghiệp. Và không nơi nào những bánh xe đó di chuyển nhanh hơn ở Hoa Kỳ. Cơn sốt vàng đã thúc đẩy công nghiệp tăng trưởng, xây dựng nên 1 nền kinh tế hùng mạnh nhất mà thế giới từng được biết đến. Đường sắt băng qua lục địa nối Cali với các thành phố và nhà máy ở bờ Đông. Những người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới. Cơn sốt vàng cho thấy vận may có thể được tạo ra bởi những người bình thường, nó đã giúp tạo ra Giấc mơ Mỹ”.

Tuy nhiên, thực tế lại rất khác. Cơn sốt vàng  đã trở thành vấn đề toàn cầu, đã có nhiều cuộc đình công vì vàng ở Mỹ. Đã có 1 cơn sốt vàng ở Siberia, những khu mỏ khổng lồ được tìm thấy ở Úc, và sau đó sự chú ý dồn vào Nam Phi, nơi có phần thưởng lớn nhất trong tất cả. Với những người châu Âu ở tk 19, châu Phi vẫn là lục địa Đen, nhưng nơi đây có vàng. Người châu Phi đã khai thác và sử dụng vàng từ thời kỳ trị vì của các Pharaoh, sau khi kim cương được phát hiện ở Nam Phi, các nhà thám hiểm đã sớm chuyển sang tìm vàng. Trong số những người đầu tiên có 2 anh em Fred và Harris Struben. Hai anh em nhà Struben đã đi khắp nơi để tìm vàng, tất cả họ đều đi rất xa. Ông Ian Mckay, ĐH Witwatersrand: “Họ bắt đầu tìm kiếm những tảng đá có thể chứa vàng và họ tìm thấy 1 dạng đá thạch anh và nó có thể có chứa 1 ít vàng. Sau đó họ đã phân tích và phát hiện rằng thạch anh ở đây chứa hơn 2,7 kg/ 1 tấn đá. Một lượng vàng rất lớn và họ bắt đầu khai thác. Những gì tìm được khiến anh em nhà Struben nghĩ rằng thứ họ đã tìm thấy là vĩa quặng vàng. Tất nhiên họ rất phấn khích và tự tin. Thật không may sự tự tin đặt sai chổ, và sau 1 năm họ không tìm thấy bất cứ điều gì và nơi này bị bỏ hoang. Hai anh em đã bỏ cuộc mà không biết rằng vùng đất nông nghiệp trên thảo nguyên rộng lớn Nam Phi này nằm trên 1 trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất thế giới. Một vài năm sau George Harrison đã tìm thấy khu mỏ, trong khi xây dựng 1 trang trại mới. Những viên sỏi tròn nằm dưới lòng sông khoảng 2,7 tỉ năm trước và đây là vĩa quặng chính, đây là 1 trong vĩa nổi tiếng nhất ở Witwatersrand, lớn nhất trên hành tinh. Cho đến 2002, hơn 50.000 tấn vàng đã được khai thác, hay nói cách khác nó chiếm 35% tất cả số vàng đã được sản xuất. Và nơi này, đã bắt đầu lụi tàn. Đây là nơi George Harrison phát hiện vĩa quặng chính vào năm 1886. Các hầm mỏ đã được đào để đi xuống vĩa nằm sâu dưới lòng đất. Để có được vàng Nam Phi đồng nghĩa với việc phải đi sâu hơn, ngày nay phải đi sâu tới 4 km. Trông không giống mỏ vàng cho lắm. “Đây chính là quặng vàng”.

