Trong thời điểm những người
trẻ xuống đường biểu tình suốt thời gian vừa qua ở Mỹ sau cái chết của George
Floyd, người ta thấy đa số trong những đoàn biểu tình là những người da trắng
trẻ. Không có thống kê rõ rệt, nhưng con số phải hơn 65% người da trắng, theo
nhiều nhà phân tích. Người ta thấy, nó không còn giữ cái nét đặc thù là đấu
tranh lấy lại công đạo cho anh George Floyd nói riêng hoặc cho người Mỹ Da Đen
nói chung nữa, nhưng cuộc chiến dường như đã rẽ sang một hướng khác, cuộc chiến
giựt sập tượng đài của những “anh hùng thua trận trong cuộc nội chiến” ở Hoa Kỳ
kết thúc cho bản án Nô Lệ.
Những người trẻ hiện nay,
đang quay đầu trở lại một lần nữa, để tạo nên lịch sử, bài học lịch sử đã sang
trang vào đúng 155 năm trước. Cuộc Nội Chiến Xóa Bỏ Nạn Nô Lệ vẫn còn đang được tiếp tục bằng Cuộc
Chiến Xóa Bỏ Nạn Kỳ Thị Chủng Tộc Bởi Chính Những Người Có Cùng Màu Da Với Họ.
CUỘC NỘI CHIẾN giữa
CÁI THIỆN và CÁI ÁC.
Ở nhiều thành phố trên đất
Mỹ, từ Richmond của tiểu bang Virginia đến New Orleans của tiểu bang Louisiana
những lá cờ Liên Minh Các Tiểu Bang Miền Nam, cờ Confederate bị cấm không được
treo ở những cuộc hội họp công cộng và ở các căn cứ quân đội mang tên các tướng
lãnh bại trận của Confederate cũng đang bị buộc phải đổi tên.
• Tiểu bang Virginia:
Ngày 2 tháng 6 tượng đồng
tưởng nhớ một binh lính Confederate tên Appomattox được chính quyền cho
người gỡ bỏ ở thành phố Alexandria trong đêm. Ngày 11 tháng 6 tượng của Jefferson
Davis, tổng thống Liên Minh Các Tiểu Bang Miền Nam ở thành phố Richmond bị
giựt sập. Bên cạnh đó, tượng của người chiến binh Confederate mang tên Johnny
Reb cũng bị gỡ bỏ ở thành phố Norfork bị giựt sập bởi đoàn người biểu tình.
Riêng ở thành phố Portsmouth, những đoàn biểu tình cũng đã giựt sập hầu hết những
tượng đài Confederate ở đây, dẫn đến việc người dân đề nghị phá bỏ tất cả các
tượng đài Confederate. Đề nghị này đã được ông thị trưởng thành phố đem ra bàn
thảo công cộng lấy quyết định vào ngày 28 tháng 7 sắp tới.
• Tiểu bang Kentucky:
Tượng đài mang tên The
John Breckenridge Castleman, một người lính Confederate ở trung tâm thành
phố Louisville, đã được thị trưởng Greg Fischer ra lệnh tháo bỏ. Tượng của tổng
thống Confederate Jefferson Davis ở thành phố Frankfort cũng được “di dời
đi lánh nạn” trong đêm.
• Tiểu bang Florida:
Tượng đài và bia kỷ niệm
ghi nhớ những người lính Confederate cũng bị tháo bỏ ở thành phố Jacksonville.
• Tiểu bang Alabama:
Khi đoàn biểu tình ở công
viên Linn Park đang cột giây cố gắng giựt sập tượng đài ghi công người thủy thủ
mang tên Charles Linn của Confederate, thì ông thị trưởng xuất hiện, yêu
cầu đám đông dừng tay và năn nỉ họ “Hãy để tôi hoàn tất công việc này – Let me
finish the job” và yêu cầu họ giải tán đừng để cảnh sát phiền hà. Tượng đài của
Hải Quân Đô Đốc Raphael Semmes của Confederate được ông thị trưởng thành
phố Mobile mang đi “tỵ nạn” ở một nhà kho bí mật vì sợ người biểu tình giựt sập.
Tượng của tướng bại trận Robert E. Lee ở trường Trung Học Montgomery ở
Alabama cũng bị giựt sập trong cùng ngày.
• Tiểu bang Tennessee:
Xác của bức tượng ông cựu
nghị sĩ Edward Carmack kiêm chủ báo, được biết đến là người chuyên tấn
công các cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền của người Da Đen, được đưa đi “chôn cất”
ở thành phố Nashville.
