Friday, 12 June 2020

BẢN TIN NỔI BẬT TRONG NGÀY 12/06/2020 (Nguyễn Hoàng Việt




Nguyễn Hoàng Việt
Tác giả gửi tới Dân Luận
12/06/2020

29 người bị đề nghị truy tố trong vụ án ở Đồng Tâm
Công an Hà Nội cho rằng chủ mưu vụ án là ông Kình (84 tuổi) song đã tử vong trong lúc chống đối nên không xử lý. 29 bị can chủ động tấn công nhằm gây "sát thương, tiêu diệt" lực lượng thi hành công vụ. Hành vi liên tục đổ xăng, châm lửa của một số bị can đã khiến ba cảnh sát Thịnh, Huy, Quân bị thiếu chết, kết luận điều tra nêu.

Toàn văn "Bản kết luận điều tra vụ việc tại Đồng Tâm" được blogger Trịnh Bá Phương công bố trên FB.

Vụ bị cáo tự tử tại tòa: Hủy toàn bộ bản án để điều tra lại
Hội đồng giám đốc thẩm TAND cấp cao tại TP.HCM đã tiến hành giám đốc thẩm vụ án của ông Lương Hữu Phước, người đã tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước vì cho rằng mình bị oan. Hội đồng nhận định Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn chưa xem xét đầy đủ tất cả các nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn làm ông Trần Hữu Quý tử vong. Cụ thể:

TAND hai cấp Bình Phước chưa làm rõ trong điều kiện mặt đường thông thoáng, ánh sáng rõ, không bị che chắn tầm nhìn, ông Lâm Tươi đã phát hiện ra xe do ông Phước cầm lái từ vị trí cách 50m mà tại sao ông Tươi không giảm tốc độ và đến vị trí hai xe cách nhau gần 5m, ông Tươi mới hoảng hốt dẫn đến xe do ông Tươi điều khiển đâm thẳng vào xe của ông Phước.

Quá trình điều tra chưa làm rõ tốc độ của xe của ông Tươi, chưa làm rõ lời khai thấy ông Tươi quay đầu về phía sau nói chuyện với ông Tiếp, chưa xác định hành vi của bị hại Quý có ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của bị cáo hay không...

Những vấn đề nêu trên cần được điều tra lại mới có thể xác định được việc điều khiển xe của ông Tươi có vi phạm quy tắc giao thông hay không, đồng thời mới xác định được đầy đủ nguyên nhân trực tiếp và đánh giá được mức độ lỗi của từng bên.

Trên cơ sở kết luận điều tra vụ án chưa đầy đủ, tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm xét xử và quyết định về toàn bộ nội dung vụ án là chưa đủ căn cứ.

Từ đó Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy cả hai bản án trên, giao cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra lại vụ án.

Phản ứng về việc bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, nguyên bí thư thành uỷ Đông Hà, giám đốc sở NN&PTNT Quảng Trị, vừa được tỉnh uỷ Quảng Trị bầu làm chủ tịch UBND tỉnh khoá 7, nhiệm kỳ 2016-2021

Nhiều Facebooker có những ý kiến xung quanh, cụ thể

Facebooker “Nguyen Thi Thao (Mượt)”: “ Tỉnh uỷ Quảng Trị bầu Ông Võ Văn Hưng làm chủ tịch UBND tỉnh khoá 7, nhiệm kỳ 2016-2021 với 43/48 phiếu thuận, tức gần 90%, tương đương với tỉ lệ người Việt Nam tin tưởng Chính Phủ trong cuộc chiến phòng chống Covid-19 vừa qua.

Xơ là người vốn ít quan tâm tới việc nhân sự của các địa phương. Tuy nhiên ở trường hợp này thì không thể không đ̆t ra thắc mắc, vì nó liên quan chặt chẽ tới quy định chung về công tác nhân sự, chỉ cần 1 tỉnh được nhắm mắt bỏ qua sai phạm, sẽ là tiền lệ cho các tỉnh khác làm theo.

Tháng 2/2020, thanh tra Chính Phủ đã có văn bản số 235/TB-TTCP, kết luận nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ 1/1/2013 đến 30/6/2018, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm của các cá nhân, tập thể, bao gồm cả các lãnh đạo tỉnh.

Các sai phạm được kết luận bao gồm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết các KCN trái với nghị định Chính phủ và quy định của BXD, đầu tư CSHT các khu dân cư nhưng không thể bán được gây lãng phí, thậm chí đấu giá đất khi chưa có quyết định giao đất, giao đất không đúng trình tự thủ tục, cấp phép cho các công ty khai thác khoáng sản nhưng chưa có hợp đồng thuê đất và chưa nộp quỹ bảo đảm thực hiện dự án. Nhìn chung phần lớn sai phạm là liên quan tới đất đai.

