Monday, 22 June 2020

BẢN TIN NGÀY 22-6-2020 (BTV Tiếng Dân)






BTV Tiếng Dân
22/06/2020

Tin Biển Đông

Về tàu Hải Dương 4, Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho biết, vào lúc 4h51’ hôm qua, tàu này đang hiện diện ở gần Đá Châu Viên nơi Trung Quốc đang kiểm soát, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam. Như vậy tàu này đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lùi về phía quần đảo Trường Sa.

Đến khoảng 6h sáng nay, nguồn tin này ghi nhận hiện tượng lạ là đang có rất nhiều tàu Trung Quốc tự khai là tàu cá đang đậu rải khắp cụm đảo Sinh Tồn.

Dấu tích các tàu TQ đậu khắp đảo Sinh tồn. Ảnh: DA ĐSKBĐ

Báo VnExpress đưa tin: Ba tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở cửa ngõ Biển Đông. Dẫn nguồn từ Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ ngày 21/6 cho biết, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu triển khai hoạt động chung tại Biển Philippines, đồng thời cũng công bố loạt ảnh hoạt động của nhóm tác chiến tàu USS Ronald Reagan cũng tại vùng biển này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ vị trí cụ thể của ba nhóm tàu sân bay Mỹ trên Biển Philippines và liệu cả ba nhóm tàu này có cùng tiến vào Biển Đông hay không.

Báo Japan Times của Nhật dẫn lời chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh đánh giá: “Bằng cách tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang cố gắng chứng minh cho cả khu vực và thậm chí cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất, khi họ có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như đưa tàu thuyền đi qua vùng biển gần đó, Mỹ có thể thực hiện chính trị bá quyền của mình”.

Báo Người Lao động đưa tin: Báo cáo mới hé lộ Trung Quốc lo ngại năng lực quân sự Mỹ ở biển Đông. Theo bản tóm tắt được gửi đến Hoàn Cầu Thời báo hôm 21/6, tập trung vào những thay đổi từ việc Mỹ trở lại cuộc cạnh tranh trong quan hệ quân sự Trung – Mỹ và đánh giá vai trò tích cực của quan hệ quân sự của hai nước này trong việc ổn định quan hệ song phương trong kỷ nguyên mới.

Theo báo cáo, Mỹ có khoảng 375.000 thành viên thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, gồm 60% tổng số tàu hải quân, 55% quân số lục quân và 2/3 lực lượng thủy quân lục chiến. Ngoài ra, với 85.000 binh sĩ đồn trú bên ngoài nước Mỹ và một lượng lớn vũ khí công nghệ cao và mới, với mục đích duy trì quyền lực tuyệt đối ở châu Á-Thái Bình Dương trong những năm qua, đồng thời tìm cách triển khai thêm lực lượng, ngân sách và nguồn lực mới, mục đích đối phó với sự phát triển quân sự của Trung Quốc và Nga.

Trang Zing đưa tin,  ‘Mỹ sẽ bảo vệ các công ty khai thác tài nguyên ở Biển Đông’. Trong buổi gặp gỡ báo chí tại TP.HCM hôm nay, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ các công ty Mỹ như Exxon Mobil, Murphy muốn đầu tư khai thác nguồn tài nguyên cùng các đối tác trên Biển Đông. Ông nói: “Chúng tôi sẽ bảo vệ các công ty tham gia vào các hoạt động thương mại này trên Biển Đông”.

Báo Thanh Niên có bài: Lo ngại Trung Quốc trao thêm quyền cho hải cảnh. Tin cho hay, Trung Quốc dự kiến sửa luật để lực lượng hải cảnh có thể cùng quân đội huấn luyện, tập trận nhằm tham gia các chiến dịch chung nếu xảy ra chiến tranh. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng tàu hải cảnh cùng tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá cho chiến thuật “vùng xám” nhằm vào các bên khác ở Biển Đông.

Hôm qua, BBC có bài phỏng vấn TS Trần Công Trục, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam: Biển Đông: ‘TQ mượn gió bẻ măng’ nhưng ‘thời thế hiện không dễ cho họ’. TS Trục nói: “Tôi nghĩ rằng kiện là cách giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam chưa bao giờ nói rằng sẽ không sử dụng biện pháp đó. Nhưng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề kiện đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sẽ gác lại đó.

Cái có thể kiện hiện nay là như Philippines đã làm, kiện TQ về việc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Nhưng nên nhớ rằng dù có phán quyết của tòa án, việc thực thi phán quyết lại không triển khai được do cơ chế thi hành án của các cơ quan tài phán quốc tế hiện nay phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà TQ là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết”.

Mời đọc thêm:


95 năm, ngày “Báo chí Cách mạng Việt Nam”

Nhân ngày “báo chí cách mạng” 21/6, RFA có bài: Báo chí “Cách mạng” hay “Phản Tiến Bộ”? Tác giả viết: Những báo như ‘Nhân Dân’ hay Tạp chí ‘Cộng Sản’, có quy chế về mặt hành chính là ngang với cấp Bộ (vì thế mà Ban biên tập ở những cơ quan báo chí ấy thường được gọi là ‘Bộ Biên Tập’), nhưng số độc giả của những ấn phẩm ấy chắc chắn thua xa các trang mạng xã hội”.

