Sunday 10 April 2016

ĐIỂM TIN NGÀY 10-4-2016





ĐIỂM TIN NGÀY 10-4-2016
.
  • Người biểu tình đòi Thủ tướng Anh từ chức (VOA) - Những người biểu tình ở London hôm nay đòi Thủ tướng Anh David Cameron từ chức sau khi những thông tin về tài chánh của gia đình ông được tiết lộ trong vụ rò rỉ Hồ Sơ Panama
  • Nghi phạm Abrini : Ẩn số cuối cùng của loạt khủng bố Paris-Bruxelles ? (RFI) - Ngày 08/04/2016 trong hai đợt bố ráp, cảnh sát Bỉ bắt giữ 5 nghi phạm khủng bố tại thủ đô Bruxelles. Trong số này có Mohamed Abrini, kẻ được coi là một trong hai đầu não loạt khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015, và cũng có thể là “nhân vật thứ ba” trong vụ tấn công sân bay quốc tế Bruxelles Zaventem ngày 22/03/2016. Từ thủ đô Bruxelles thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm thông tin :
  • Một công dân Mỹ được Syria trả tự do qua trung gian Nga (RFI) - Chính quyền Syria vừa trả tự do cho Kevin Dawes, một nhà nhiếp ảnh Mỹ, 33 tuổi, từng chiến đấu chống lại chế độ Kadhafi tại Libya, bị bắt năm 2012, khi vượt biên giới vào Syria qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Nga đã có vai trò quan trọng trong vụ phóng thích này. Can thiệp của Nga hỗ trợ tù nhân Mỹ phải chăng là một dấu hiệu cho thấy quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu ấm áp trở lại sau một giai đoạn dài căng thẳng ?
  • Tổng thống Đài Loan thăm một hòn đảo gần Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Một tháng trước khi mãn nhiệm, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 09/04/2016 viếng thăm đảo Bành Giai-Pengjia, cực bắc Đài Loan, cách không xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo, Bắc Kinh và cả Đài Bắc. Chủ quyền của Đài Loan tại hòn đảo Bành Giai không bị quốc gia nào phản đối.
  • Việt Nam ‘xua đuổi’ tàu Trung Quốc (VOA) - Việt Nam nói đã xua đuổi 6 tàu của Trung Quốc, một ngày trước khi Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Hà Nội về việc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực chưa phân định
  • Bắc Kinh bác yêu cầu rút giàn khoan khỏi vùng cửa Vịnh Bắc Bộ (RFI) - Đúng một hôm sau khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển chưa được phân định giữa hai nước tại cửa Vịnh Bắc Bộ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm qua, 08/04/2016, đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Việt Nam, viện lẽ giàn khoan của họ đang hoạt động trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc.
  • Biển Đông : Pháp chống mọi hành vi làm gia tăng căng thẳng (RFI) - Trả lời báo Nhật The Nikkei số ra ngày 09/04/2016, ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault không nêu đích danh Trung Quốc nhưng đã nhấn mạnh rằng quyền tự do hàng hải chiếu theo luật pháp quốc tế phải được tôn trọng. Paris phản đối « hành động của bất kỳ quốc gia nào làm gia tăng căng thẳng » trong vùng Biển Đông.
  • Phỏng vấn Giáo sư Peter Zinoman về Việt Nam học ở Mỹ (BoxitVN) - Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman của Khoa Sử Đại học Berkeley mới đây đã được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tại Việt Nam trao giải vì những đóng góp của ông vào việc phát triển ngành Việt Nam học tại Hoa Kỳ.

    Trong những năm qua, nhiều sinh viên Berkeley gồm Trang Cao, Rebekah Linh Collins, Nu-Anh Trần, Alec Holcombe, Martina Nguyễn, Ben Trần, Marguerite Bích Nguyễn, Kimberly Hoàng, Tường Vũ đã bảo vệ luận án Tiến sĩ với những đề tài liên quan đến Việt Nam, trong số này nhiều người nay đang giảng dạy tại các đại học Mỹ. Kết quả đó cũng là do có sự hướng dẫn và khuyến khích của Giáo sư Zinoman.

    Là một học giả về Việt Nam, Giáo sư là tác giả của tác phẩm Vietnamese Colonial Republican: the political vision of Vu Trong Phung [Nxb ĐH California 2013] và Dumb Luck, tức tiểu thuyết Số đỏ cũng của Vũ Trọng Phụng đã được ông và vợ là cô Nguyễn Nguyệt Cầm dịch sang Anh ngữ [NXB ĐH Michigan 2002].
  • Việt Nam lựa chọn gì trong thế giới hôm nay?[1] (BoxitVN) - Mục đích của hội thảo "Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam" nhằm đi tìm câu trả lời: Nước ta lựa chọn quyết sách gì cho sự tồn tại và phát triển của mình trong thế giới hôm nay?

