Sau phát biểu của Phó
Chánh án TAND TC Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Toà cấp
cao tại TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các
vị ấy vẫn phát ngôn rất vô chính trị. Không rõ, hai ông tòa này có nằm trong số
1.116 thẩm phán mà “ngành
đã ‘vơ vét’, tận dụng… và bổ nhiệm thêm” từ “các thẩm phán chưa đạt yêu
cầu” như Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.
Một lần ghé một thẩm phán
về hưu ở Thủ Đức, ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ, hỏi làm gì
thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TANDTC. “Hậu sinh khả úy” là bình thường,
nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử những vụ án nào trong khi
quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách “rót rượu” ở những đám giỗ nào ở
nhà những người đồng hương quyền lực.
Chúng ta không nên kỳ thị
những người lúc trẻ không có điều kiện học hành, sau phấn đấu vươn lên. Nhưng nếu chỉ “tận dụng lực lượng
đã có” trong Ngành; tận dụng những thư ký thậm chí lái xe… lấy mấy cái bằng tại
chức, tận tụy với xếp rồi lên thì đội ngũ thẩm phán ấy chỉ là những sản phẩm
của “sinh sản cận huyết”.
Thật trớ trêu khi nhiều
năm gần đây, các vị thẩm phán về hưu, một thời mũ cao áo dài, mắng xa xả luật
sư, lại rụt rè đi học lấy chứng chỉ rồi đâm đơn xin làm luật sư. Muốn cải cách
tư pháp cần phải có rất nhiều điều kiện nhưng trước mắt phải đảo lại cái quy
trình ngược này.
Một người chỉ nên được bổ
nhiệm thẩm phán các tòa cấp huyện (hoặc tòa sơ thẩm nếu TA tổ chức theo cấp xét
xử) khi đã có ít nhất 10 năm làm luật sư tố tụng, có tên tuổi và không bị tai
tiếng. Sau ít nhất 5 năm làm thẩm phán ở tòa này, nếu được giới luật gia (trong
và ngoài ngành) tín nhiệm có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán ở tòa tỉnh hoặc
tòa phúc thẩm.
Lịch sử từng là sinh viên
luật xuất sắc được các tòa mời về làm thư ký nên là điểm cộng cho các ứng cử
viên; tuy nhiên, thư ký, lái xe của tòa không thể cứ lặng lặng núp áo thụng đỏ
rồi lên mà nếu muốn trở thành thẩm phán, họ phải ra ngoài làm luật sư một thời
gian đã.
Theo quy trình này, một
người chỉ có thể trở thành thẩm phán tối cao khi đã ở độ tuổi trên dưới 50. Nếu
giữ chức suốt đời có thể có rủi ro thì nhiệm kỳ của thẩm phán nên là không dưới
10 năm và các vị nếu có sức khỏe và danh tiếng (liêm chính) có thể ngồi tòa tới
năm 70 tuổi. Không nên đẩy những thẩm phán tốt về hưu ở tuổi 60 rồi phải đi làm
luật sư hay những thẩm phán xấu về đi… chạy án.
Chính sách đãi ngộ đối với
thẩm phán sẽ phải cải thiện tuy thu nhập minh bạch có thể không bằng luật sư
nhưng tôi tin là không thiếu những luật sư sẵn sàng nhận làm quan tòa chỉ vì
yêu công lý.
“Sinh sản cận huyết” với
chủng loài nào cũng chỉ có thể bắt đầu một tiến trình thoái hóa. “Sinh sản cận
huyết” đối với đội ngũ thẩm phán không chỉ tạo ra những ông tòa ăn nói “phi
chính trí” như Trí Tuệ, Hồng Phong… Các phán quyết của họ không những đầy rủi
ro oan sai mà càng ngày càng xói mòn niềm tin của người dân vào công lý.
-----------------------------------
XEM THÊM
15/06/2020
hó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM Phạm Hồng Phong
vừa có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải…
“Phát biểu của đại biểu
Phạm Hồng Phong, vô hình trung, dẫn dắt suy nghĩ là ĐBQH nói theo báo chí, dư
luận phản động, dễ dẫn tới tổn thương tư cách đại biểu”, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng
Trị) nói.
Dư luận sau đó đi tìm tiểu
sử của ông Phong nhanh như chớp.
Theo đó, ông Phong học và
tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế Nông Nghiệp tại Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu
Giang trong khoảng thời gian từ 1982 – 1987.
Từ 1987-1997, ông kinh
qua các cơ quan/vị trí: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Công ty Vật tư Tổng hợp
Hậu Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Long Trị, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể
thao huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Tháng 7/1997, ông Phong đột ngột chuyển sang ngành toà án và trở thành
Phó Chánh án TAND huyện Long Mỹ.
Sau đó, ông Phong thăng
tiến, làm Phó Chánh án, Chánh án TAND tỉnh Hậu Giang. Năm 2018, Chánh án TAND Tối
cao bổ nhiệm ông Phong làm Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Ông Phạm Hồng
Phong có học Luật không?
Chuyên môn của ông Phong
được giới thiệu là Thạc sĩ Luật và Cử nhân Quản lý kinh tế Nông nghiệp.
Về bằng cử nhân Nông Nghiệp,
câu hỏi đặt ra là: Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang hiện là trường TRUNG
CẤP. Vậy trước 1987 nó là trường gì? Có liên kết/được phép liên kết đào tạo hệ
cử nhân với ĐH Nông lâm TP.HCM hay Đại học Cần Thơ hay không?
Về bằng Thạc sĩ Luật được
giới thiệu, thì chắc chắn ông Phong phải có bằng Cử nhân Luật.
Trong thời gian công tác ở
khu vực chính quyền, có lẽ ông Phong phải đi học Luật thì mới chuyển qua ngành
tòa ngay được. Câu hỏi dư luận lại đặt ra: Ông Phong học Luật ở đâu? Trung cấp
hay Cao đẳng, Đại học? Hệ Chuyên tu, Tại chức hay Chính quy tập trung?
Thiết nghĩ, nếu lý lịch
trình độ/chuyên môn của Phó Chánh án Phạm Hồng Phong không thuộc diện MẬT, cá
nhân ông Phong hay TAND cấp cao nên công khai, tránh dư luận không hay.
Riêng ý kiến dễ làm tổn
thương ĐBQH của ông Phong tại nghị trường hôm 13/6, bị đánh giá là khá non kém,
ẩu tả, thiện cận trong diễn đạt. Đó không phải phẩm chất nên có của một lãnh đạo
tòa án, nhất là tòa cấp cao.
Nên, việc công khai trình
độ/chuyên môn của ông Phó Chánh án Phạm Hồng Phong cũng cần thiết để chứng minh
đó chỉ là một “tai nạn”.
Và thực tế, dù có học bất
cứ hệ nào, chỉ cần có trình độ, có tâm với nghề, có trách nhiệm với công việc,
ông Phong hay bất cứ ai cũng sẽ được xã hội chấp nhận, tôn trọng, hoặc tri ân.
Ảnh: Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Hồng Phong năm
2018 (Hoàng Yến/PLO).
No comments:
Post a Comment