PV.VRNs
Đăng ngày: 22.01.2014
VRNs (22.01.2014) – Sài
Gòn
1. Thanh niên thất nghiệp ở mức báo động
Thời
Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin, theo báo cáo mời nhất từ Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO), ở Việt Nam, tỷ lệ lao động dưới 25 tuổi thất nghiệp đang cao gấp 3
lần tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung, ở mức 5,95% trong quý 4 năm 2013.
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trẻ ở khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao, đạt tỉ
lệ hơn 11% trong giai đoạn này.
Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy
Sziraczki nhận định: “Đây là một chiều hướng đáng lo ngại. Nhiệm vụ tăng cường
hệ thống an sinh xã hội và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang việc làm chính
thức là rất cần thiết, giúp hỗ trợ giảm nghèo, tăng cầu trong nước và tăng
trưởng kinh tế.”
Cùng với nội dung thông tin như
trên, báo Dân Trí đặt tựa đề “Việt
Nam nằm trong top quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất“, đã làm cho
nhiều bạn đọc có nhiều góc nhìn khác nhau. Về cách truyền thông của báo lề
đảng, một bạn đọc Lan phản ứng mạnh : “đặt tựa đề này phải chăng là liều thuốc
ngủ nhẹ, ru ngủ người dân.” Nguyễn Việt nói rằng: “Việt Nam cái gì cũng nhất:
hạnh phúc nhất, gia đình văn hoá nhất, bánh chưng to nhất, bánh dày to nhất,
thất nghiệp thấp nhất… Có lẽ một ngày nào đấy khi các tổ chức thế giới hiểu rõ
sẽ phong tặng thêm danh hiệu: Nói… hay nhất thế giới (!?)”.
Trích nguồn từ Dân
Trí, toàn cảnh xu hướng việc làm tại Việt Nam cho biết: Lực lượng lao động
trong quý 4/2013 tăng thêm gần 1 triệu người, tương đương 1,73% so với cùng kỳ
nằm 2012. Số việc làm tăng 1,7%, tăng trưởng phần lớn trong khu vực dịch vụ,
công nghiệp và xây dựng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,81% lên 1,9%. Tỷ lệ thất
nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi) tăng từ 5,29% tới 5.95%.
Còn theo vnexpress,
theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2013, cả nước có khoảng 60.737 doanh
nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm 2013.
Việt Hằng buồn bã nói: “E rằng
và cuối cùng sẽ đến ngày được phong tặng danh hiệu: Nghèo…nhất thế giới!!!
Buồn….” U Sầu phản hồi: “Hơn 38 năm qua, nhờ ơn Đảng và nhà nước, các đảng viên
được ăn nhiều còn dân ta chết đói.”
2. Human Rights Watch công bố phúc trình
nhân quyền Việt Nam
Dẫn lời ông Phil Robertson phát
biểu tại cuộc họp báo công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền toàn thế
giới của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), đài Á
châu Tự Do cho biết, tình
trạng nhân quyền của Việt Nam ngày một xấu đi một cách nghiêm trọng, người dân
vẫn chưa được hưởng những quyền căn bản của con người và chính phủ tiếp tục sử
dụng những điều khoản của bộ luật hình sự chỉ với mục đích bắt giữ, bỏ tù những
nhà bất đồng chính kiến.
Đại diện của Tổ Chức, ông Phil
Robertson nói nói tiếp, Việt Nam hiện đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính
trị đang bị giam cầm, và có thể là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về việc này.
BBC
cho biết thêm, Việt Nam hiện đang có khoảng từ 150 đến 200 tù nhân
chính trị, theo ước lượng của HRW. Trong số này có 63 người bị kết
án trong các phiên tòa có động cơ chính trị, tăng hơn so với 40 người
trong năm 2012.
Phúc trình của Human Rights
Watch cũng nhấn mạnh, Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, những bản
án mà tòa tuyên phạt những nhà bất đồng chính kiến đều là những bản án có lợi
cho đảng, nhà nước và chính phủ. Thậm chí cả luật thuế đã được sử dụng
để bỏ tù những người cổ súy thay đổi chính trị (BBC)
RFA nhận định: “cho đến tối hôm
21.01, chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng nói gì về bản phúc trình này nhưng
trong quá khứ, Hà Nội thường xuyên lên tiếng gọi những cáo buộc của Human
Rights Watch cũng như của các tổ chức tranh đấu, bảo vệ nhân quyền quốc tế khác
là bịa đặt, vô căn cứ.”
Đài RFI
còn cho biết, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) vừa công bố một báo cáo, theo đó,
Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên với 18 phóng viên
hiện đang bị giam giữ.
Tuy những nhân vật được thống
kê đa số đều là những blogger, tuy nhiên theo CPJ nhận định, họ đã làm công
việc của một nhà báo vì họ sử dụng Internet để chuyển tải thông tin hoặc bình
luận về tình hình đất nước, trong bối cảnh mà Việt Nam chưa có báo chí tư nhân,
mọi cơ quan báo chí đều do Nhà nước kiểm soát.
3. TQ đưa tàu ra Hoàng Sa ‘tuần tra’
Dẫn nguồn Reuters trích dẫn từ
một tờ báo chính thống Trung Quốc, Vietnamnet cho biết, TQ sẽ bố trí một tàu
tuần tra dân sự 5.000 tấn tại cái mà họ gọi là “một trong những đảo chính thuộc
sự kiểm soát” tại Biển Đông (trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc
chủ quyền của Việt Nam – chú thích) và bắt đầu tuần tra thường xuyên.
