BTV
Tiếng Dân
04/07/2020
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ
CNN cho biết: Mỹ điều 2 tàu sân bay và nhiều tàu chiến tới Biển Đông gần nơi
Trung Quốc tập trận. Từ ngày 4/7, Mỹ sẽ điều hai tàu sân bay USS Reagan
và USS Nimitz và nhiều tàu chiến tới để tham gia một trong những cuộc tập trận
quân sự lớn nhất của họ trong những năm gần đây ở Biển Đông, như một thông điệp
thách thức Trung Quốc, khi nước này gia tăng hành động quân sự trong khu vực
trên biển.
Ông Joe Jeiley, Phát ngôn
viên của Hạm đội 7, nói: “Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm phản ứng
lại bất kỳ sự kiện chính trị hay sự kiện nào trên thế giới. Hoạt động này là một
trong nhiều cách mà Hải quân Hoa Kỳ thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng
trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Một đội tàu sân bay
Mỹ. Nguồn: U.S. Navy/ Getty Images
VnExpress đưa tin cùng sự
kiện hai tàu sân bay Mỹ diễn tập tại Biển Đông. Dẫn lời Chuẩn
đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan,
nói: “Mục đích của cuộc diễn tập là thể hiện tín hiệu rõ ràng cho các đối
tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh cùng ổn định trong khu
vực”.
Báo Thanh Niên có bài: Mỹ chỉ trích cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm
DOC. Morgan Ortagus, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, viết trên
Twitter: “Các cuộc tập trận quân sự của CHND Trung Hoa trong lãnh thổ tranh
chấp ở Biển Đông vi phạm cam kết của nước này theo Tuyên bố ứng xử giữa các bên
ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Mỹ sát cánh với những người bạn của chúng tôi ở
Đông Nam Á và phản đối những yêu sách phi pháp của CHND Trung Hoa”.
Báo Người Lao động mô tả
cuộc tập trận: Trung Quốc “cực kỳ khiêu khích” ở biển Đông, đi ngược lại
các nỗ lực xuống thang căng thẳng và duy trì ổn định trong khu vực. Điều này dẫn
đến việc Việt Nam và các nước xung quanh bắt đầu tìm thấy sự thống nhất
trong việc buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển
Đông.
Mời đọc thêm:
.
Xôn xao chuyện
công an Nghệ An: “Cầu xuống, Hải lên”
Tuần rồi, dư luận không
khỏi bất ngờ trước việc luân chuyển người đứng đầu công an các tỉnh thành trên cả nước
trước thềm Đại hội đảng, trong đó có việc thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu bị cho thôi chức giám đốc công an tỉnh
Nghệ An vào ngày 1/7. Người lên thay là Đại tá Võ Trọng Hải, em ruột của
ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội.
Đại tá Võ Trọng Hải
(trái) và tướng Nguyễn Hữu Cầu
Tướng Cầu năm nay chỉ mới
58 tuổi, đang là đại biểu Quốc hội khóa 14. Con đường quan lộ tưởng chừng rộng
mở thênh thang đối với ông, nhưng chính thức khép lại trong cay đắng, mà dư luận
đồn đoán là “rớt vì phe cánh”.
Trước việc về hưu non của
Tướng Cầu, nhà hoạt động Hoàng Dũng nhận định: “Đây có thể coi là một bất ngờ
lớn trong thị trường mua quan bán chức tiền đại hội đảng cộng sản”. Tuy
nhiên, dư luận không hề lấy làm tiếc vì sự mất chức của ông Cầu, trái lại, nhiều
người lấy làm hả hê về sự ra đi của ông.
Cũng theo ông Hoàng Dũng,
Nguyễn Hữu Cầu là một trong mười cái tên trong danh sách được đề nghị đưa vào hồ
sơ Magnitsky dành cho các quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền. Tiến trình này
đang được phía Hoa Kỳ xem xét, nếu được phê duyệt, ông Cầu và gia đình của mình
sẽ bị trừng phạt, cấm đặt chân vào Hoa Kỳ, cũng như sẽ bị phong tỏa tài sản của
gia đình họ nếu có tại đây.
Ba ngày trước, báo Người
Việt có bài mô tả tướng Nguyễn Hữu Cầu là người “gây nhiều nợ máu với nhân dân”. Theo đó, ông Cầu, với
danh nghĩa đại biểu Quốc Hội là người hăng hái ủng hộ các điều luật bóp nghẹt
quyền tự do ngôn luận của người dân. Còn danh nghĩa công an, ông này “gây nhiều
nợ máu” khi đứng sau nhiều vụ hành hung blogger, nhà hoạt động dân chủ, nhân
quyền và dân oan.
Tướng Nguyễn Hữu Cầu từng
nổi tiếng qua nhiều lần tranh luận với ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, trong đó có lần
tranh luận nảy lửa giữa hai ông khi nghị Nhưỡng nói, “có những cán bộ lãnh đạo
cao cấp sống như thái tử, hoàng tử“, các quan chức ăn chơi phè phỡn như
quan lại ngày xưa… Báo chí tường thuật đầy đủ, nhưng ngay sau đó đồng loạt gỡ bỏ.
