Phạm
Thanh Giao
25/06/2020
Vào đầu thế kỷ 17, sau
khi những người “di dân đến từ Âu châu”, sau này họ đổi thành một cái tên hoa mỹ
hơn, những “người định cư”, nhưng thực tế đó chỉ là bọn giết người, cướp đất của
người dân bản xứ, từ tay người “Mọi Da Đỏ” ở miền đất trù phú có cái tên là
America này.
Họ mau mắn nhận thấy là,
với đất đai trù phú và mênh mông ở đây, chỉ cần mang súng ống và vũ khí đến,
tiêu diệt những người dân hiền lành ở bất cứ vùng đất nào họ muốn, là lập tức
trở thành những chủ nhân ông với những vùng đất đai phì nhiêu xa tít tắp đến tận
chân trời. Nhưng cũng chỉ sau một thời gian ngắn, những “người định cư” này, liền
nhận thức ra được rằng, họ cần phải có lao động mà không phải trả lương, để phụ
với họ hoặc làm cho họ, hoặc phục vụ cho họ, trong những công việc nặng nhọc về
đồng áng và chăn nuôi, thì những vùng đất ấy mới có giá trị.
Thế là cái tư tưởng bắt
cóc, mua bán dân lao động từ châu Phi về làm … NÔ LỆ, những “con vật người” làm
nhiều, hưởng ít, để các chủ nhân Da Trắng được … làm ít, hưởng nhiều, và đặc biệt
là có toàn quyền sinh sát trên những “con vật người” nô lệ đó, coi họ như gia
súc nuôi trong nhà, bắt đầu trở thành … Sứ Mạng.
Thời đó, làm gì có máy
móc như bây giờ, do đó mồ hôi, nước mắt và máu của người nô lệ, chính là nguồn
lợi lao động cần phải có và duy nhất để mang về đến 99% lợi tức cho các chủ
nhân ông người Da Trắng trong ngành nông nghiệp. Từ vỡ đất khai hoang đến gieo
trồng, từ chăm bón đến thu hoạch, từ các việc chăn nuôi gia súc ở những nông trại
đến các việc hầu hạ như con sen con ở trong nhà, ngay cả đến việc bị ép buộc phải
hầu hạ tình dục cho những ông chủ da trắng từ những người phụ nữ da đen nô lệ
là chuyện rất bình thường.
Một cảnh đấu giá người nô lệ
***
Chuyến tàu mang 20 người
thanh niên trẻ da đen bị bắt sống ở Phi châu, đến bến cảng Jamestown, tiểu bang
Virginia vào năm 1619 là nhóm NÔ LỆ đầu tiên được mang vào Mỹ. Sau thời điểm
đó, còn có một số người da đen ở Phi châu bị lừa gạt, ký vào những “bản hợp đồng”
mang tên “indentured servant contracts”, dạng hợp đồng nô lệ lao động có thời hạn
lâu dài, thường là cả chục năm.
Trên nguyên tắc, sau thời
gian “lao động được trả lương theo hợp đồng” kia thì họ sẽ được trả Tự Do không
còn là Nô Lệ nữa. Nhưng trên thực tế, ngay sau khi những người da đen Phi châu
này đặt chân đến đất Mỹ, thì những bản hợp đồng này bị tước đoạt, hủy bỏ và hết
hiệu nghiệm, khiến họ trở thành NÔ LỆ CHO TỚI CHẾT. Đã có vô số những người nô
lệ này, chết vì bị đối xử tàn nhẫn hơn con vật, và chết dưới những ngọn roi
đòn, đánh đập, tra tấn của những người chủ Da Trắng và bọn cai nô lệ.
Bạn có biết, con cái của
những người nô lệ khi được sanh ra trên cõi đời này thuở đó, là ngay lập tức được
đóng dấu làm nô lệ thuộc quyền sở hữu của ông chủ X, bà chủ Y, chủ nhân của cha
mẹ chúng, y như những con bò trong trang trại không?
Chỉ trong hai thế kỷ 17 và 18, đã có khoảng 6.5 triệu người da đen nam
nữ trai tráng khỏe mạnh bị cướp sống và mang ra khỏi Phi châu đến Mỹ, cộng với
khoảng 6.5 triệu người da đen khác, được đem tới khu vực quần đảo Carribean và
các quốc gia ở châu Mỹ la tinh làm NÔ LỆ. Chẳng những thế, còn có khoảng 2 triệu người
da đen khác vì bị đánh đập, bị tra tấn và bệnh tật đã phải bỏ mạng trước khi đặt
chân được tới “miền đất hứa”.
Đây là con số khoảng trên
dưới 15 triệu người trai tráng khỏe mạnh, rường cột của đất nước, thuộc các quốc
gia ở vùng bờ biển và trung tâm châu Phi. Thử tưởng tượng, 15 triệu dân ưu tú
nhất trên tổng số 55 triệu dân có mặt ở châu Phi vào thời điểm đó bị cướp đi, đủ
để giải thích lý do tại sao, các quốc gia ở châu Phi không ngóc đầu lên nổi, vì
không còn ai để xây dựng đất nước qua nhiều thế kỷ sau này.
