Thứ
Ba, ngày 02 tháng 12 năm 2014
Không
lẽ cả xã hội này, không một ai chìa tay ra cho chúng?
Không
lẽ cả xã hội này, không một ai vượt qua được nỗi
sợ hãi, để cho những thanh niên trẻ đang bị những thế
lực đen tối săn đuổi, được nương náu dưới mái nhà
của mình?
Tôi
ao ước đến một ngày nào đó, tôi chỉ việc ngồi đọc
sách, nghe nhạc, đi du lịch đó đây, ngắm cảnh đất
nước ta đẹp tuyệt vời như thế nào. Chứ không phải
lêm để kể những câu chuyện như thế này.
I
- CỨU 604 !
Một
lần đang đọc tin trên facebook, mục tin nhắn hiện lên
một cái tên lạ.Tôi bấm vào tin nhắn, đọc qua thì chỉ
là thăm hỏi thường tình, nhưng cái chính là nó lại ngỏ
ý muốn qua nhà chơi. Tôi bảo không nên đến thăm ai khi
chưa được mời. Nó bảo vâng, kèm theo biểu tượng 1
khuôn mặt buồn. Nó thì đường đột, còn tôi thì lỗ
mãng.
Cảm
giác áy náy, ân hận khiến tôi mò vào tường nhà nó để
tìm hiểu, mới té ra rằng có mấy đứa thanh niên (tạm
gọi là đấu tranh dân chủ), đang thuê một phòng ở tầng
6 chung cư nhà tôi. Tôi bèn khóa cửa, xuống gõ cửa phòng
604. Đón tiếp tôi là mấy khuôn mặt búng ra sữa, nhưng
nhìn chúng, tôi có cảm giác yên tâm một cách vô thức.
Cô cháu hỏi thăm nhau một hồi, biết gần đây có kẻ
lảng vảng dưới nhà theo dõi chúng, tôi linh cảm trước
sau chúng cũng sẽ bị gây sự nên dặn, có sự cố gì cứ
gọi cô.
Bây
giờ tôi mới biết, khi biết bọn trẻ đến đây ở,
công an phường đã liên tục gọi điện cho chủ nhà. Gọi
chủ nhà không đến, thì họ gọi cho công an phường nơi
chủ nhà đang ở, liên tục gây sức ép. Không chỉ thế,
bà con ở chung cư nhà tôi cũng xì xào về chuyện, gần
đây có kẻ lạ mặt thường xuyên lảng vảng, rình mò
gì đó dưới nhà.
Tối
ngày 28/11/2014, tôi vừa ăn cơm, vừa đọc tin trên
facebook thì điện thoại báo có tin nhắn. Tôi rất ít khi
đọc tin nhắn, vì dạo này toàn tin quảng cáo. Nhưng
không hiểu sao lần này tôi xem ngay. Tin nhắn vẻn vẹn
như thế này:
-
Cứu 604
Phải
mất mấy giây tôi mới nhận ra đó là tin nhắn của bọn
trẻ phòng 604. Tôi nhảy bổ vào phòng, lấy máy ảnh rồi
khóa cửa chạy xuống tầng 6 ngay. Cái hành lang chật hẹp
đông nghẹt người. Ban đầu nghe tin nhắn, tôi lại nghĩ
có đám côn đồ nào vào gây sự với bọn trẻ, nhưng
nhìn mới biết toàn là công an, cả thường phục lẫn
sắc phục – chuyện gì mà ghê gớm thế nhỉ?
Thấy
tôi cầm máy ảnh, miệng lớn tiếng hỏi chuyện gì,
trưởng công an Phường trong bộ cảnh phục không biển
hiệu, quay ra nhăn nhó:
-
Giời ơi, “em” xuống đây làm gì? Đi về đi.