 Tiếp cận vàng Nam Phi là 1 công việc nguy hiểm và tốn kém. Cần sự đầu tư lớn để mở thêm các mỏ mới. Nhưng có 1 vấn đề khác nảy sinh, vàng trong mỏ rất khó tách ra khỏi đá. Nam Phi có thể là mỏ vàng lớn nhất thế giới, nhưng khai thác ở nơi đây không được kinh tế lắm, từ khi có khám phá khoa học thay đổi các nguyên tắc bằng cách nghiền quặng vàng và sau đó thêm cyanua, các hạt vàng có thể được tách ra khỏi đá. Nhờ có phương pháp mới 96% vàng từ các mỏ có thể được khai thác. Đột nhiên mỏ vàng này trở nên có ý nghĩa. Sự thay đổi xảy ra nhanh chóng, mặc dù các mỏ mới được đầu tư lớn. Cơn sốt vàng ở Nam Phi rất khác với ở California, công việc dưới lòng đất rất nguy hiểm.
Nhà Sử học Luli Callinicos: “Điều kiện làm việc ở mỏ trong những năm đầu khá khủng khiếp, dưới lòng đất mọi người làm việc trong điều kiện cực kỳ nguy hiểm, không có mũ bảo hiểm, không có ủng, nhiều thương vong xảy ra khi những bàn chân bị đá nghiền nát và tất nhiên là đầu cũng có thể bị nghiền nát”. Khai thác vàng cần rất nhiều lao động. Vào năm 1910, một nữa triệu thanh niên da đen bao gồm những người rất trẻ từ 15 -16 tuổi làm việc trong những mỏ vàng trong những điều kiện hết sức gian khổ. Đối với hàng trăm ngàn công nhân mỏ da đen, vàng không mang lại vận may, họ làm việc thành từng nhóm trong các mỏ vàng, tiền công ít ỏi và không nhận được bất cứ quyền lợi nào. Các mỏ vàng này là tiền thân các thị trấn ở Nam Phi như Subeito. Sự phân biệt đối xử là nguyên mẫu cho phân biệt chủng tộc Apathai. Hàng triệu người phải trả giá đắt vì vàng của Nam Phi. Điều kiện làm việc ngày nay ở các mỏ vàng Nam Phi đã được cải thiện nhiều. Nam Phi đã trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trong hơn 1 thế kỷ sau khi cyanua được phát hiện ra và các mỏ mới được mở. Vào cuối tk 19 sản xuất tăng vọt trong 5 năm nó đã gấp 30 lần. Một phần tư số vàng khai thác hàng năm đến từ Nam Phi và sản lượng tiếp tục tăng. Thế giới dường như tràn ngập vàng. 50 năm sau những phát hiện ở California, số lượng vàng được khai thác trên thế giới nhiều hơn so với 5000 năm trước. Một số người nghĩ rằng rằng có quá nhiều vàng, nhưng con người cũng tìm thấy mục đích sử dụng của thứ kim loại yêu thích của mình.

Sau các nỗ lực đưa vàng lên từ các mỏ sâu, hầu hết vàng đi thẳng xuống lòng đất đi vào kho dự trữ của ngân hàng. Các chính phủ mua vàng thỏi bởi họ muốn trữ vàng để hỗ trợ cho nền kinh tế của mình.

Phần VI :  Vàng trong thế kỷ 19 – 20

Chế độ Bản vị Vàng của Anh trở thành tiêu chuẩn quốc tế, trong những năm 1870, hầu hết các nước Tây Âu đã áp dụng chế độ Bản vị, sau đó là Nga. Năm 1900, Mỹ cũng có cam kết chính thức với Tiêu chuẩn này. Hiệu quả của chế độ Bản vị Vàng đã nâng đỡ nền kinh tế toàn cầu, giai đoạn này được biết đến như 1 thời hoàng kim của thế giới. Nhà văn Peter Bernstein: “Bản vị Vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ Bản vị Vàng tổ chức phát hành tiền mặt ở dạng giấy bạc hay tiền xu cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Một trong những lý do sử dụng vàng đó là các quốc gia không thể tự ý in thêm vàng. Bởi vì tiền tệ được dựa trên giá trị cố định của vàng, chúng có thể dễ dàng thay thế cho nhau, điều này giúp cho thương mại dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Vàng mang lại sự thịnh vượng lớn.”

Thời đại hoàng kim đã kết thúc đột ngột. Năm 1914, chiến tranh nổ ra ở châu Âu, đó là 1 kiểu xung đột mới và vô cùng đáng sợ, thời đại công nghiệp đã bước vào chiến trường. Trong 4 năm, 8 triệu người đã chết.

