6/09/2020 28
Comments
...Không chỉ thâu tóm hết những bộ não giỏi giang nhất
thế giới về trong tay họ, người Mỹ lại còn không chịu buông tha cho người Việt
Nam bằng việc vơ vét nhiều tỷ đô la của một đất nước mệnh danh dù nghèo khổ
nhưng siêng năng, sáng tạo và thật thà...
Chuyện cũ
...Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói
kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978.
Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe
như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu.
Ông Võ Văn Kiệt quyết định gặp gỡ giới trí thức
Thành phố. Với hy vọng có được sự chia sẻ từ những người Sài Gòn vốn được coi
là có cảm tình với “Cách mạng”, ông Kiệt đã nói khá chân thành: “Anh em cố gắng
ở lại, trong vòng ba năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh
em ra phi trường”. Cả hội trường im lặng. Rồi, giáo sư Nguyễn Trọng Văn đứng
lên: “Chúng tôi sẵn sàng ở
lại, nhưng nếu ba năm nữa mà tình hình không thay đổi thì tôi cho rằng người
nên ra đi phải là các anh”.
Câu nói của giáo sư Nguyễn Trọng Văn gây rúng động.
Tối hôm ấy, tại số 56 Trương Định có một cuộc họp của Thường vụ mở rộng, Tổng
Thư ký Hội Trí thức Yêu Nước Huỳnh Kim Báu được mời dự. Hầu hết ý kiến phát biểu
đều phê phán Giáo sư Văn gay gắt, ông Mai Chí Thọ đề nghị: “Bắt!”...
Đoạn trích trên từ Chương
IX mang tên "Xé Rào" của Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc.
Tiếng "BẮT!"
khô đanh và lạnh tanh vang lên, đủ để làm dư luận rùng mình nhớ lại một thuở trời
đất tối tăm, khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ dưới những "bước chân rầm rập"
đầy cuồng nộ của "anh Giải Phóng Quân" - nó đã gây nên tâm trạng bàng
hoàng và thảng thốt như vừa bước ra khỏi cơn ngái ngủ từ những con phố êm đềm
chạy dọc trên thềm đá thân quen...
Những tháng ngày đói khổ
bám theo từng gót chân nứt nẻ, tăm tắp Xếp Hàng Cả Ngày cho những ký khoai sùng
sắn sượng, chúng dễ dàng choáng lấy tâm trí của những ai còn nhớ về một thuở
điêu linh.
Dù chỉ còn phảng phất hay
mồn một rõ trong ngóc ngách nào đó của một thời quá vãng kinh hoàng, nó vẫn làm
người ta không thôi thắc mắc cho tới tận bây giờ bằng một câu ca của nhạc sĩ
Lam Phương: Bao
năm giải phóng như thế này phải không anh?!
Câu hát vừa băn khoăn vừa
ray rứt, lại vừa ta thán vừa ngậm ngùi cho người Việt Nam mãi tới tận bây giờ.
Do đó, phải nói thật khó
diễn đạt tâm trạng khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cao hứng nói [1]: "Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta
nói: 'Nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết'. Còn bây giờ, thực tại nước
Mỹ những tháng qua và nhiều nước khác thì 'Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về
Việt Nam”.
Người dân lại tiếp tục cười
phá lên như thể những cợt nhã của người CSVN chưa bao giờ có ý định ngưng lại.
Dường như tính khôi hài
không còn chỗ trú ngụ mà đã bị trò hề chiếm chỗ trong những phát ngôn của ông
Nguyễn Xuân Phúc nói riêng và rất nhiều các ông (các bà) Cộng Sản cấp cao nói
chung!.
Lịch sử Việt Nam bị gãy đổ,
bởi cội rễ dân tộc bị chặt vụn. Và người ta nhìn thấy sự phân ly mãnh liệt của
lòng người hôm qua, cho cả hôm nay.
Chiến tranh chấm dứt
không có nghĩa hòa bình đã tới.
Thật vậy! Có mấy ai cần
phải lìa bỏ quê nhà nếu như "giải phóng đời nô lệ" mang lại cuộc sống
ấm êm? Đất quả không lành nên chim không thèm đậu! Đó lại là tính trào lộng
không thể chối cãi về khái niệm "Xuất Khẩu Lao Động" - Một khái niệm
bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức bán sức lao động với giá rẻ mạt - vốn là
cách nói một thời của người CSVN - với các nước xã hội chủ nghĩa anh em (của họ).
Năm 1980 đồng thời là cao
điểm chưa từng có của "cái cột điện có chân" cũng đi tứ xứ, chứ cần
nói gì đến việc chạy qua... Mỹ!
Không cần phải nói về những
"tên bại trận" hay những "kẻ lưu vong", hãy nói về những
người Việt dưới đây [2]:
Người Việt tại Liên bang Nga là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn thứ 72
ở Nga, theo ước tính, con số cư dân gốc Việt có thể là 100.000 đến 150.000 người.