    Vào lúc thế giới đang chuyển dịch vào thời kỳ có nhiều biến động mới và rối loạn mới, câu hỏi nước ta lựa chọn gì? như vậy càng trở nên bức thiết.

    Câu hỏi nước ta lựa chọn gì? là thường trực trong quá trình vận động của đời sống đất nước, chí ít đã xuất hiện ngay sau 30-04-1975, khi nước nhà độc lập thống nhất. Trước đó chỉ toàn là chiến tranh và chiến tranh trong một cục diện quốc tế khiến nước ta khó có thể làm gì khác được, nên tạm không tính đến, sẽ để bàn sau. Vậy xin tập trung điểm lại quá khứ từ 30-04-1975 đến nay, để rút kinh nghiệm cho hiện tại, cho tương lai.
  • Đánh giá ‘Tứ trụ Việt Nam’ (BoxitVN) - Bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là “tứ trụ”, nhận được đánh giá khác nhau của các khách mời BBC.

    Các chuyên gia, nhà quan sát trong ngoài Việt Nam tham gia Bàn tròn Thứ Năm của BBC ngày 7/4 trong bối cảnh Việt Nam tiến hành chuyển giao lãnh đạo.

    Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 13 đã bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, dựa theo danh sách giới thiệu của Đảng Cộng sản cầm quyền.

    Chủ tịch Quốc hội mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng.

    Chủ tịch nước là Đại tướng công an Trần Đại Quang, thay ông Trương Tấn Sang.

    Gương mặt sẽ lãnh đạo chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.
  • Bàn về chỗ đứng (BoxitVN) - Về việc Tam trụ quốc gia (bà Ngân, ông Quang, ông Phúc) đứng thề trước Quốc kỳ, hai ông bạn già của tôi (ông Cầu và ông Toàn) tranh luận, không thống nhất được, yêu cầu phân xử.
    Ông Cầu cho rằng đứng thề trước Quốc kỳ thì mặt phải nhìn vào lá cờ chứ xoay lưng lại là bất kính. Thí dụ thằng con tôi, xin đứng trước bố để trình bày, nó phải quay mặt nhìn vào tôi chứ quay lưng lại, để tôi nhìn vào mông nó thì xem sao được.
  • Trung Quốc thuê ngư dân ra Trường Sa 27 ngàn USD 1 tàu, không cần đánh cá(BoxitVN) - The Straits Times ngày 5/4 đưa tin, làng chài Đàm Môn ven biển phía Nam đảo Hải Nam đã trở thành tuyến đầu của việc Trung Quốc sử dụng ngư dân nước này vào mục đích “bảo vệ (cái gọi là) vùng biển truyền thống tổ tiên”.