Khi hòa bình lập lại, thế giới đã tuyệt vọng để trở về những quy tắc đã có trước đây. Trong cuộc sống kinh tế, có nghĩa là quay trở lại chế độ Bản vị Vàng. Trong chiến tranh Anh cũng như các nước châu Âu khác, đã từ bỏ chế độ Bản vị Vàng, các nhà lãnh đạo thấy sự trở lại của chế độ này là rất quan trọng. Lượng dự trữ tại ngân hàng Anh khá thấp, nền kinh tế đã bị phá vỡ, sự trở lại của Bản vị Vàng sẽ mất thời gian. Một mục tiêu đã được đặt ra cho năm 1925. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã thực hiện những bước đi khó khăn để chuẩn bị cho kế hoạch mà ông không mong muốn. Lạm phát sẽ ảnh hưởng lượng dự trữ vàng, vì vậy Churchill quyết định nâng lãi suất, những người lao động trong đó có các thợ mỏ là những người phải trả cái giá đầu tiên. Lãi suất cao dẫn đến mất việc làm gia tăng trên toàn nước Anh. Các công ty khai thác phải đối mặt với việc cắt giảm lương để giá than cạnh tranh hơn, những người thợ mỏ đã từ chối. Vào tháng 5, 1926, họ phải rời các mỏ than, 1 triệu người lúc bấy giờ không có lương. Các tổ chức công đoàn ở Anh kêu gọi 1 cuộc tổng đình công trong nỗ lực ủng hộ các thợ mỏ. Trong 9 ngày đất nước rúng động, những người thợ mỏ đã không quay lại làm việc trong 6 tháng, cuộc sống của họ đã trở nên vô cùng khốn khó. Những người ủng hộ chế độ Bản vị Vàng nhận định rằng tất cả đều là cái giá phải trả để đảm bảo an ninh cho tiền tệ và nền kinh tế Anh.

Tuy nhiên, những nhà phê bình, trong đó có nhà kinh tế học John Menat Kent đã nghi ngờ 1 điều rằng Vàng là câu trả lời cho mọi thứ. Kent gọi vàng là dấu tích của thời kỳ man rợ và cho rằng các chính phủ nên chăm lo cho người dân chứ không phải thứ kim loại được cất giấu trong các kho dự trữ của các ngân hàng.

Ở phía bên kia Đại Tây Dương, mọi thứ không thể khác biệt hơn, Hoa Kỳ giờ là cường quốc kinh tế thế giới không ai có thể tranh cãi, thị trường chứng khoán tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Cho đến tháng 10/1929 điều không ngờ tới đã xảy ra thị trường sụp đổ, nổi lo sợ ập tới, nhiều vận may chỉ mất trong vài phút. Những ảnh hưởng của khủng hoảng rất nặng nề, hàng triệu người đã mất việc làm. Vùng đất của sự dư thừa, nay lâm vào cảnh ngộ vô cùng khó khăn. Nước Mỹ chưa trãi qua bất cứ điều gì như trong thời kỳ Đại Suy thoái này. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã thất bại, 1 đức tin để bước tới, đó là giữ vững Bản vị vàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế leo thang hơn nữa. Nhà văn Peter Bernstein: “Trong thời kỳ khủng hoảng, các chính trị gia những người không thể nghĩ ra cách vượt qua bất cứ điều gì khác chỉ có thể tin rằng vàng là thứ quan trọng nhất. Thế giới đang sụp đổ xung quanh họ, các loại giá cả đi xuống, và mọi người mất việc và tất cả những gì những người này có thể nói là liệu chúng ta chi tiền để cố gắng vựơt qua điều này hoặc nếu chính phủ bị thâm hụt để giúp đỡ những người nghèo và không có việc làm, chúng ta sẽ bị lạm phát, chúng ta sẽ mất hết vàng và thế giới sẽ đi xuống”.