Người Việt tại Đức là nhóm người ngoại quốc gốc Á lớn nhất
tại quốc gia này, theo Văn phòng Thống kê Liên bang có 87.214 người có quốc tịch
Việt Nam đang sinh sống tại Đức tính đến cuối năm 2015.
Người Việt tại Ba Lan tạo thành một trong những nhóm dân tộc
thiểu số lớn ở Ba Lan, đông thứ ba ở châu Âu, sau cộng đồng người Việt tại Pháp
và tại Đức, với con số ước tính dao động từ 30.000 đến 40.000 người.
Người Việt tại Séc có khoảng 65.000 người đang sinh sống hợp
pháp tại quốc gia Trung Âu này vào năm 2013.
Người Việt tại Ukraina, tính đến năm 2014 có khoảng 30.000 người.
Trên dưới 300,000 con người
nói trên (thống kê chưa đầy đủ và chưa thống kê tại các nước đã từng là XHCN
như: Bulgaria, Hungary, Slovakia v.v...) họ đều ra đi từ "cái nôi cộng sản".
Chuyện
mới - Việt Kiều Bay
Một "loại" người
Việt vừa mới được "phát hiện" sau này, bằng một định nghĩa độc đáo
mang tên "VIỆT
KIỀU BAY" [3].
Không thể biết số lượng của
"loại người Việt" này, nhưng đủ để "thế lực thù địch" thắc
mắc (trích): "...thành phần “Việt kiều bay” không hiểu họ giàu từ
đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế, tuy không làm một
ngày nào trên đất Mỹ. Đối tượng này bí mật đi qua đi về, nhằm mục đích có lợi
cho gia đình và bản thân trong tương lai.
Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại
đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm
trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có
sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa
điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.
Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số “Việt kiều
bay” mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Một
năm về bên vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối nếu chưa có quốc
tịch..." (hết trích)
Một kết quả chính thức do
báo Dân Trí đưa ra [4]: Người Việt Nam bỏ ra hơn 3 tỷ USD để mua nhà tại Mỹ,
tính đến thời điểm năm 2017 và vinh dự đứng hạng 6 trong top 10 nước, trong đó
người Tàu xếp đầu bảng với 31,7 tỷ USD.
Con số 4 tỷ USD - như báo
VNExpress cho hay vào tháng Sáu năm 2018 - là số tiền người Việt Nam dùng mỗi
năm cho du học [5].
Người Việt Nam cũng dùng
hết 2 tỷ USD cho chữa bệnh [6] tại nước ngoài, theo báo Tuổi Trẻ cho biết vào
tháng Giêng năm 2019.
Vị chi sơ sơ, người Việt
Nam chí ít tiêu chừng khoảng 9 tỷ USD cho các nhu cầu thiết yếu nhất: cư trú nước
ngoài, học hành nước ngoài và chữa bệnh tại nước ngoài (!)
Người ta vẫn nhớ Chủ tịch
Hà Nội Nguyễn Đức Chung thật thà cho báo giới biết [7] là khuyên con trai mua
thức ăn dự trữ và ở yên trong nhà 3 tháng, bởi dịch virus Vũ Hán đang hoành
hành dữ dội tại Hoa Kỳ.
Nước Mỹ thật quá đáng!
Không chỉ thâu tóm hết những
bộ não giỏi giang nhất thế giới về trong tay họ, người Mỹ lại còn không chịu
buông tha cho người Việt Nam bằng việc vơ vét nhiều tỷ đô la của một đất nước mệnh
danh dù nghèo khổ nhưng siêng năng, sáng tạo và thật thà (!).
Trong cơn khốn vì đại dịch
virus Trung Cộng, người Mỹ đang chật vật giải quyết vụ chết người mang tên
"Người Da Đen Đáng Sống", có lẽ lời khuyên của ông Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc thật đáng để Tổng thống Trump tham khảo bằng cách ban hành sắc
lệnh buộc tất cả "Việt Kiều Bay" trở về cố quốc, nơi mà họ nên dùng
nhiều tỷ đô la Mỹ làm theo di nguyện của Hồ Chí Minh:
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.
Chỉ không biết, cậu con
trai của ông Thủ tướng, với họ tên thật thơm thảo - Nguyễn Xuân Hiếu có
hăng hái quay về quê cha đất tổ để cống hiến và hy sinh đến hơi thở cuối cùng,
theo đúng lời thề của người đảng viên lúc mạnh mẽ vung tay cho lễ kết nạp?!
Quả thật! "Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày
nay!" - Lời của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn
còn vọng đến ngàn năm (!)
Chú
thích:
[2] Các số liệu người Việt
tại các nước từng là XHCN theo nguồn wikipedia.
09.06.2020
-----------------------------------------------------------------------------------------
6/09/2020 23
Comments
Trong quá trình bào thai
con người phát triển 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ trước khi sinh ra, sẽ phải
chịu rất nhiều tác động của thời tiết, khí hậu, môi trường, thực phẩm, các dưỡng
chất của người mẹ cung cấp cho bào thai. Vì vậy nếu chịu một sự tác động nào đó
thì bào thai sẽ có những biến đổi không bình thường. Các bệnh về thiểu năng trí
tuệ, bệnh down v.v... làm cho con người sau khi sinh ra sẽ phải chịu một số khiếm
khuyết nào đó.
Về phát biểu của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thảo luận tổ với các ĐBQH về các vấn đề kinh tế -
xã hội của Việt Nam, Thủ tướng Phúc nói rằng: “Nếu cột điện ở Mỹ mà
biết đi, nó sẽ về Việt Nam”.
Cần phải hiểu câu nói này
của Thủ tướng Phúc trong ngữ cảnh ấy. Nghĩa là những người khuyết tật thường có
những lúc phát ngôn không bình thường.
Ngược dòng thời gian,
chúng ta sẽ thấy đã rất nhiều lần Thủ tướng Phúc phát biểu không được bình thường:
Khi đi thăm các tỉnh, Thủ
tướng Phúc đã dùng hai chữ đầu tàu để nói về các địa phương
này phải là đầu tàu cho sự phát triển của khu vực. Và đã có rất
nhiều lần hai chữ đầu tàu được dùng, nhưng đến nay chưa thấy
cái nào nhúc nhích cả.
Sáng 30/1/2020 (tức mồng
6 Tết), tại Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" do
tỉnh Yên Bái tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu và đọc
mấy câu thơ:
“Sông Hồng sóng cuộn phù sa,
Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ,
Mường Lò đẹp đến sững sờ,
Khiến hồn lữ khách thẫn thờ miên man,
Chập chùng dãy ruộng bậc thang,
Lúa xanh óng ả bạc ngàn nhấp nhô”.
Cái hay ở
đây là lẽ ra ông Phúc phải nói mấy câu thơ này là của tác giả nào? Nhưng ông cứ
tự nhiên đọc làm người nghe lầm tưởng mấy câu thơ này là của ông chứ không phải
của tác giả Dung Nguyên trong bài thơ Tình yêu Yên Bái.
Cái hay thứ
2 là
“Sông Hồng sóng cuộn phù sa,
Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ”.
Sông nào mà chẳng có 2 bờ
chứ đâu phải khi chảy về Yên Bái mới chia ra hai bờ? Lẽ ra phải nói chia ra hai
dòng mới đúng.
Chưa hết. Này 22/5/2020,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình,
triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức
toàn cầu do Covid-19 gây ra. Ông Phúc nói: Việt Nam phải thành lập tổ
công tác đặc biệt đón “đại bàng” đến đẻ trứng.
Kết quả là mấy chục doanh
nghiệp của Mỹ rời Trung Quốc đều bay đi đâu mất mà chẳng có con nào chịu đến Việt
Nam để đẻ cả. Kết quả là Việt Nam đã đón hụt trứng đại bàng trong dịp này.
Ngày 31/5/2020, tại tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị với các tỉnh,
thành phố vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam (gồm: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An).
Thủ tướng nói: “TP.HCM
và 7 tỉnh sẽ là 'bát giác kim cương', vùng siêu đô thị hàng đầu Đông Nam Á và
Đông Á”.
Hết đầu tàu rồi
nay dùng đến kim cương. Mà không chỉ một kim
cương mà là “bát giác kim cương”, hàng đầu Đông Nam Á và
Đông Á nữa chứ, thế mới ghê.
Và nay Thủ tướng
nói: “Nếu cột điện ở Mỹ biết đi, thì nó sẽ về Việt Nam”.
Phát biểu tại phiên thảo
luận tổ về tình hình kinh tế xã hội chiều ngày 8/6, tại Quốc hội, TT Phúc
nói: “Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta nói: 'Nếu cái
cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết'. Còn bây giờ, thực tại nước Mỹ những
tháng qua và nhiều nước khác thì “Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt
Nam” (1).
Theo một báo cáo của Cao ủy
Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) xuất bản năm 2000 thì trong khoảng thời gian từ
năm 1975 đến năm 1995 đã có 796.310 người từ Việt Nam vượt biên bằng đường biển
đến các nước trong vùng Đông Nam Á, Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó
đã bỏ mạng trên biển và không đến được đến bến bờ tự do.
Chưa nói hàng trăm ngàn
người Việt Nam vượt biên bằng đường bộ, sang Campuchia rồi đến Thái Lan xin tỵ
nạn và được các nước đón về nước mình.
Nay theo TT Phúc thì cột
điện ở Mỹ muốn về Việt Nam, chứ không biết những người Việt đang sinh sống ở Mỹ
có ai định về Việt Nam để hứng trứng đại bàng và hưởng nền y tế, giáo dục đang
đứng hàng đầu thế giới hay không.
Không biết những phát
ngôn này là của một người thiểu năng trí tuệ, hay của ôngThủ tướng của một
chính phủ?
-------------
Chú
thích:
(1) https://vn.sputniknews.com/vietnam/202006089124972-neu-cot-dien-o-my-ma-biet-di-no-se-ve-viet-nam/
09.06.2020
No comments:
Post a Comment