Tờ báo không nói rõ bao giờ
việc tuần tra bắt đầu, dù khẳng định, một trong những ưu tiên là hoạt động tìm
kiếm, cứu hộ và “Phản ứng tốc độ, trật tự, hiệu quả với các sự cố bất ngờ trên
biển”. Tờ Tin tức Hải Dương Trung Quốc cho biết, con tàu sẽ bố trí ở cái gọi là
thành phố ‘Tam Sa’ ở quần đảo Hoàng Sa.
Theo nhận định của tờ Giáo
dục Việt Nam, đây là hành động đầu tiên mà Bắc Kinh tung ra ngay sau khi
nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam ban hành cái gọi là quy định về hoạt động nghề cá,
theo đó mọi tàu cá nước ngoài phải được cấp phép từ chính quyền tỉnh đảo Hải
Nam khi đánh bắt tại 2/3 diện tích Biển Đông, nếu không sẽ bị tịch thu toàn bộ ngư
cụ, hải sản và phạt tiền (?)
Không dừng lại ở đây, Bắc Kinh
sẽ thiết lập 1 hệ thống 3 tàu tuần tra (bất hợp pháp) thường xuyên ở Biển Đông
với cái cớ “bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia”, đảm bảo an ninh hàng hải.
4. Đưa Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông vào
SGK
Tờ Pháp
Luật Thành Phố cho biết, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
(KH&LS VN)
Theo đó, thủ tướng giao cho Bộ
GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng nhiều ban ngành khác để
nghiên cứu, đưa vấn đề biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm
vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án “Đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Hội KH&LS VN cần huy động
giới sử học cả nước tham gia biên soạn bộ quốc sử “Lịch sử Việt Nam”, là bộ sử
chính thống của đất nước và của dân tộc, trong đó tổng hợp những kết quả nghiên
cứu mới nhất về lịch sử Việt Nam.
5. Thứ trưởng Xây dựng: Bất động sản đang
ấm dần
Theo vnexpress,
chiều hôm qua, ông Nguyễn Mạnh, Hàm phó tổng giám đốc, Giám đốc trung tâm
nghiên cứu BIDV cho hay, hiện giao dịch thị trường bất động sản chủ yếu diễn ra
tại các căn hộ có giá bình dân khoảng 15 triệu đồng mỗi m2 và dự án đang dần
hoàn thiện.
Trong khi đó, những người dân
oan trên khắp đất nước VN bị nhà cầm quyền lấy đất và bồi thường với giá rẻ
mạt, không đủ tiền để mua một căn hộ chung cư nhỏ. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Hải
Sỹ Minh, sống ở Đà Lạt, có tổng diện tích đất là 7.631 m2, bị nhà cầm quyền
lấy đất, bồi thường với giá 1.755 đồng/m2 (không đủ mua cây cà-rem đá). Đất của
ông bị nhà cầm quyền chiếm dụng và chia cho cán bộ cao cấp cất nhà 4, 5 tầng,
xây khách sạn giá cả mấy trăm tỷ… Không những vậy, vợ ông là bà Phạm Thị Cảnh
bị 18 tháng tù oan về tội “chống người thi hành công vụ”…
Hoặc trường hợp của gia đình
ông Trịnh Đức Mậu, sống ở Đà lạt, khiếu nại nhà cầm quyền “cưỡng chế nhà – đất
sai pháp luật; bồi thường không thỏa đáng chỉ bằng 2 % giá thị trường; UB Tỉnh
giải quyết khiếu nại không đúng nội dung khiếu nại…”.
Nếu theo số liệu về giá tiền
bồi thường mà ông Nguyễn Hải Minh cung cấp thì tổng trị giá đất của ông chỉ
khoảng 13.392.405 đồng, tức chưa mua đủ 1 mét vuông đất của một căn hộ bình dân
với mức giá 15 triệu đồng/m2 như ông Nguyễn Mạnh cung cấp. Dẫu có trừ đi khoản
đầu tư để xây dựng nhà thì vẫn có một sự chênh lệch rất lớn ! Vậy số tiền chênh
lệch này đi đâu ? Và ai là người được hưởng lợi ?
Cũng trong buổi họp đó, ông
Nguyễn Mạnh nhấn mạnh: “Thị trường bất động sản tồn tại nhiều chi phí chìm như
chi phí “chạy” dự án, phí “bôi trơn” trong cấp phép, thông tin thị trường không
minh bạch dẫn đến cầu ảo và phí trung gian cao.”
Anh Chí tức giận: “Những kẻ cai
trị đang bóc lột, hút máu hút mủ gián tiếp bà con là đây. Giá nhà cao chót vót
là vì chủ đầu tư phải cống nộp cho các loại quan chức và cuối cùng người dân
phải è cổ ra gánh hết.”
Ông Mạnh lo ngại: “Với mỗi căn
nhà trị giá khoảng 400-500 triệu đồng, người lao động [với mức lương trung bình
đạt 3,6-4,5 triệu đồng mỗi tháng] thì tích luỹ trong 10-20 năm cũng khó mua
được. Đây là khúc mắc lớn nhất”.
Ông Nguyễn Mạnh phát biểu trong
trong buổi họp tổng quan thị thị trường bất động sản và giải pháp tháo gỡ khó
khăn do BIDV tổ chức.
PV.VRNs
No comments:
Post a Comment