Mấy
cậu an ninh vẫn thường đi theo tôi mỗi khi tôi tham gia
một sự kiện nào đó, cũng xúm lại, định kéo tôi ra
xa trọng điểm:
-
Chị ra đây em bảo cái này
Tôi
còn lạ gì cái trò đánh lạc hướng của các chú. Nghiêm
giọng bảo bỏ tay ra, không là tôi tri hô bây giờ, tôi
len vào phòng 604, nhưng các chú an ninh trẻ lấy lưng chặn
cửa. Họ không đưa ra lệnh cấm bao giờ, mà họ luôn
dùng những cái lưng để chặn, như đã từng làm rất
nhiều lần. Khi tôi giơ cao máy ảnh lên chụp, họ lấy
tay tìm mọi cách che ống kính. Tôi chạy sang căn hộ của
mẹ tôi ở gần đó, lấy cái ghế rồi trèo lên đó,
chụp và nhòm vào phòng, vậy mà cũng chỉ nhìn thấy mấy
cái đầu. Tôi nói vọng vào, dặn các cháu đừng sợ và
không ký vào bất cứ giấy tờ gì, vì rõ ràng những
người dùng vũ lực để đột nhập vào phòng của chúng
mà không có lệnh là trái phép, cho dù đó là ông chủ
tịch nước đi chăng nữa. Tôi không muốn rời mắt khỏi
cánh cửa phòng 604 một giây nào, chỉ e có gì bất trắc
xảy ra mà tôi không chứng kiến tận mắt, để kể lại
một cách trung thực cho dư luận được biết (chứ chả
mong gì được làm nhân chứng).
Khi
nói chuyện với tất cả các công an viên ở đó, tôi bảo
thẳng là tôi không thể tin tưởng được ngành công an,
khi trên mạng đầy thông tin về chính bộ trưởng công
an còn gian dối trong việc khai man tuổi để được vào
bộ chính trị (nếu sai, sao không điều tra, làm rõ để
lấy lại lòng tin của dư luận?)
Sau
hơn 2 tiếng lục lọi, khám xét, bọn trẻ bị đưa ra
công an phường. Cách đưa chúng đi thật lạ. Nếu chúng
là tội phạm, và việc bắt giữ chúng là đúng pháp
luật, thì phải đường đường chính chính cho cả thiên
hạ được biết. Miệng họ nói anh em ra bấm thang máy,
nhưng lũ trẻ lại bị điệu đi bằng cầu thang thoát
hiểm phía cuối hành lang. Tôi mà có đi theo chúng, thì
những cái lưng kia cũng sẽ bít kín lối tôi đi. Sau này
nghe mọi người kể lại, anh em lúc đó đã kéo đến hỗ
trợ nhưng không được lên nhà. Hóa ra công an dưới nhà
còn đông hơn cả trên hành lang tầng 6. Nhưng vốn dĩ chả
làm điều gì sai, thì có đứng giữa cả ngàn công an
cũng xá gì? Chỉ cần một vài người, cũng đủ chứng
kiến những gì xảy ra, để tố cáo khi cần thiết. Vì
vậy khi thấy anh em vô tình lượn ra chỗ cầu thang thoát
hiểm, những người đưa bọn trẻ qua đường này lại
dẫn chúng lộn lại.
Thấy
họ loanh quanh, thằng Lý Quang Sơn hỏi:
-Các
anh đang sợ điều gì vậy?
Một
gã bóp cổ nó, gầm ghè:
-Chúng
tao mà lại phải sợ mày à?
Thằng
bé chỉ cười khẩy. Có lẽ mấy đứa trẻ sẽ bị đưa
đi bằng xe thùng, nhưng vì có mấy cặp mắt đang nhòm
ngó nên chúng bị nhét vội vào một chiếc xe ô tô. Khi
trông thấy anh em, thằng Lý Quang Sơn xòe bàn tay (hình con
chim bồ câu – biểu tượng cho dân chủ) giơ lên cao vẫy
vẫy, liền bị đè tay xuống. Ở trong xe, nó bị túm tóc
giộng đầu liên tiếp vào thành xe, tát túi bụi vào mặt.
