Nguyễn Đình Cống
15/06/2020
Hôm nay, báo Tiếng Dân có
đăng bài của Lưu Trọng Văn: Đối thoại – Thêm bạn bớt thù. Tại sao không?
Hình như ý của tác giả
là đối thoại giữa lãnh đạo Đảng CSVN với những người phản biện,
bất đồng chính kiến. Câu hỏi ấy đúng ra Ban Tuyên giáo, Hội đồng Lý luận Trung
ương và Bộ Chính trị của ĐCSVN sẽ trả lời. Trong lúc chờ đợi câu trả lời của
các tổ chức vừa nêu (mà chắc không bao giờ có), tôi tạm nêu ý kiến như sau:
Ông Văn cho rằng: Đối thoại
– thêm bạn bớt thù. Hoàn toàn đúng, ngoài ra còn có thêm nhiều điều lợi khác nữa.
Nhưng đó là đối thoại giữa những đối tượng, (ít nhất gồm A, B, là cá nhân hoặc
tổ chức) có thiện chí, muốn cùng nhau tìm ra chân lý. Nếu trong A và B, chỉ có
một bên không đủ thiện chí thì rất khó tổ chức đối thoại mà thường chỉ có thể
công kích lẫn nhau.
Vì sao vậy? Vì đối thoại
không những thêm bạn bớt thù và tìm chân lý thì còn khó tránh khỏi việc A và B
vạch ra cái nhầm, cái sai của đối phương mà họ đang muốn giấu. Tuyên giáo ĐCS
(bên A) cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc đối thoại, nhưng bên B do họ chọn với mục
tiêu là đối thoại để A tự khoe khoang và để B ca ngợi, thế thì làm sao tìm được
chân lý. Muốn tìm chân lý thì B phải là những phản biện có trình độ và dũng
khí, loại này bị ĐCS quy chụp là thế lực thù địch.
Việc đối thoại ở VN trong
thời gian gần đây được các ông Nguyễn Trung, Chu Hảo (và nhiều người khác) đề
xuất. Ông Võ Văn Thưởng,
UV BCT, Trưởng ban Tuyên giáo, có phát biểu ủng hộ, nhưng rồi bị dìm vào quên
lãng. Hình như phát biểu của ông Thưởng là một câu nói lỡ miệng, sau đó có thể
đã bị BCT lên án trong nội bộ, vì thế ông Thưởng không còn dám ho he và có khả
năng sẽ bị loại ra khỏi BCT trong nhiệm kỳ tới (vì câu nói tỏ ra quá non nớt ấy).
Đảng CSVN không chấp nhận
đối thoại với các nhân vật phản biện vì lãnh đạo không có thiện chí, họ không tự
tin, họ quen lừa dối. Họ sợ rằng những người phản biện, trong lúc đối thoại, sẽ
vạch ra, chứng minh những sai lầm của họ mà họ không cách nào, không có đủ lý
luận để phản bác.
Tháng 7/2019 tôi được một
số nhân sĩ, trí thức cử làm đại diện, liên hệ với Ban Tuyên giáo nhằm tổ chức đối
thoại. Nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Đoán là không những ông Võ Văn Thưởng mà
toàn thể BCT đang rất sợ đối thoại với các phản biện, nên chúng tôi cũng tạm
chuyển hướng.
Việc chỉ ra những ưu điểm
và sự cần thiết của đối thoại như Lưu Trọng Văn và nhiều người khác đã làm
không phải để hy vọng lãnh đạo Đảng CSVN sẽ tổ chức đối thoại với phản biện, mà
chủ yếu để vạch ra bản chất thiếu thiện chí của họ. Lãnh
đạo ĐCS chỉ thích mở ra nhiều đối thoại với các cá nhân và tổ chức của Mặt trận
Tổ quốc, để nghe những lời tụng ca, họ không có nhu cầu tìm ra chân lý, không
có nhu cầu thêm bạn bớt thù trong số những tinh hoa, trí thức của dân tộc.
No comments:
Post a Comment