    Đặt chân đến Đàm Môn, người ta có thể thấy những tấm pa-nô, áp phích khổ lớn in hình ông Tập Cận Bình về thăm làng chài này năm 2013 khi vừa nhậm chức. Đồng thời những phát biểu của ông Tập Cận Bình cũng được in thành khẩu hiệu khẳng định cái gọi là “chủ quyền từ thời cổ đại” của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Đóng cửa đấu tố ứng viên, không cho cả… chồng con vào dự (BoxitVN) - Ai có chút ít kiến thức về luật pháp, chính trị, triết học chính trị, v.v. đều biết một nguyên tắc nổi tiếng: “Công dân có thể làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó bị luật pháp cấm; quan chức chính quyền không được làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó được luật pháp cho phép”.
    Nhưng cán bộ MTTQ – đại diện chính quyền Việt Nam – thì đến nguyên tắc đó cũng không biết. Đối với họ, luật không quy định, nghĩa là cấm.
    Vậy luật pháp Việt Nam có quy định các công dân là cán bộ MTTQ được ăn, ngủ, và làm một số việc khác (không tiện nói) không?
  • VNTB – Hội Nhà báo độc lập VN họp tháng 4/2015: Những trò lố dàn xếp kết quả bầu cử Quốc hội (BoxitVN) - Ở các nước có dân chủ thực sự, kết quả khảo sát của các tổ chức thăm dò dư luận độc lập trước cuộc bầu cử thường gần như trùng hợp với kết quả kiểm phiếu về sau. Nhà báo Vũ Sỹ Hoàng – một hội viên, cho rằng phải làm rõ trắng đen cho dân chúng biết. Anh đề nghị Việt Nam Thời báo nên làm phiếu thăm dò về tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên độc lập. Như thế hành vi dàn xếp bầu cử – đấu tố người tự ứng cử sẽ bị đưa ra ánh sáng. Thạc sỹ Phạm Bá Hải đề xuất một giải pháp. Ông khẳng định Hội Nhà báo độc lập khá điển hình cho hoạt động của tổ chức xã hội dân sự. Theo ông, hội này hãy sử dụng tầm ảnh hưởng để thúc đẩy các tổ chức xã hội dân sự khác, phải đòi được tự do truyền thông để vận động ứng cử. Ứng cử viên có quyền kêu gọi cử tri, nhưng Mặt trận Tổ quốc đã khống chế cử tri để người dân không biết. Vì thế, một ứng cử viên Quốc hội như chị Trang Nhung cũng bị đấu tố để không có một phiếu nào. Ngoài ra phải yêu cầu nhà nước để cho một Uỷ ban kiểm phiếu độc lập ra đời. Thạc sỹ Phạm Bá Hải giải thích, đó là nếu ban kiểm phiếu của nhà nước đem thùng phiếu vào miếu hoang thì người dân ai biết và ai làm được gì họ? Đòi là cho lần bầu cử Quốc hội sau, phải đòi ứng cử bầu cử tự do và kiểm phiếu độc lập. Phải có chương trình hỗ trợ cho các ứng cử viên độc lập; phải có cuộc gặp với toàn bộ các ứng cử viên độc lập và trao đổi, mở rộng lực lượng cử tri. Các ứng cử viên độc lập nên tập hợp thành một khối và đưa ra một chương trình hành động chung, khi người dân thấy chương trình ấy có lợi cho dân thì dân sẽ bầu. Hội Nhà báo độc lập có thể hỗ trợ rất nhiều.
  • Cái giá của “Hiệp thương: Sự ngẩng đầu (BoxitVN) - Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là Tổ quốc.

    Đó là câu tôi trả lời cử tri nơi tôi lấy ý kiến hôm nay, với người đã đưa ra nhận định: anh đi học hơn 10 năm, ít về quê, ít đóng góp cho quê hương, làng xóm. Nên anh không đủ tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu Quốc hội.

    Tôi lại trả lời tiếp: tôi đi học để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, và đây là lúc tôi trở về đóng góp cho quê hương, đất nước. Ông Hồ Chí Minh cũng rời quê hương mười mấy năm từ năm 1911 để tìm đường cứu nước. Đi là để học hỏi sự văn minh, tiến bộ, và để đem
    về xây dựng cho Tổ quốc, không chỉ là làng quê này.
    Một cử tri khác lại đưa ra ý kiến: Anh có sức khỏe, có trí tuệ, nhưng anh còn trẻ, nên để kỳ sau thì sẽ phù hợp hơn.
  • Cử tri tố ban tổ chức hội nghị làm sai luật (BoxitVN) - Như một tiếng sét đánh ngang tai, chủ tịch đoàn lúng túng và vị thư ký đồng thời là thường trực hội phụ nữ phường cất giọng the thé mắng tôi là "ai cho phép chụp ảnh, ghi âm cuộc họp này, như thế là sai luật". Tôi hỏi văn bản luật nào cấm thì đưa ra đây, vị đó câm miệng liền. Cả hệ thống chính trị cơ sở xúm vào chửi rủa tôi, có kẻ còn định xông vào đánh tôi và đuổi tôi về đi cho sớm chợ, để họ hoàn thiện báo cáo coi như vẫn đúng thủ tục. Tôi cười rồi nói vậy là mọi người coi đây là cái chợ để mua bán đổi chác rồi nhé.

    Ngay lập tức tôi nhắc nhở vị chủ tọa, đại diện cho chính quyền là ông ta sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về buổi họp hôm nay.
  • Vi hiến hay không vi hiến? (RFA) - Chính trị Việt Nam đang ở trong một giai đoạn vô cùng thú vị, với những chuyển động rất đáng được quan tâm và rất đáng được phân tích. Sự hấp dẫn càng tăng do tính chất bí mật, tính chất thiếu minh bạch của các hoạt động chính trị đặc thù cho thể chế cộng sản.
  • Rất thanh thản được ư, thưa ngài nguyên Thủ tướng? (BoxitVN) - Ngài ra về và tuyên bố: Tôi rất thanh thản...được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu và được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, đang trên đà hội nhập, phát triển và sánh vai với bạn bè trên thế giới, tôi cảm thấy hạnh phúc.

