Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày 19-04-2016
Vào lúc Hoa Kỳ gia
tăng sự hiện diện quân sự ở vùng Biển Đông để hỗ trợ Philippines và các quốc
gia Đông Nam Á trước thái độ xác quyền chủ quyền ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc,
Nga lại tỏ thái độ ủng hộ Bắc Kinh trên hồ sơ này.
Theo
Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề
Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua
thương lượng.
Trong
cuộc họp báo chung hôm qua với đồng nhiệm Nga, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định
rằng Trung Quốc bảo vệ các quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông và có toàn quyền
quyết định nên giải quyết các căng thẳng trong khu vực này như thế nào.
Trước
cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Trung Quốc hôm qua, Ngoại trưởng Lavrov, khi trả lời
phỏng vấn truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ ngày 12/04, cũng đã tuyên
bố rằng cần phải chấm dứt những nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp Biển Đông.
Ngay
hôm sau, Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, đã phản đối
tuyên bố nói trên của ông Lavrov. Ông Lê Hải Bình nhắc lại rằng Việt Nam chủ
trương giải quyết các tranh chấp ở khu vực này « thông qua các biện
pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm
1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên
(DOC) ».
Việc
Matxcơva ủng hộ lập trường của Bắc Kinh không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông phải
được đặt trong bối cảnh Nga hợp tác ngày càng chặt chẽ với Trung Quốc ở châu Á,
hay ít ra là hai nước có quan điểm ngày càng đồng nhất về các vấn đề liên quan
đến an ninh khu vực này, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Cũng
giống như Trung Quốc, Nga cho rằng chính Hoa Kỳ là thế lực gây mất ổn định ở Biển
Đông, đồng thời sự hiện quân sự của Mỹ đe dọa nước Nga. Một ví dụ mà Matxcơva
đưa ra đó là vào năm 2015, Hoa Kỳ đã áp lực lên Việt Nam để Hà Nội ngưng cho
Nga thuê căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp nhiên liệu cho các oanh tạc cơ.
Và
cũng giống như Bắc Kinh, Matxcơva chống lại dự án của Mỹ triển khai hệ thống
phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Thật
ra, thì chống sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á không phải yếu tố duy nhất
thúc đẩy Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau. Hiện đang bị phương Tây cô lập do
xung đột ở Ukraina, Matxcơva đang rất cần có thêm bạn và nhất là có thêm khách
hàng tiêu thụ dầu khí và vũ khí Nga, cũng như có thêm đầu tư vào vùng Viễn Đông
giàu tài nguyên của Nga. Khách hàng và nhà đầu tư lớn nhất hiện nay không ai
khác hơn là Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc cũng rất cần tiếp cận các tài
nguyên của vùng này, nhất là dầu khí.
Với
Trung Quốc là mội đối tác chiến lược hàng đầu, Nga cũng đang có tham vọng trở
thành một cường quốc châu Á. Về phần Bắc Kinh, giữ được quan hệ hữu hảo với
Nga, họ sẽ rảnh tay tập trung cho chiến lược bành trướng ở châu Á-Thái Bình
Dương, đặc biệt là ở Biển Đông.
--------------------------
Thằng nga cũng có quyền lợi liên quan, đặc biệt chúng phải chơi với bọn tàu để đánh lại phương tây thế nên cho dù là nói thế nào thì họ cũng không thể đứng về phía VN, đơn giản bởi vì họ phải làm như thế bởi vì đất nước của họ cũng lo chẳng xong. con người Nga bây giờ là tư bản chứ không phải như thời ngày xưa
ReplyDeletechỉ có nga và mỹ đối đầu mà thôi, tàu khựa thì làm ăn với Mỹ rồi thế nên chẳng có chuyện Mỹ và tàu khựa đối đầu nhau trên bàn đàm phán quốc tế, nhất là khi những hành động leo thang của Trung Quốc không hề được Mỹ đáp trả một cách mạnh mẽ và tích cực để xây dựng an ninh trên Biển Đông
ReplyDelete