• Tiểu bang Georgia:
Dưới sức éo của những
đoàn biểu tình, tòa án đã ra lệnh cho chính quyền thành phố Decatur “di dời” một
đài kỷ niệm Confederate đến một nơi kín đáo tỵ nạn, và sẽ quyết định lại sau,
vì sợ nguy hiểm cho đám đông.
• Tiểu bang North Carolina: 2 tượng đài Confederate ở thủ phủ Raleigh của tiểu bang cũng bị những
đoàn biểu tình cột giây vào cổ giựt sập.
• Washington D.C:
Người biểu tình giựt sập
tượng của tướng Confederate Albert Pike ở quảng trường Judiciary vào thứ
Sáu tuần trước.
Gần đây, đã quá tuyệt vọng
với những bản tin xấu trong việc tranh cử, Donald Trump không còn giấu diếm hay
úp mở về cái bản chất kỳ thị của mình nữa, và đã để lộ chân tướng qua cuộc vận
động ở Tulsa tiểu bang Oklahoma thứ Bảy tuần rồi.
Thế thì phải chăng những
đoàn biểu tình trẻ này muốn tỏ thái độ cho Donald Trump và nhà cầm quyền của
ông ta rằng, họ sẵn sàng đổ máu, như cha ông họ đã từng đổ máu 155 năm trước. Nếu
cuộc Nội Chiến kết thúc vào năm 1865 chưa làm sáng tỏ cũng như chưa giải quyết
được vấn đề về việc dẹp bỏ Nạn Kỳ Thị ở Mỹ, thì việc đấu tranh để bảo vệ cho
chính nghĩa là việc phải làm và đám người thực hiện những việc đấu tranh đó,
không ai khác hơn là giới trẻ của đất nước này.
Cuộc đấu tranh cho chính
nghĩa để tiêu diệt Nạn Kỳ Thị trên đất Mỹ chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây.
Quân đội của Liên Minh Các Tiểu Bang Miền Nam Confederate tuy đã thua trận
trong cuộc Nội Chiến 155 năm trước, nhưng nó chưa hoàn toàn biến mất trong lòng
bọn người da trắng kỳ thị, nhất là con virus kỳ thị đó lại được Donald Trump hà
hơi tiếp sức làm cho nó hồi sinh gần 4 năm qua.
Cuộc đấu tranh đó vẫn còn
tiếp tục, cho đến khi nào không còn một cái tượng đài nào trong số 700 tượng
đài Confederate còn lại ở Mỹ hiện nay. Có lẽ khi đó cuộc chiến mới tạm ngưng.
Cứ nhìn khí thế của giới
trẻ trong các đoàn biểu tình thì đủ thấy, nó không khác gì những trận sóng thần
đổ xuống, sẽ quét sạch những thứ rác rưới của chính quyền này vào ngày 3 tháng
11 sắp tới.
WHO CAN STOP THEM NOW?
---------------------------------------------
Theo thống kê cử tri đi bầu
khác biệt giữa 2 kỳ bầu cử Midterm 2014 và 2018 chia ra như sau:
- Tuổi từ 18 đến 29 từ
19.9% năm 2014 tăng lên 35.6% năm 2018 (+ 15.7%). Con số gia tăng kỷ lục trong
hơn 70 năm, dầu vậy vẫn còn tới 64.4% Đã Không Đi Bỏ Phiếu vào năm 2018.
- Tuổi từ 30 đến 44 từ
35.6%% năm 2014 tăng lên 48.8% năm 2018 (+ 13.2%). Con số gia tăng cũng kỷ lục,
dầu vậy vẫn còn tới 51.2% Đã Không Đi Bỏ Phiếu vào năm 2018.
Đây là giới trẻ ở Mỹ, phần đông không ghi danh theo đảng phái nào rõ rệt, nhưng hầu hết có cái nhìn cởi mở và phóng khoáng hơn những người “bảo thủ” Cộng Hòa.
Đây là giới trẻ ở Mỹ, phần đông không ghi danh theo đảng phái nào rõ rệt, nhưng hầu hết có cái nhìn cởi mở và phóng khoáng hơn những người “bảo thủ” Cộng Hòa.
- Tuổi từ 45 đến 64 từ
49.6% năm 2014 tăng lên 59.5% năm 2018 (+ 9.9%). Con số gia tăng chút đỉnh, dầu
vậy vẫn còn khoảng 40.5% Đã Không Đi Bỏ Phiếu vào năm 2018.
Đây là giới trung niên ở Mỹ, đa số ghi danh theo đảng Dân Chủ. Già nửa trong số này có học vấn và trình độ khá cao, nghiêng về phía Dân Chủ. Phần còn lại là những người “bảo thủ” Cộng Hòa nằm ở các tiểu bang giữa nước Mỹ, chủ yếu là theo ngành Nông Nghiệp, Kỹ Nghệ Cơ Khí và Khai Thác Quặng Mỏ.