– Lũ khốn nạn. Cái này nhất định phải làm đơn tố
cáo.
Tôi
chạy về nhà cất máy ảnh, vào facebook thông báo tình
hình, vớ lấy điện thoại rồi chạy ra phường. Ối
giời! Điện thoại báo 16 cuộc gọi nhỡ. Hóa ra anh em
gọi tôi, chắc nhờ xuống ứng cứu bọn trẻ (tao xuống
từ đời tám hoánh rồi còn đâu).
Lúc
đó đã gần 10 giờ đêm. Bên ngoài chừng hơn chục anh
em đứng chờ đợi. Cánh công an sang đường, đi ăn đêm
trong cái quán cạnh chỗ chúng tôi đứng. Sốt ruột,
thỉnh thoảng tôi lại chạy sang bên trụ sở công an
phường, ngó qua hàng rào sắt. Một tay công an đứng bên
trong đuổi tôi về, bảo đến “giờ giới nghiêm” rồi.
Khi tôi ngạc nhiên vì cái cụm từ mới mẻ ấy thì hắn
còn bảo tôi về tra gúc gồ. Tra thì lúc khác, nhưng giờ
thì tôi cứ đứng đây, giỏi thì ra mà bắt. Hắn cũng
ngạc nhiên nhìn tôi khi thấy ko dọa nạt được, bèn hỏi
: cùn à? Ừ! Cùn đấy. Ra mà bắt!
Hắn
cười khẩy bỏ đi. Bà con xem công an thế có láo toét
với dân không?
12
rưỡi đêm. Anh em phán đoán có lẽ mấy đứa sẽ bị
giữ qua đêm nên bàn nhau về, mai lại đến. Sau này bọn
trẻ kể, thấy anh em đứng ngoài, mấy tay công an bảo:
chắc ăn ở cũng tốt nên mới có anh em đến đông thế?
Ha ha. Thế các chú cảm thấy thế nào?
Nhưng
một lúc sau, một chú hổn hển chạy vào thông báo: về
hết rồi! Tiên sư các chú. Nếu các chú bảo cho chị
biết là chúng chả có tội gì, và 5 giờ sáng sẽ thả
chúng, thì chị chờ đến 5 giờ chứ xá gì.
Tôi
về nhà, post ảnh, thông báo tình hình lên facebook. Mới
được dăm phút thì có điện thoại báo, thằng Lý Quang
Sơn vừa ra khỏi đồn rồi. Tôi nháo nhào chạy xuống
hầm xe, định lấy xe đi đón nó (quên béng mất là nhà
tôi và công an phường chỉ cách nhau có vài trăm mét).
Chưa kịp dắt xe ra đã thấy thằng cháu dép lê lẹt quẹt
đi xuống hầm xe. Trông thấy tôi nó kêu: cô!
Bữa
com khiến nhiều người rớt nước mắt.
Cô
cháu ôm nhau mừng tủi rồi lên nhà. Lúc bấy giờ tôi
mới mục kích bên trong căn hộ 604, thấy mâm cơm đạm
bạc của đời sinh viên với 4 bát cơm, xới ra từ lúc 7
giờ tối nhưng chưa kịp ăn, giờ nguội ngắt. Được
một chốc lại thêm 2 thằng lò dò về phòng. Một thằng
bị bắt đầu tiên và cũng được thả đầu tiên, khi về
phòng không có chìa khóa vào phòng, nên đã đi kiếm chỗ
khác ngủ. Sau một hồi hàn huyên, chúng ngồi ăn những
bát cơm nguội một cách ngon lành, khiến tôi cảm thấy
đói ngấu, cũng về lục cơm ăn. Lúc đó là gần 3 giờ
sáng!
Tôi
về phòng, post những hình ảnh đầu tiên về lũ trẻ sau
khi được thả, hình ảnh cái mâm cơm sinh viên khiến
người Việt ở hải ngoại đau lòng, về chuyện 2 trong
số 4 thằng bị đánh rất đau. Cái thằng bé gày gò, trẻ
nhất bọn còn bị đánh và “lên gối” ngay tại đồn
công an. May mà không đứa nào tự tử trong đó.