Đến năm 1932, cuộc sống của người dân đã khá hơn, họ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Franklin Roosevelt, với lời hứa về 1 thỏa thuận mới. “Mối quan tâm trước mắt quan trọng nhất của tôi là được thực hiện các mục tiêu của chương trình nghị sự vừa được Quốc hội thông qua. Mục tiêu đầu tiên của chương trình này là đưa người đàn ông và phụ nữ của chúng ta trở lại làm việc và không thể phủ nhận 1 thực tế là chúng ta đang tiến tới sự phục hồi”. Tổng thống Roosevelt đã giữ đúng cam kết, chính sách mới của ông bao gồm các khoản chi tiêu lớn của chính phủ để đưa nước Mỹ có việc làm trở lại. Tất cả các công việc trên khắp nước Mỹ đã được tạo ra để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và hồi sinh lại nền kinh tế. Tổng thống Roosevelt đưa nước Mỹ trở lại con đường hồi phục, để xây dựng 1 tương lai mới ông đã nêu lên 1 số quy tắc cũ. Nhà văn Peter Bernstein: “Tổng thống Roosevelt đã không cư xử quá khứ theo cách Tổng thống Herbert Hoover đã làm và toàn bộ chính quyền Tổng thống Hoover làm, họ nhận ra rằng nếu họ không làm gì thì Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường của Nga, do đó họ phải tiến hành làm 1 cách quyết liệt. Và Tổng thống Roosevelt đã có những quyết định quyết liệt đối với vàng. Ông đã thông qua đạo luật buộc mọi người phải đưa bất cứ số vàng nào họ nắm giữ vào ngân hàng và đổi lấy đô la. Điều đó có nghĩa người Mỹ phải tin tưởng vào đồng đô la và sự quản lý của Chính phủ đối với nền kinh tế”. Tổng thống Roosevelt đã loại bỏ kim loại quý để ủng hộ tờ đô la giấy. John Kenneth Galbraith là cố vấn kinh tế cho Tổng thống, ông nói Tổng thống không có tình cảm đặc biệt đối với vàng. Tổng thống đã mang sự thịnh vượng trở lại, ông đã tước hết quyền tự cao của vàng và giành chiến thắng. Thứ kim loại này sẽ không bao giờ được đưa ra trước mọi người.

Khi nước Mỹ trở lại bình thường, những đám mây báo bão dồn dập kéo đến châu Âu. Chỉ trong 1 thế hệ, thế giới lại lao vào chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ 2 là 1 cuộc xung đột toàn cầu. Trong 6 năm, sự hủy diệt là chưa từng thấy. Chiến thắng cuối cùng mang lại cái giá đắt cho các bên. Mất mát là rất lớn. Cuộc chiến gây tốn kém cho tất cả các quốc gia. Nền kinh tế của châu Âu, Liên Xô và Nhật Bản hoàn toàn bị hủy hoại. Khi những người lính cuối cùng trở về nhà, nhiều bài học được rút ra. Trong khi những nhà lãnh đạo Đồng minh nhóm họp để đề ra trật tự thế giới sau chiến tranh, thì 1 cuộc họp khác cũng được nhóm họp để tạo ra trật tự kinh tế mới. Tại Bretton Woods, 44 quốc gia đã từ chối sự trở lại mang tính toàn cầu của chế độ Bản vị Vàng, thỏa thuận của họ chỉ cho phép đồng tiền mạnh nhất thế giới được gắn với vàng. Mỹ nắm giữ 75% dự trữ vàng của thế giới tại Fort  Knox, đây là nền tảng của nền kinh tế toàn cầu và Mỹ, đảm bảo giá trị của đồng đô la, các loại tiền tệ khác dao động xung quanh nó. Hoa Kỳ đã bắt đầu như 1 chuỗi ngân hàng thế giới, đồng đô la là 1 loại tiền tệ chung.

Chính phủ Mỹ đã phải điều hành nền kinh tế hợp lý để giữ cho phần còn lại của thế giới ổn định, vàng là sự đảm bảo.  Pol Poke, sau đó trở thành Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang, người nắm trọng trách của đồng đô la. Những năm sau chiến tranh, kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, mà không rơi vào suy thoái. Vàng không được xem là câu trả lời cho mọi thứ, vai trò của nó bị hạn chế trong trật tự kinh tế hiện đại. Nhưng đến cuối 1960, sự thịnh vượng của người Mỹ đã bắt đầu mang đến những vấn đề riêng. Những năm kinh tế bùng nổ mang đến lạm phát, giá đã tăng ở mức không thể chấp nhận. Điều này gây nhiều khó khăn cho Chính phủ, đồng đô la được gắn với vàng bị giới hạn. Năm 1971, cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, Tổng thống đã làm 1 cái gì đó. Tổng thống Richard Nixon đã nhận thức được các vấn đề mà người Anh đã gặp phải trong những năm 1920 do thay đổi hệ thống Bản vị Vàng, ông quyết định đưa nước Mỹ rời khỏi hệ thống này. Tổng thống Nixon đã cắt liên kết chính thức cuối cùng giữa tiền và vàng. Đồng đô la là chính nó và vàng cũng vậy.