Nghiêm trọng nhất có lẽ là sai phạm ở mỏ vàng Apey A, xã A Bung, huyện Đakrông, cùng với sai phạm bán trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, và dự án KĐT Bắc Thành Cổ cho một công ty tư nhân trái quy định, gây thiệt hại hàng nhiều tỉ đồng tài sản quốc gia.

Xơ đã trực tiếp đọc văn bản này, ông Hưng là một trong những người bị chỉ đích danh trong ít nhất 3 sai phạm nghiêm trọng, với tư cách là giám đốc sở NN&PTNT nhiệm kỳ 2015-2020.

Sự vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống tới mức thanh tra phải kiến nghị lên Thủ tướng kiểm điểm chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trong suốt 2 nhiệm kỳ có liên quan, đồng thời yêu cầu thu hồi số tiền thiệt hại, thất thu về cho Nhà nước.

Với một loạt các sai phạm mà cho tới tận bây giờ vẫn chưa khắc phục xong, việc bổ nhiệm ông Hưng vào một vị trí cao hơn như vậy, liệu có hợp tình và hợp lý hay không? Và áp dụng theo khung tiểu chuẩn chức danh - Định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp do BCH TW đưa ra năm 2017 mà đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng ký duyệt, thì điều này có trái quy định hay không?

Với các sai phạm, và việc bổ nhiệm cán bộ phớt lờ các sai phạm đó, có lẽ Quảng Trị - một tỉnh địa linh nhân kiệt trong suốt lịch sử, giờ đây cũng cần phải được đưa vào danh sách đ̆c biệt lưu tâm, để mắt.

Không có gì là quá đáng khi đòi hỏi phải giữ tính chính danh của cán bộ, giữ uy tín của chính quyền các cấp như giữ con ngươi. Vì công tác nhân sự, nói như lời Tổng Bí thư, liên quan tới sự sống còn của Đảng.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu: “Quan lộ của anh Hưng (Quảng Trị).... Đây là một kinh ngạc trong công tác cán bộ cao cấp ở địa phương. Thành tích nổi bật trong công tác của anh Võ Văn Hưng: bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm gây thất thoát công sản. Là do Quảng Trị thiếu hiền tài hay bởi tổ chức đã nhìn thấy khả năng tương lai của anh Hưng nên đề bạt thần tốc, bất chấp sai phạm dzị chèn?! Chốt, bằng kinh nghiệm quan sát quan trường nhiều năm, có thể nhận định mấy chữ, “Tìm thấy minh chủ”

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà.

Thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội sáng nay, 11.6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự thảo luật Bảo vệ môi trường vừa trình Quốc hội tại kỳ họp 9 lần này trong đó có nêu: “dự thảo luật cũng xác định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo bình quân mấy ngàn đồng một hộ nữa mà thu theo khối lượng, theo kilogam. “Tức là thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn”, ông Hà nói.

Liên quan đến chức danh Tổng Bí thư ĐCSVN? Báo điện tử TTXVN tung bài viết “Ai sẽ làm Tổng Bí thư?”
Bài viết khá mập mờ, chỉ nêu các tiêu chuẩn mà ĐCSVN đề ra cho chức danh Tổng Bí thư, nhưng của bài viết phục vụ động cơ chính trị là muốn thăm dò dư luận. Với các tiêu chuẩn này thì ai có thể phù hợp; Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc hay là một ẩn số khác? Nhưng đây là thiên về ý đảng lòng dân, Trần Quốc Vượng khả năng ứng viên sáng giá.

Nghị quyết về phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 449/449 đại biểu biểu quyết tán thành.

Danh sách 4 Phó Chủ tịch của Hội đồng bầu cử quốc gia được Quốc hội phê chuẩn gồm các ông, bà:
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Danh sách 16 Uỷ viên của Hội đồng bầu cử quốc gia được Quốc hội phê chuẩn gồm các ông, bà:
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý
Tổng Thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng
Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nguyễn Văn Được
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga.

Vấn đề Biển Đông: Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục lên tiếng việc Mỹ gửi thư tới LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời về thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống cáp ngầm ở quần đảo Hoàng Sa, phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông".

Liên quan đến câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ gửi thư tới LHQ phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 3/6 vừa qua, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam quan tâm đến việc thời gian vừa qua có nhiều quốc gia là thành viên của LHQ đã lưu hành văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình Biển Đông. Việc lưu hành tài liệu bày tỏ quan điểm là phương thức hoạt động thường làm của các quốc gia thành viên LHQ.






No comments:

Post a Comment

View My Stats