Con số 6.5 triệu người NÔ
LỆ DA ĐEN đó, chính là những người CÓ CÔNG ĐÓNG GÓP RẤT LỚN vào việc XÂY DỰNG
CÁI NỀN TẢNG KINH TẾ, tạo dựng nên nước Mỹ hùng cường từ thời điểm đó. Nhưng
mãi tới đầu năm 1863 sau khi ông Abraham Lincoln tuyên bố “bãi bỏ chế độ nô lệ”
thì cái giống dân nô lệ da đen ở Mỹ, mới được thoát ra khỏi cái ách nô lệ …
Trên Văn Bản, những văn kiện không có nhiều giá trị kéo dài qua mãi sau thập
niên 1960s.
Hình ảnh nhừng người
“nô lệ thời đại”
***
Đầu năm 1864, công ty
Central Pacific mang vào Mỹ nhóm “nô lệ da màu” thứ hai gồm 21 người đến từ
Trung Quốc. Họ được mang đến đây trong công việc làm đường sắt cho xe lửa,
xuyên qua những vùng đất hoang sơ do Mỹ cướp được, chủ yếu là bên miền “Viễn
Tây Hoa Kỳ” đất đai chiếm được của Mễ Tây Cơ.
Sau vài năm, khi thấy rằng
những người Tàu này có khả năng cao trong việc làm đường rầy xe lửa, và đào hầm
mỏ, nên con số “nhập cảng” người Tàu vào Mỹ tăng vọt. Mặc dù số nhân công làm
hai thứ công việc này luôn thiếu hụt và khan hiếm vào thời đó, nhưng người Da
Trắng không muốn làm, vì nó nặng nhọc, vất vả và lại vô cùng nguy hiểm đến tánh
mạng. Người Da Trắng chỉ nhận làm những công việc liên quan đến đường sắt và hầm
mỏ với chức vụ cai phu, chỉ tay và sai bảo … (Có khác thời nay mấy đâu).
Người Tàu, ngoài những
công việc liên quan đến đường sắt, công việc đào hầm mỏ, thì họ cũng kiêm luôn
một số công việc liên quan đến nghề nông. Ngay từ thuở đó, người Tàu mặc dù
không bị đối xử tàn tệ như người nô lệ da đen, nhưng họ cũng chịu nhiều luật lệ
giới hạn khắt khe khác mà chủ yếu là để kềm chế và đè nén họ, thua xa những quyền
lợi của người “Da Trắng Định Cư”.
Con số người Tàu di dân đến
Mỹ làm những công việc này thời đó là khoảng 15 ngàn người, hầu hết đến từ tỉnh
Quảng Đông, qua ngã Hồng Kông. Người Tàu cũng đã đóng góp không nhỏ cho nền
kinh tế phát triển trong 3 thế kỷ đầu lập quốc của Hoa Kỳ.
Bạn có biết, danh từ
Coolie được chuyển âm sang tiếng Việt là Cu Li xuất phát từ đâu, khi nào và ý
nghĩa là gì không?
***
Đến cuối thế kỷ thứ 19,
khoảng năm 1868 thì người Nhật là nhóm dân “lao động” thứ 3 đến Mỹ. Và đến năm
1903, lại có 2 nhóm khác, người Korea, và người Phi Luật Tân đến Mỹ cũng trong
dạng lao động cho chủ nhân ông da trắng. Tính đến năm 1920 thì con số người Nhật
ở Mỹ vào khoảng 180 ngàn, người Tàu khoảng 110 ngàn, đây là những con số người
lao động đến từ Á châu lớn nhất vào thời đó.
Tưởng cũng cần nhắc lại
là vào tháng 5 năm 1892 chính quyền Hoa Kỳ thông qua đạo luât “The Chinese
Exclusion Act”, nghiêm cấm không cho người Tàu được nhập cư vào Mỹ ở bất cứ dạng
nào. Riêng những người Tàu đã định cư ở Mỹ hơn ba thập niên trước, phải luôn
mang trong mình một loại “chứng minh thư đặc biệt” dành cho người Tàu.
Bạn có biết, mãi đến năm
1943, lúc này Hoa Kỳ đang chìm sâu trong cuộc chiến của Thế Chiến Thứ 2, và để
kêu gọi “lòng yêu nước”, chính phủ Mỹ thông qua đạo luật Magnuson Act, cho phép
người Trung Quốc định cư ở Mỹ và con cái họ hơn 2/3 thế kỷ trước đó … ĐƯỢC VÀO
QUỐC TỊCH.
***
Sau cùng, trong những
đóng góp vào việc xây dựng nước Mỹ, không thể không kể đến các giống dân
Latino, những người nói tiếng Tây Ban Nha ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ, nhất
là người Mễ Tây Cơ. Nhiều tiểu bang ở miền Tây và Tây Nam Hoa Kỳ ngày nay, xưa
kia thuộc về Mễ Tây Cơ. Bởi thế, nạn nhân bị cướp đất ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
không chỉ là người Mọi Da Đỏ và người bản xứ, nhưng có cả người Mễ nữa.