Mỗi ngày tại các Trung tâm Tài chính của thế giới, các chủ Ngân hàng đã cố gắng định giá cho vàng, đó được gọi là sự ấn định giá. Nhưng thậm chí đây là 1 hệ thống được thiết kế để các giao dịch vàng thuận lợi hơn. Trong thực tế vàng chỉ là 1 mặt hàng được giao dịch như dầu thô hoặc cà phê. Bất cứ ai cũng có thể mua và bán vàng, bất cứ mức giá nào họ đồng ý, giá có thể cao hoặc có thể thấp. Trong thời kỳ khủng hoảng và bấp bênh, giá cả có xu hướng tăng, nhưng điều quan trọng nhất là khi Tổng thống Nixon phá vỡ mối liên kết giữa tiền và vàng, thế giới đã không sụp đổ. Nhưng Tổng thống Nixon không giết chết tình cảm của người dân với vàng. Chúng vẫn là đồ trang trí như  đồ trang sức mạnh hơn bao giờ hết. Mối liên kết giữa con người và thứ kim loại đẹp này dường như không thể bị phá vỡ.

Và vàng vẫn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những kim loại lâu đời nhất của chúng ta, là 1 thành phần quan trọng trong công nghệ hiện đại, nó là 1 loại dây dẫn nhiệt tuyệt vời, nó không bao giờ bị xỉn màu. Ngành điện tử sử dụng 200 tấn vàng trong 1 năm. Các nhà khoa học cũng đã có cái nhìn mới về vàng, tính chất dược liệu của nó đã được nghiên cứu trong nhiều thế kỷ. Giáo sư Peter Sadler, ĐH Edinburg: “Người ta nói rằng những người Trung Quốc là những người đầu tiên thử và sử dụng vàng trong Y học vào khoảng năm 2000 BC. Mãi đến cuối TK 19 đầu TK 20 vàng là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người và được nghiên cứu để làm thuốc chữa bệnh. Nhà bác học Đức từng giành giải Nobel Robert Koch phát hiện ra bệnh lao dùng vàng cyanur để chữa bệnh lao phổi, trước khi phát hiện ra thuốc kháng sinh thì vàng là vũ khí quan trọng chống bệnh lao phổi. Các hợp chất từ vàng cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Nghiên cứu cũng được chuẩn bị cho cơn sốt vàng tiếp theo, đó là trong không gian. Ông Jim Benson, GĐ điều hành Công ty Spacedev: “ Thứ tôi cầm trên tay này đã 4,5 tỉ năm, hàm lượng vàng trong nó cao gấp 10 lần bất cứ thứ gì khai thác trên Trái đất ngày nay. Có hàng triệu trong số đó ngoài vũ trụ và vành đai tiểu hành tinh gần Trái đất và trong vành đai chính.”  Jim Benson đang lên kế hoạch khai thác loại vàng ngoài Trái đất này.

Trong suốt chiều dài lịch sử vàng chưa bao giờ mất giá trị duy nhất của nó, khi người La Mã tìm thấy vàng ở Tây Ban Nha, hoặc khi người Tây Ban Nha cướp bóc Pê ru, chúng ta đã tìm thấy mục đích sử dụng cho tất cả số vàng phát sinh này. Những khám phá về vàng ở TK 19 đã đưa sản lượng lên đến mức không thể tưởng tượng được, nhưng vàng không mất đi giá trị của nó, chúng ta vẫn muốn có thêm. Nỗi ám ảnh với vàng đã đồng hành cùng chúng ta qua các thời đại. Vàng là thứ vẫn không thay đổi trong tất cả các nền văn minh. Nó đã là trung tâm của tôn giáo và nghệ thuật. Nền kinh tế của chúng ta đã dựa trên vàng trong mục đích tốt và cả xấu. Cuộc sống kinh tế hàng ngày sẽ vẫn diễn ra nhưng vàng là thứ chúng ta hướng đến, khi các sự kiện không còn bình thường nữa xảy ra. Vàng thật đặc biệt chúng ta đã có được nó từ Trái đất, nó không phải do chúng ta tạo ra, và điều đó có nghĩa là chúng ta tin tưởng nó nhiều hơn. Vàng ở đó khi tất cả những thứ khác đều thất bại. Không có sức mạnh nào giống như sức mạnh của vàng./.



Nguồn: Phim tài liệu “Sức mạnh của vàng”.








No comments:

Post a Comment

View My Stats