    Nhìn toàn cảnh đất nước hôm nay, sau 20 năm ngài cùng các đồng chí của ngài kiên định lèo lái ra sao?
  • Việt Nam ra mắt các thành viên mới trong chính phủ Hà Nội (RFA) - Các thành viên mới trong chính phủ Hà Nội hôm nay ra mắt. Số này gồm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng mới. Một số khuôn mặt cũ gồm 2 phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, và 3 bộ trưởng gồm bộ trưởng y tế Nguyễn thị Kim Tiến, bộ trưởng Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
  • Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du châu Á, nhưng hủy chuyến thăm Bắc Kinh(RFI) - Lầu Năm Góc hôm qua, 08/04/2016, thông báo : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lên đường hôm nay, bắt đầu vòng công du châu Á và Trung Đông. Trong số các nước châu Á được ông Ashton Carter ghé thăm lần này không có Trung Quốc, cho dù ông được cho là đã dự trù đến Bắc Kinh trong chuyến thăm châu Á tháng này. Theo giới quan sát, việc Trung Quốc liên tục gây căng thẳng tại Biển Đông là lý do khiến ông Carter dời chuyến công du Bắc Kinh.
  • Nhật Bản sẽ có xe lửa « tàng hình » vào năm 2018 ? (RFI) - Công ty xe lửa-lữ hành Seibu Railway hy vọng sẽ có 1 bước nhảy quan trọng trong thiết kế nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập của công ty vào năm 2018 : Tàu tốc hành mới nối liền Tokyo và vùng Saitama sẽ « hòa vào phong cảnh », nói nôm na là có tính chất « tàng hình ».
  • Miến Điện : Con đường đầy chông gai của chính quyền mới (RFI) - Trong dòng thời sự đa dạng, tuần báo Courrier International quan tâm đến Miến Điện, với bài viết tựa đề "Đoạn tuyệt với nền kinh tế nhà binh". Tạp chí trích báo Nhật Nikkei Asian Review, phân tích con đường khó khăn đang đón chờ chính quyền gần như hoàn toàn dân sự của tân tổng thống Htin Kyaw.
  • Sri Lanka : Trung Quốc không xây dựng căn cứ quân sự tại đảo quốc (RFI) - Ý đồ xây dựng các cơ sở quân sự tại vùng biển Ấn Độ Dương của Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại. Trong chuyến công du Bắc Kinh hôm nay, 09/04/2016, thủ tướng Sri Lanka trấn an : Trung Quốc không đề nghị xây dựng « bất cứ căn cứ quân sự nào » tại đảo quốc.
  • Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực (RFA) - Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.
  • Anh yêu cầu TQ giảm năng suất ngành công nghiệp thép (RFA) - Anh Quốc hôm qua yêu cầu Trung Quốc giải quyết tình trạng thừa năng suất trong ngành công nghiệp thép. Yêu cầu mà London đưa ra với mong mỏi ngăn chặn lượng thép giá rẻ tràn ngập vào Châu Âu. Tình trạng này còn khiến cho Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ phải rút ra khỏi thị trường Anh Quốc; từ đó khiến 15.000 công ăn việc làm có khả năng phải bị mất.
  • Pháp : Du lịch vẫn phát triển năm 2015, dù Paris bị khủng bố (RFI) - Mặc dù bị ảnh hưởng từ các cuộc khủng bố đẫm máu, nước Pháp vẫn là điểm đến số một của du khách trên thế giới. Lượng khách du lịch nước ngoài đến Pháp đạt kỷ lục với 84,5 triệu du khách trong năm 2015. Vui mừng với kết quả tốt, ngày 08/04/2016, ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nhắc lại mục tiêu của Pháp từ đây đến 2020 là thu hút 100 triệu khách quốc tế một năm.


--------------------------------

Posted on 10/04/2016 by Doi Thoai
  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

---------------------

.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
.
.
.
.
------------------------

Chủ nhật, 10 tháng 4, 2016


Hành trình rùng rợn của một ngư thuyền Trung Quốc ở Biển Đông: Harrowing Trip for Chinese Trawler Before Bump in Territorial Tensions (NYT 9-4-16)

Ricardo Herrera Bandrich interviews Viet Thanh Nguyen (Los Angeles Review of Books 9-4-16)





No comments:

Post a Comment

View My Stats