Sau cuộc chiến Mỹ – Mễ từ
1846 đến 1848, đã có khoảng từ 75 ngàn tới 100 ngàn người Mễ ở lại trên vùng đất
mà ngày xưa thuộc về họ và nay thuộc về Mỹ, sau khi người Mỹ cướp được nhờ thắng
trận. Kể từ đó, con số người Mễ qua Mỹ làm lao động tăng dần một cách nhanh
chóng, dựa trên nhu cầu do những công việc nông nghiệp mà các chủ nhân Da Trắng
cần. Đến mùa hè năm 1942, giữa hai quốc gia Mỹ – Mễ, có những ký kết cho nhập
cư nguồn lao động này một cách chính thức, trong đó có những đòi hỏi từ phía Mễ,
cho dân lao động của mình những quyền lợi cần thiết và chính đáng.
Cũng vì những đòi hỏi này
đã ảnh hưởng trực tiếp lên cái giá phải trả cho người lao động, dẫn đến giá
nông phẩm tăng cao, thế là việc mướn người Mễ ở lậu, làm lậu thành hình không cần
văn bản kể từ đó, ngõ hầu các chủ nhân người Da Trắng có thêm lợi nhuận, và giá
thành của nông phẩm thấp đi, để có thể cạnh tranh với những nông phẩm nhập cảng
từ các quốc gia khác ở quanh vùng.
BỞI THẾ, NẾU NÓI RẰNG
CHÍNH QUYỀN MỸ, KHÔNG THỂ NGĂN CHẶN NẠN NHẬP CƯ LẬU, là MỘT ĐIỀU VÔ CÙNG PHI LÝ
– BỞI HỌ KHÔNG MUỐN, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG THỂ LÀM.
Từ thập niên 1950s đến
nay, sự đóng góp của người Latino vào việc phát triển kinh tế của Hoa Kỳ thực
là không hề nhỏ. Thế thì tại sao lại có những vụ lùm xùm về những người “nhập
cư lậu” này từ chính quyền ông Trump gần đây, mặc dù trước giờ vẫn luôn có dân
nhập cư lậu, vẫn có những chính sách ngăn chặn người nhập cư lậu? Thưa là chính sách chặn đứng người
nhập cư của ông Trump là tàn nhẫn hơn, vô nhân đạo hơn bao giờ hết, so với những
đời tổng thống trước, chỉ vì 2 lý do sau đây:
1- Lấy phiếu dựa trên nền
tảng kỳ thị vốn sẵn có trong việc vận động của ông Trump, vì trên thực tế,
KHÔNG AI MUỐN LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC VẤT VẢ, NẶNG NHỌC MÀ NGƯỜI MỄ ĐANG LÀM cả mấy
chục năm qua, và nhất là KHÔNG AI CHẤP NHẬN GIÁ LƯƠNG MÀ NGƯỜI MỄ ĐANG BỊ BÓC LỘT,
do những chủ nhân Da Trắng đã quen bóc lột sức lao động của dân Da Màu mấy thế
kỷ qua.
2- Dân số người Latino,
người nói tiếng Spanish ngày nay ở Mỹ đã chiếm tỷ lệ quá cao, ở con số hơn 55
triệu người, chỉ đứng sau người da trắng. Trong số đó, có khoảng 49 triệu người
mang quốc tịch Mỹ, với tỷ lệ gần 19% trên tổng dân số, nhất là sự tăng trưởng
mau và mạnh qua việc có nhiều con trong mỗi gia đình. Đó là một điều không chỉ
đáng lo ngại, mà còn là một mối nguy đe dọa đến QUYỀN LÃNH ĐẠO, QUYỀN CAI TRỊ
và QUYỀN LỰC của người da trắng qua việc nắm đa số phiếu. Thử tưởng tượng, đến
một ngày mà người da trắng ở Mỹ trở thành nhóm dân thiểu số và mọi đạo luật được
làm ra và được quyết định bởi những người lãnh đạo da màu với đa số phiếu …
Nói tóm lại, lịch sử của
Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng của người nhập cư, cả lậu lẫn chính thức.
Nếu nói rằng, cái nền
móng xây dựng lên đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh từ thời lập quốc đến nay là NHỜ Ở
NGƯỜI NHẬP CƯ THÌ CŨNG KHÔNG CÓ GÌ SAI.
Đó là chưa kể đến con số
hàng chục triệu người nhập cư đến từ các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó
có Việt Nam, đã và đang đóng góp to lớn vào việc xây dựng lên nền kinh tế hùng
mạnh suốt 75 năm qua sau Đệ Nhị Thế Chiến.
CHỦ THUYẾT DÂN TÚY
(populist) NGĂN CẤM NGƯỜI NHẬP CƯ CỦA ÔNG TRUMP VÀO MỸ, SỚM MUỘN GÌ CŨNG PHẢI
GÃY …
(Bài viết dựa trên kiến thức, tìm hiểu của tác giả.
Nó phản ảnh suy nghĩ của cá nhân, không phải là một bài dịch thuật. Bài này được
viết vào tháng 6 năm 2017).
____
Tài liệu tham khảo thêm:
No comments:
Post a Comment