Được
đăng ngày Thứ bảy, 02 Tháng 4 2016 17:27
Càng
ngày càng có thêm những dấu hiệu đáng lo ngại là, với ban lãnh đạo mới xuất
phát từ đại hội 12, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tăng cường tối đa sự kiểm soát của
Đảng trên mọi hoạt động của Nhà Nước, rập khuôn theo những gì mà Tập Cận Bình
đang làm tại Trung Quốc.
Bằng
chứng nổi bật nhất và đang diễn ra ngay trong lúc này là việc ban lãnh đạo mới
buộc quốc hội – trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất - phải "kiện
toàn" ngay lập tức ba chức vụ chủ chốt của nhà nước, nghĩa là giải nhiệm
và bầu lại chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Điều đáng lưu ý là
ban lãnh đạo mới của ĐCSVN đã không thấy cần phải giữ thể diện cho quốc hội bù
nhìn vì quyết định này đã được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trước. Đối
với ông Trọng, Đảng là trên hết, Quốc Hội chỉ có nhiệm vụ phục tùng và hiến
pháp chỉ có mục đích thể chế hóa cương lĩnh của Đảng.
Tại
sao không thể đợi bốn tháng nữa sau khi Quốc Hội được bầu lại? Tại sao bắt Quốc
Hội khóa 13 bãi nhiệm chủ tịch nước trước nhiệm kỳ - một điều mâu thuẫn với Hiến
Pháp 2013 - và bầu lại cả chủ tịch nước lẫn thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội để rồi
bốn tháng sau Quốc Hội khóa 14 phải muối mặt bầu lại nguyên si?
Lý
do đầu tiên của sự vội vã làm bẽ mặt Quốc Hội này khá dễ hiểu: đó là sa thải
ngay Nguyễn Tấn Dũng và loại bỏ các tay chân mà ông đã cài đặt trong chính quyền
và các công ty quốc doanh, để giành lại cho Đảng quyền kiểm soát nhà nước đã bị
thách đố trong mười năm qua. Một lý do khác là để chuẩn bị tiếp đón tổng thống
Mỹ vào tháng 5 sắp tới trong đó ông Nguyễn Tấn Dũng không còn vai trò gì. Ông
Dũng không về hưu trong một sự chuyển tiếp bình thường mà đã bị loại sau một cuộc
đấu đá tranh giành quyền lực dữ dội.
Nguyễn
Tấn Dũng đã là một thủ tướng rất tệ hại, đã để cho tham nhũng bành trướng làm lụn
bại đất nước về mọi mặt nhưng ông không làm điều mà ban lãnh đạo mới có vẻ đang
cáo buộc ông là tách dần Chính Phủ khỏi Đảng. Trái lại ông rất trung thành với
Đảng, đã chấp nhận luật chơi của Đảng và chính vì thế mà ông đã thua. Sự tách rời
tương đối giữa bộ máy nhà nước và bộ máy đảng không phải là chủ trương của Nguyễn
Tấn Dũng mà chỉ là hậu quả tự nhiên của một sinh hoạt quốc gia và những trao đổi
quốc tế ngày càng phức tạp đòi hỏi những người có chức vụ chính thức phải có thực
quyền.
Khuynh
hướng đang ló dạng từ ban lãnh đạo mới là kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của
nhà nước - quốc hội cũng như chính phủ - bằng bộ máy đảng. Phải chăng chúng ta
sắp chứng kiến sự trở lại của chủ trương "hồng hơn chuyên"? Chính chủ
trương này đã làm tê liệt các nước cộng sản trước đây và đã đưa tới sự tan rã của
Liên Xô và sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu. Thất bại là chắc chắn và
hậu quả cho đất nước sẽ rất bi đát.
Lý
cớ cho chủ trương tái lập chế độ đảng trị tuyệt đối này là để chống tham nhũng,
như Tập Cận Bình đang làm tại Trung Quốc. Nhưng đây chỉ là một lý cớ ngây ngô,
bởi vì tham nhũng chủ yếu là con đẻ của chế độ độc tài đảng trị trong đó nhóm cầm
quyền không bị kiểm soát và cũng không thể bị chế tài.
Ban
lãnh đạo mới của ĐCSVN sẽ rất khờ khạo nếu muốn rập khuôn theo Bắc Kinh. Tập Cận
Bình đang sa lầy và Việt Nam cũng không phải là Trung Quốc. Chọn lựa khôn ngoan
duy nhất của họ là thích nghi với tiến trình dân chủ hóa.
Ban
biên tập Tổ Quốc
No comments:
Post a Comment