II
- KHÔNG CHỐN NƯƠNG THÂN !
Mặc
dù tôi đã dặn chủ nhà không việc gì phải sợ, rằng
nếu bọn trẻ làm gì sai, đã có pháp luật xử lý. Nhưng
rốt cục họ cũng không chịu nổi sức ép của công an.
Tôi đã tưởng mọi chuyện thế là đã qua. Còn định
hôm nào đãi bọn trẻ một bữa bét nhè. Thế mà chỉ
sau một ngày, bọn trẻ gọi điện, bảo chủ nhà cắt
hợp đồng trước thời hạn. Hợp đồng ký một năm,
mới ở được 3 tháng!
Tôi
gọi điện cho chủ nhà, nhưng nghe họ nói, tôi biết
không thể thuyết phục được họ thêm, vì họ không
phải là tôi. Khi ngồi cùng với họ và lũ trẻ sau đó,
họ kể bị công an hành tỏi thế nào. Tiếc là tôi không
ghi âm lại cuộc nói chuyện đó, vì tôi chẳng bao giờ
nghĩ phải đối phó với những tình huống như thế. Theo
hợp đồng, họ gia hạn cho lũ trẻ trong 15 ngày phải dọn
ra khỏi nhà!
Tôi
nghĩ nát cả óc, cố tìm xem ai không sợ công an, để có
thể cho lũ trẻ một chốn nương thân, để chúng học
hành, đi làm kiếm sống một cách lương thiện. Nhưng đến
giờ vẫn chưa tìm ra người đó. Không lẽ ở giữa cái
thủ đô ngàn năm văn hiến này, những thanh niên mới lớn
đầy hoài bão trong sáng, lại không thể tìm được một
chốn nương thân? Nghĩ mà uất nghẹn trong lòng. Thế mà
cứ bảo tôi phải yêu cái chế độ này. Yêu làm sao nổi?
Hẳn
thấy chúng bị bắt thì sẽ có người bảo: “Phải có
thế nào thì người ta mới bắt chứ?”
Vậy
khi người ta buộc phải thả chúng, họ có nghĩ thế này:
“Phải như thế nào thì người ta mới thả chứ?”
Và
nếu chỉ cần một cái đơn tố giác không có căn cứ,
là công an có thể xộc vào tư gia của bất cứ ai không
cần lệnh một cách tùy tiện như vậy, thì cuộc sống
của người dân liệu còn có bình yên?
Khi
không tìm ra chứng cớ theo đơn tố giác, kẻ tố giác có
bị xử lý? Tôi đồ rằng nếu người tố giác là người
lương thiện, họ sẽ bị bỏ tù vì tội vu khống.
Nếu
trong một xã hội mà pháp luật nghiêm minh, chắc chắn
không thể có những chuyện như thế xảy ra. Thế nên,
người ta mới khao khát một xã hội dân chủ đến mức
chấp nhận tù đày để đấu tranh giành lấy nó như vậy.
Tôi tin là cuộc đấu tranh đó còn gian nan hơn cuộc đấu
tranh giành độc lập rất nhiều. Và tôi cũng tin cho dù
nó có gian khổ, và kéo dài bao nhiêu năm đi chăng nữa,
thì với nguyên lý, loài người luôn tìm cách phát triển
theo xu hướng tự do và tiến bộ, nhất định ngày thắng
lợi sẽ đến.
Quên
dẫn lại lời của anh bạn trẻ Lý Quang Sơn, khi cậu bị
nhân viên an ninh tuyên bố cậu sẽ không được xuất
cảnh: Tôi sẽ ở lại, để chứng
kiến đất nước này thay đổi!
Đó
mới là khí phách nam nhi! Tôi không nói quá, nhưng thật
may khi lớp trẻ Việt Nam vẫn còn những con người như
thế.
No comments:
Post a Comment