Về Đại tá Võ Trọng Hải,
người lên thay tướng Cầu cũng chẳng khá hơn. Ông Hải xuất thân từ lính biên
phòng Hà Tĩnh, sau đó leo lên chức Đồn trưởng đồn Biên phòng Cầu Treo, một
cửa ngõ chuyên tổ chức đánh hàng lậu, bảo kê hàng lậu và ma tuý từ vùng Tam
giác vàng về Việt Nam tiêu thụ. Hải có thể tự tung tự tác vùng biên giới
mà chẳng sợ “sờ gáy” vì có sự đỡ đầu của anh trai Võ Trọng Việt, khi đó đang là
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Điều này cho thấy, sự
thay máu nhân sự lãnh đạo công an tỉnh Nghệ An không làm cho tỉnh nghèo này
thoát khỏi các áp bức, mà chỉ là sự chuyển dịch cai trị “giữa đỏ và đen”.
Mời đọc lại:
.
Tin Nhân quyền
Cư dân mạng bất bình vụ cán bộ Tỉnh ủy Nghệ An tông xe rồi bỏ mặc nạn nhân nằm
bất động trên đường. Vụ tai nạn xảy ra sáng 2/7, tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ
An. Điều đáng nói là, sau khi tai nạn xảy ra, ba cán bộ trên xe gây tai nạn đã
xuống xe nhưng đứng bấm gọi điện thoại, bỏ mặc nạn nhân nằm gục trên đường, giữa
cái nắng 40 độ không rõ chết sống ra sao.
ba cán bộ trên xe
gây tai nạn đã xuống xe nhưng đứng bấm gọi điện thoại, bỏ mặc nạn nhân nằm gục
trên đường
Nhân sự kiện này, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung nhắc lại vụ ông Nguyễn
Văn Điều, Trưởng ban nội chính tỉnh ủy Thái Bình, từng tông xe chết người rồi bỏ
chạy, dân đuổi theo chặn lại, ông Điều vẫn thản nhiên ngồi trong xe gọi điện
thoại.
Ông Trung bình luận: “Mạng
dân dưới chế độ XHCN chỉ là con ong, cái kiến. Còn nếu các đảng viên cộng sản
cao cấp ‘có trách nhiệm, có tình người’ thì đã không để xảy ra rất nhiều án có
khiếu kiện đông người, đến nỗi mà ông Tô Lâm kêu gọi phải ‘giải quyết dứt điểm’
để tổ chức đại hội đảng cộng sản cho êm thắm.
Một tấm ảnh như ảnh ông Điều ở Thái Bình hay ảnh ba
cán bộ này ở Nghệ An thản nhiên bấm điện thoại sau khi gây tai nạn có giá trị
hơn ngàn bài viết. ‘Thế lực thù địch’ hoàn toàn không cần phải tìm cách “chống
phá” bằng các ‘âm mưu thâm độc’ nào hết“.
Hôm qua, RFA đưa tin: Bộ trưởng Ngoại giao Úc trả lời dân biểu Chris Hayes về tù nhân
Châu Văn Khảm. Thông tin này có vẻ phản hồi trước các chỉ trích Chính phủ Úc cần tăng cường đòi Việt Nam trả tự do cho Châu Văn
Khảm.
Bà Marise Payne, Bộ trưởng
Ngoại giao Úc cho biết, mọi công tác lãnh sự và thăm viếng của gia đình tù nhân
ở Việt Nam đều tạm ngưng do Covid-19, tuy nhiên bà lấy làm hài lòng khi biết,
ông Khảm được phép thăm nuôi hôm 8/6. Bà Bộ trưởng cũng cho biết, gần đây ông
Khảm bị chuyển đến Trại giam Thủ Đức. Các viên chức lãnh sự Úc sẽ có thể hỗ trợ
lãnh sự cho ông tại địa điểm này và sẽ thực hiện một chuyến thăm trong tương
lai gần.
Không cho 41 học sinh học tiếp sau lùm xùm học phí, Trường Việt
Úc nói gì? Báo Tuổi trẻ cho biết,
nhà trường đuổi học học sinh nhưng nhân danh việc “đảm bảo lợi ích phát triển
tốt nhất cho các em”, vì phụ huynh đòi kiện trường do thu học phí cao trong mùa nghỉ dịch
Covid-19.
Ông Darin Thomas Carney,
giám đốc điều hành trường Việt Úc gửi thư đến những phụ huynh có con bị đuổi học,
nói rằng: “Chúng tôi rất tiếc không thể đáp ứng được sự mong đợi của ông bà.
Do đó, để đảm bảo lợi ích phát triển tốt nhất cho em, chúng tôi buộc phải thông
báo tới ông bà là Trường Việt Úc sẽ không thể tiếp nhận em A tiếp tục học tập tại
trường vào năm học 2020-2021″.
Vụ Đường “Nhuệ”, báo Tuổi
Trẻ đưa tin: Truy tố Đường ‘Nhuệ’ vụ đánh người ngay trụ sở công an,
nhưng công an vẫn được vô can, không thấy nhắc đến. Báo Thanh Niên đặt câu hỏi:
Vì sao truy tố được vụ Đường ‘Nhuệ’ đánh người ở trụ sở công
an? Tin cho biết: “Do có 1 nhân chứng đã thay đổi lời khai nên cơ
quan chức năng tỉnh Thái Bình đã có căn cứ để khởi tố”.
Có vẻ thông tin trên
không chuẩn xác, nói thẳng ra phải là “do không còn được bảo kê”, vì mạng lưới công an tỉnh Thái Bình bảo kê cho Đường Nhuệ đã bị
phá vỡ, và “cha đỡ đầu” Trần Đại Vinh cũng thu vòi.
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment