Lê
Minh Nguyên
09/06/2020
Yêu nước thì con dân Việt
Nam nào cũng yêu nước, và đa số yêu nước rất nồng nàn. Nhưng câu hỏi được đặt
ra là “yêu nước dưới ngọn cờ dân chủ” hay “dân chủ dưới ngọn cờ yêu nước”?
Bởi vì đứng dưới ngọn cờ
nào nó sẽ dẫn cuộc tranh đấu của chúng ta đi theo hướng nào, là hướng dân chủ
thật sự như Đài Loan hay là hướng dân chủ chiêu bài như Cam Bốt.
Tôi còn nhớ ông Hà Sĩ Phu
nói rằng, CSVN chuyên chở chủ nghĩa cộng sản ngoại lai vào VN bằng ngọn cờ ái
quốc. Khi chiếm được chính quyền rồi thì họ dẹp ngọn cờ này đi để áp dụng chủ
nghĩa cộng sản, hiện nguyên hình là một chủ nghĩa quốc tế với các nghĩa vụ quốc
tế phục vụ Nga-Tàu chứ không phải là một chủ nghĩa quốc gia.
Ông Hồ Chí Minh đã
từng đưa Chủ nghĩa Cộng sản về Việt Nam bằng ngọn cờ ái quốc. Ảnh: Báo Hải Dương
Khi chủ nghĩa quốc tế này
bị phá sản thì bây giờ họ quay lại với chủ nghĩa quốc gia, phất lên ngọn cờ ái
quốc chống Trung Quốc và nó thu hút quần chúng trong-ngoài như đèn măng sông
thu hút sinh vật bay đêm.
Họ tổ chức lễ tưởng niệm
chiến tranh biên giới 1979 (cùng lúc cô lập các nhà tranh đấu dân chủ), họ mở rộng
quan hệ với Mỹ, họ hứa hẹn kiện TQ ra toà án quốc tế. Các nhà tranh đấu dân chủ
dưới ngọn cờ ái quốc đương nhiên hào hứng vỗ tay ủng hộ, và chế độ độc tài, độc
đảng của họ sẽ vững như bàn thạch.
Nhà bình luận Lý Minh
qua bài viết rất xuất sắc trong Luật Khoa Tạp Chí hôm 9/6 kết luận rằng:
“Trong công cuộc ‘thoát
Trung’, để đến đích thành công cần có một tầm nhìn dài hạn như những nhà lãnh đạo
Đài Loan đang làm đó là ‘muốn thoát Trung thì phải khác Trung’: Trung Quốc độc
tài thì ta chọn dân chủ, Trung Quốc kiểm soát thì ta chọn tự do. Đó mới là sự lựa
chọn bền vững và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế năm châu vốn thấm
nhuần các giá trị tự do và dân chủ”.
Đây là tầm nhìn của “ái
quốc dưới ngọn cờ dân chủ” và nếu chúng ta thật sự muốn xây dựng dân chủ pháp
trị cho VN, chúng ta nên nhìn theo hướng mà Đài Loan đang làm.
Tác giả cũng nhận xét về
việc những nhà tranh đấu “dân chủ dưới ngọn cờ ái quốc” trong ngoài nước ủng hộ
TT Trump bằng tam đoạn luận:
“Yêu nước là chống Trung Quốc,
Trump chống Trung Quốc,
yêu nước cần ủng hộ Trump”.
Như người viết có trình
bày trước đây về tam đoạn luận (syllogism), nó là một cách suy luận diễn dịch từ
hai tiền đề lớn và nhỏ. Hai tiền đề này được coi như (assumed) là đúng, để đi đến
một kết luận được coi là tất yếu đúng vì nó đã ngầm chứa ở trong hai tiền đề
trên.
Tam đoạn luận gồm 3 phần:
– Tiền đề (major
assumption) có tính cách bao quát.
– Phụ đề (minor
assumption) có tính cách phạm vi.
– Kết luận (conclusion)
có tính cách rút ra (deduced) từ hai tiền đề trên.
Thí dụ:
Mọi người đều phải chết
Ông Socrates là người
Vậy ông Socrates phải chết.
Kết luận của tam đoạn luận
chỉ có giá trị chặt chẽ và tất yếu đúng, khi đã thừa nhận cả hai tiền đề trên
là đúng. Nếu một trong hai tiền đề không đúng thì kết luận không thể đúng, tuy
nghe vẫn sướng tai. Dù tam đoạn luận là hình thức suy luận chặt chẽ nhất, nhưng
các triết gia vẫn xem đó là phương pháp ít giá trị trong cuộc tìm kiếm chân lý,
do đó nên hết sức cẩn thận vì dễ bị rơi vào nguỵ biện.
Thí dụ:
Tất cả các loài chim đều biết bay
Đà điểu là chim
Nên đà điểu biết bay
Thử xét về hai tiền đề
trong bài nhận xét của ông Lý Minh: Tiền để chính “Yêu nước là chống Trung Quốc”
có phải là chân lý hay không? Theo người viết, nó không tuyệt đối vì không thể
áp dụng cho mọi trường hợp. Không thể chống TQ trong mọi lãnh vực mà chỉ nên chống
TQ ở các lãnh vực: Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tiền đề phụ “Trump chống
Trung Quốc” có phải là chân lý hay không? Theo người viết, nếu nó đúng là chân
lý tức chống thật 100% (walk the talk) thì ông chống cho Mỹ và chống trong
khuôn khổ luật pháp quốc tế mà Mỹ luôn đòi TQ phải tuân thủ, tức không được lật
đổ, và đúng như vậy, Mỹ không có ý muốn lật đổ chính quyền TQ. Ông không chống
TQ cho dân chủ VN.
Trong tam đoạn luận trên,
tiền đề chính có vấn đề vì không phải là chân lý tuyệt đối giống như “Mọi người
đều phải chết”. Trong khi đó tiền đề phụ cũng có vấn đề vì TT Trump chống TQ
cho Mỹ và cũng không phải là chân lý tuyệt đối (chống tới bến). Cho nên cái kết
luận “yêu nước cần ủng hộ Trump” có tính cách cảm tính nhiều hơn là khoa học.
Một nhà bình luận khác là
Lê Thường trên Đàn Chim Việt Online, hôm 9/6, ông phân tích những yếu
tố chủ quan, khách quan và bất ngờ, làm chia rẽ “phong trào đối kháng”
trong-ngoài VN. Nhưng ông “cho rằng sự tan rã hiện nay của “phong trào đối
kháng” là một điều may mắn cho tương lai dân chủ của Việt Nam”.
Ông viết: “Việt Nam là một
quốc gia lớn với 100 triệu dân, tương lai của nó là thế giới…”
Cuộc tranh đấu cho dân chủ
là một cuộc tranh đấu để thay đổi hệ thống chính trị (tức chế độ độc tài độc đảng
hay phần cứng) và văn hoá chính trị (political culture hay phần mềm và rất
khó).
Trong cuộc tranh đấu này
chúng ta phải đồng thuận với nhau trên một hệ thống giá trị và không chấp nhận
tương nhượng nó, tựa như hệ thống giá trị được khắc ghi trong hiến pháp Hoa Kỳ
mà không ai được vi phạm hay uốn cong.
Để làm được điều này,
chúng ta nên yêu nước dưới ngọn cờ dân chủ.
No comments:
Post a Comment