Cũng trên RFA, nhà báo Tuấn Khanh viết bài: Báo chí đảng & báo chí người Việt. Tác giả đặt câu hỏi: “Vì sao ngày 21/6 hàng năm, được gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam?”. Và trả lời:  “Báo chí của người Việt là một thiên sử thi, độc đáo và thú vị. Lịch sử báo chí của những người Cộng sản chỉ là mảnh ghép rất nhỏ trong ấy. Nếu như nhà nước hiện nay gọi tên 21/6 hàng năm là ngày báo chí cách mạng Cộng sản, thì là điều bình thường. Nhưng nếu gọi đó là ngày báo chí chung của cả Việt Nam thì trở nên lố bịch”.

Hôn nay, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang có bài trả lời phỏng vấn trên BBC về việc: Nhà xuất bản Tự Do bị trấn áp vì muốn khai dân trí và nói sự thật. Bà Trang tố cáo: “Phải nói rõ ở đây không có gì gọi là luật pháp cả. Chúng ta hay nói về việc có luật pháp, có giấy triệu tập, thực tế là ở đây không có gì cả. Chỉ là phục kích, đánh đập, bắt cóc đưa về đồn đánh tiếp. Tức là cách cư xử của họ như với thú vật ấy. Trong mắt công an, chúng tôi không phải là người, thế nên đừng nói chuyện quyền công dân ở đây, đừng nói chuyện luật pháp, giấy mời, đối thoại ở đây”.

Bà Phạm Đoan Trang cũng mô tả cách đánh của công an đối với một người giao sách của Nhà xuất bản Tự Do: “Cách đánh của họ rất hiểm. Họ dùng ngón tay móc vào sườn, để yên ở đó, để nạn nhân sau đó ba, bốn ngày mới ói ra máu do bị thương dạ dày, nội tạng. Họ bắt cả người nhà, đó là kiểu đe dọa ‘mày muốn sống thì gọi người nhà về đây’. Đó là kiểu dồn chúng tôi tới chỗ chết, đó không phải là kiểu để có thể hy vọng đối thoại được với nhau”


Tin Nhân quyền

Cập nhật tin vụ bắt giữ ông Nguyễn Quốc Đức Vượng, LS Nguyễn Văn Miếng, là luật sư bào chữa cho ông Vượng, cho biết, trại tạm giam Công an tỉnh Lâm Đồng không cho ông Vượng được gặp thân nhân theo quy định của pháp luật.

LS Miếng viết: “Ngày 18/6/2020, nhiều ngày tháng mong đợi, bố và hai anh của Nguyễn Quốc Đức Vượng khăn gói từ sáng sớm đến Trại tạm giam Công an tỉnh Lâm Đồng để thăm gặp Vượng lần đầu tiên, sau khi Vượng bị bắt từ tháng 9 năm ngoái. Sau khi nộp đơn và đợi đến hết giờ, gia đình chỉ nhận được mảnh giấy của Vượng viết gửi ra và không được gặp Vượng. Phía trại tạm giam không đưa ra lý do tại sao không giải quyết cho Vượng gặp thân nhân“.

Ông Nguyễn Đức Quốc Vượng. Nguồn: FB nhân vật

Ông Vượng bị Công an Lâm Đồng bắt giữ hôm 23/9/2019, với cáo buộc: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“, theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng về vụ bắt bớ này: Việt Nam: Thêm vụ bắt bớ mới vì đăng tải trên Facebook

Báo Sạch đưa tin, Đại sứ Hoa Kỳ viếng nghĩa trang liệt sĩ, tử sĩ trong chiến tranh Việt Nam. Tin cho hay, hôm 21/6, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM và Nghĩa trang Quân đội VNCH, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ Việt – Mỹ.

Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink viếng thăm Nghĩa trang Quân đội VNCH hôm 21/6. Ảnh: Báo Sạch


Vụ Hồ Duy Hải:

Báo Thanh Niên có bài: Cử tri đề nghị xử lý hành vi ‘làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải’.  Phát biểu tại buổi tiếp xúc giữa cử tri và Đại biểu quốc hội sau kỳ họp thứ 9 vừa qua, cử tri Đặng Văn Rành đề nghị: “Trong trường hợp Ủy ban Tư pháp và Quốc hội yêu cầu điều tra lại thì tôi đề nghị điều tra để xác định có hay không hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. Tôi theo dõi trên báo chí thì có phản ánh việc rút bút lục, thay đổi, điều chỉnh bút lục hồ sơ vụ án”.

Luật sư Trần Bá Học dẫn lại bài viết của luật sư Trần Hồng Phong: Hồ Duy Hải kêu oan và nói mình không phải là hung thủ. Thông tin cho biết, rất nhiều tài liệu ghi lại sự việc Hồ Duy Hải nói mình bị oan, không phải là hung thủ đã bị rút khỏi hồ vụ án, và chỉ được phát hiện gần đây, do “người tốt cung cấp mà gia đình và luật sư mới biết.

Các tài liệu này cho thấy, “Hồ Duy Hải có kêu oan và đã kêu oan liên tục từ khi điều tra, đến khi truy tố, xét xử và chờ thi hành án, đến hiện nay. Việc kêu oan thể hiện khá lẫn lộn trong các tài liệu (có lúc nhận tội). Tuy nhiên có thể khẳng định hầu như toàn bộ lời khai nhận tội của HDH (mô tả về hành vi, việc lấy tài sản, …) đều không phù hợp với các tình tiết/ tài liệu có trong hồ sơ vụ án.”

Mời đọc thêm:







No comments:

Post a Comment

View My Stats