- Tuổi từ 65 trở lên,
đang từ 59.4% năm 2014 tăng lên 66.1% năm 2018 (+ 6.7%). Con số gia tăng khá nhỏ,
vì đây là lứa tuổi hăng say đi bầu nhất trên đất Mỹ nên không còn thêm được nữa.
Đây là giới già cả đã về
hưu ở Mỹ, đa số theo đảng Cộng Hòa, nặng tính bảo thủ và nghiêng hẳn về tôn
giáo, ảnh hưởng đến chính trị qua lá phiếu của họ. Hầu hết người ở lứa tuổi này
đã đi bỏ phiếu bầu vào năm 2018. Trong số 34% còn lại, thì có hơn 22% trên tổng
số, đã không thể đi bầu vì lý do sức khỏe. Kể như Donald Trump và đảng Cộng Hòa
không thể đào ra thêm được bao nhiêu phiếu ở những người lớn tuổi này. Chẳng những
thế, ông Trump đang mất dần những lá phiếu của họ, vì một số không ít những người
trong hạn tuổi này, đã bỏ phiếu cho ông ta vào năm 2016, ngày nay đã “giác ngộ”.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều cuộc phỏng vấn và video tường trình về những cuộc
nói chuyện, đả phá những chính sách sai phạm, những lời hứa cuội của Donald
Trump, từ những nhóm người Cộng Hòa Bảo Thủ này trong thời gian gần đây.
Qua những cuộc xuống đường
biểu tình đòi quyền bình đẳng sắc tộc sau cái chết của George Floyd, người ta mới
thấy sức mạnh của những cơn bão mang tên tuổi trẻ này. Ở khắp nơi trên nước Mỹ,
số người tham gia những cuộc biểu tình này ngày một nhiều hơn, trẻ trung hơn, gồm
mọi giới tính, đa sắc tộc và đa văn hóa, đã khiến cho Donald Trump và “chính
quyền của ông ta, phục vụ cho cá nhân của ông ta và một nhóm người” đã phải
điên đầu, chạy quanh quẩn vì không tìm ra phương sách giải quyết.
Người ta có thể tin tưởng
vào sự thay đổi của những người trẻ tuổi, cái thành phần mà xưa giờ vẫn luôn được
liệt vào nhóm người ù lì, ỷ lại, lấy cớ bận bịu với sách đèn, với cuộc sống,
nhường vận mạng của đất nước vào tay lớp người già nua bạc nhược qua lá phiếu của
họ. Cuộc bầu cử Midterm 2018 đã cho ta thấy sự thay đổi này, khi họ đồng lòng đứng
lên, kéo nhau đến thùng phiếu, dẫn đến hơn 79% gia tăng con số phiếu bầu, so với
lần bầu cử năm 2014 đã cho ta thấy sức mạnh của nhóm người trẻ của ngày hôm
nay.
Với tổng số 58,990,609
phiếu bầu cho đảng Dân Chủ so với tổng số 50,304,975 phiếu bầu cho đảng Cộng
Hòa, khác biệt hơn 8.6 triệu phiếu, dẫn đến việc giành lại được Hạ Viện, cho ta
thấy rõ ràng cái thành quả, cái sức mạnh của cơn bão mang tên tuổi trẻ đó.
Cơn bão này đã đi thẳng
vào trung tâm của đỉnh điểm cao chót vót, huy hoàng nhất, thành công nhất và rực
rỡ nhất trong cuộc đời chính trị ngắn ngủi của Donald Trump và nó đã thổi phăng
đi như vậy, thì vào lúc này, trong tình huống này, Donald Trump và đảng Cộng
Hòa làm gì còn có cửa?
Tôi không thuộc dạng người
chủ quan, vì tôi được sinh ra đời với cặp mắt, nhìn đâu cũng chỉ thấy “ly nước
chỉ có một nửa”, nhưng lần này, tôi tin rằng: DONALD TRUMP TÍNH KHÔNG THỂ NÀO BẰNG
TRỜI TÍNH.
Lại nữa, PHÀM ĐÃ LÀ CON
NGƯỜI, CÀNG NÂNG MÌNH LÊN CAO BAO NHIÊU, CON ĐƯỜNG TÉ XUỐNG ĐẤT LẠI CÀNG XA DIỆU
VỢI BẤY NHIÊU.
Tài liệu tham khảo, kẻo mấy
bác kia chôm về lại cho rằng mình NỔ không có dẫn chứng:
No comments:
Post a Comment