NỘI DUNG :
Minh Anh
- RFI
Minh Anh
- RFI
=================================================
Minh
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 24/07/2020 - 13:27
Căng thẳng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
không ngừng gia tăng cường độ, hai bên liên tục ra đòn và trả đũa lẫn nhau
trong những thời qua. Đỉnh điểm là trong những ngày gần đây, Bắc Kinh và
Washington lần lượt ra lệnh đối phương đóng cửa tòa lãnh sự : Một của
Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Trong cuộc đọ sức này, bài
toán khó nhất với Bắc Kinh : Làm thế nào đáp trả mà không đoạn tuyệt hoàn toàn với Hoa Kỳ ?
Lệnh đóng cửa lãnh sự
Trung Quốc ở Houston trong vòng 72 giờ là một hành động mới nhất trong số các
cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Trang mạng tờ New York Times ngày
23/07/2020, nhắc lại, chỉ trong vòng có vài tuần, Bắc Kinh liên tiếp hứng đòn của
Mỹ.
Từ chiến dịch chống Hoa Vi trong hồ sơ mạng 5G, các biện pháp trừng phạt
nhắm vào những quan chức Hồng Kông cũng như là vùng tự trị Tân Cương, cho đến
thay đổi lập trường 180° về những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông… và giờ là
cáo buộc Bắc Kinh gởi nhân viên tình báo quân đội đến dọ thám đánh cắp các dữ
liệu về thương mại, quân sự, thậm chí cả y học.
Ở bên ngoài, trên các mạng
truyền thông, Bắc Kinh để cho phe chủ nghĩa dân tộc bày tỏ thái độ phẫn nộ, bài
Mỹ, đòi phải có những biện pháp cứng rắn hơn với Washington. Nhưng trong hậu
trường, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như cũng không mong muốn làm trầm trọng
thêm những căng thẳng, sợ
rằng Trung Quốc có thể bị biến thành « một lá bài tranh cử » của
Donal Trump, dù rằng
trong thâm tâm họ rất muốn vị tỷ phú này tái đắc cử. Nhưng cùng lúc, giới
lãnh đạo Trung Quốc lại không thể tỏ ra « nhu nhược » trước
các cuộc tấn công của Hoa Kỳ.
Đáp trả những đòn đánh của
Washington bằng cách nào ? Đây chính là câu hỏi đang gây chia rẽ trong nội
bộ ban lãnh đạo Trung Quốc, theo như nhận định của New York Times. Phe an ninh
tình báo và quân đội phản đối mạnh mẽ mọi ý định hòa giải, có thể bị Hoa Kỳ diễn
giải cho đấy là một sự nhu nhược. Ngược lại, nhiều lãnh đạo Trung Quốc, chủ
trương cứu vãn nền kinh tế, muốn đáp trả có chừng mực hơn đồng thời vẫn giữ cho
thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 không bị « sứt mẻ ».
Dấu hiệu hòa hoãn này được
thấy rõ qua việc cho đến lúc này Bắc Kinh vẫn tiếp tục đặt mua với số lượng lớn
bắp, lúa mì, đậu nành và thịt heo đông lạnh từ Mỹ, theo như ghi nhận của ông
Darin Friedrichs, chuyên gia về nguyên liệu nông nghiệp có văn phòng tại Thượng
Hải.
Trong cuộc tranh cãi
chính trị này, Tập Cận Bình có một vai trò « trọng tài » quan trọng.
Theo quan sát của tờ New York Times, cho đến lúc này, lãnh đạo Trung Quốc chưa
bao giờ nói rằng quan hệ đôi bên đã xuống cấp. Một nhà phân tích độc lập tại
Trung Quốc, Wu Qiang, nhận định: « Đích thân Tập Cận Bình là người điều
chỉnh chính sách của Bắc Kinh. Nhấn ga hay hãm phanh sẽ do chính ông ta điều
khiển ».
Chỉ có điều, trong bối cảnh
căng thẳng gia tăng, Washington không ngừng mở rộng các mặt trận tấn công, tổng
thống Trump không có ý định hạ nhiệt căng thẳng như những lần trước. Cả hai
chính đảng của Mỹ đều đồng lòng chống Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, giới
phân tích nhận định Trung Quốc khó có hy vọng cải thiện mối quan hệ, ngay cả
trong trường hợp ông Joe Biden, đối thủ của Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà
Trắng, có thắng cử đi chăng nữa.
-----
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
.
.
---------------------------------------------------------------
Minh
Anh -
RFI
Trung Quốc là một « chế độ bạo ngược mới »
mà « thế giới tự do » nên chống lại. Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo
ngày 23/07/2020 đã phát biểu như trên sau khi Washington ra lệnh đóng cửa
tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston, bị cáo buộc là một « ổ gián điệp ».
Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo phát biểu tại thư viện tổng thống Richard Nixon, Yorba Linda, bang
California, Mỹ, ngày 23/07/2020. REUTERS – POOL
Từ thư viện tổng thống
Richard Nixon tại California, ngoại trưởng Mỹ còn nói rằng « Trung Quốc ngày nay
ngày càng trở nên độc đoán ở trong nước và thái độ thù nghịch đối với tự do ở
những nơi khác cũng ngày càng hung hăng hơn ».
Theo AFP, với giọng
điệu gay gắt hiếm có, mang hơi hướng một cuộc chiến tranh lạnh, lãnh đạo
ngành ngoại giao Mỹ tố cáo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là « đệ tử
trung thành của một hệ tư tưởng toàn trị đã bị phá sản », khi ám chỉ đến
chức vụ « tổng bí thư » đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhằm nêu rõ chiến lược cứng
rắn của Donald Trump trước ông khổng lồ châu Á, nhiều lần bị ví như là một
« mối đe dọa » hay một « hiểm họa », ngoại
trưởng Mỹ kêu gọi « các quốc gia tự do hãy hành động », và
« thành lập một liên minh dân chủ mới ».
Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ,
mục tiêu của việc chuyển sang hành động này là nhằm « làm thay đổi thái
độ » giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, nhưng không đi đến việc lật đổ chế
độ.
Những phát biểu này được
đưa ra sau khi Washington ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston,
Texas, đẩy căng thẳng Trung - Mỹ leo thang lên một nấc mới chưa từng thấy.
Bắc Kinh đã đáp trả với việc ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô.
---------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment