Tuesday, 21 January 2014

VIỆT NAM : ĐẢNG CỘNG SẢN SIẾT CHẶT KIỂM SOÁT (Human Rights Watch)




Tuesday, January 21, 2014 - 03:57

Thêm nhiều vụ án chính trị, nhiều điều luật áp chế làm lu mờ các bước đi tích cực.

(New York) – Trong Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2014 công bố hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng trong năm 2013 chính quyền Việt Nam kiểm soát các nhà hoạt động ráo riết hơn,  và tiếp tục gia tăng các vụ xử án và truy tố với động cơ chính trị nhằm vào những người chỉ trích ôn hòa,

Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2014 năm thứ 24, dài 667 trang, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tóm tắt tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia. Người dân thường ở Syria bị tàn sát tràn lan gây nhiều nỗi kinh hoàng, nhưng có quá ít nỗ lực để chấm dứt tình trạng này từ phía các nhà lãnh đạo thế giới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định. Tại Châu Phi, chủ thuyết “nghĩa vụ bảo vệ” được phục hồi, và dường như đã giúp ngăn chặn được một số vụ đại thảm sát. Những người thuộc sắc tộc đa số đang nắm quyền ở Ai cập và các nước khác đã áp bức quyền lợi của những người thiểu số và những người bất đồng chính kiến. Và vụ Edward Snowden tiết lộ về các chương trình theo dõi của chính phủ Hoa kỳ đã gây xôn xao toàn cầu.         
     
“Gia tăng đàn áp đang đặt chính phủ Việt Nam vào thế đối đầu với khối dân chúng đang ngày càng có ý thức về chính trị và năng động hơn,” ông Brad Adams, Giám đốc Phụ trách Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính phủ các nước cần sử dụng những biện pháp ngoại giao nhằm gây sức ép khiến Việt Nam phải lắng nghe tiếng nói của người dân nước mình, những người đang kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng lỗi thời.”
 

Ngày 28 tháng 11, Quốc Hội thông qua bản Hiến pháp Việt Nam sửa đổi với nội dung đáng thất vọng vì không những không có những cải cách thích đáng, ngược lại còn củng cố thêm quyền lực của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản đã giữ vị thế lãnh đạo độc tôn kể từ khi đất nước này thống nhất vào năm 1975.  
  
Các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp bị chìm nghỉm trong những lỗ hổng pháp lý khiến chính quyền có thể truy tố hình sự ngay cả những hành vi như bày tỏ ý kiến, lập hội hay nhóm họp ôn hòa. 

Dù vẫn giữ được độc quyền cai trị nhà nước, đảng đang phải đối mặt với nỗi bất bình đang ngày càng gia tăng của công chúng về tăng trưởng kinh tế chậm, tham nhũng lan rộng và sự thiếu vắng các quyền tự do cơ bản. Tình trạng người dân bị tước đoạt quyền lợi và tệ tham nhũng tràn lan được coi là những lực cản đối với các tiến bộ kinh tế và chính trị của Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính rằng, đến cuối năm 2013, có khoảng 150 đến 200 người đang bị giam giữ ở Việt Nam chỉ vì đã thực thi các quyền con người cơ bản,bao gồm cả người Kinh ở đồng bằng và những người dân tộc thiểu số vùng cao, mà nhiều người trong số họ bị bắt giữ với lý do có liên quan tới các hoạt động tôn giáo của mình.Trong tổng số nói trên có tính đến ít nhất là 63 tù nhân chính trị đã bị xử trong các phiên tòa bị điều khiển bằng mệnh lệnh chính trị trong năm 2013, một sự gia tăng so với tổng số khoảng 40 người bị ra tòa trong năm 2012, vốn đã cao hơn so với tổng số người bị kết án trong các năm 2011 và 2010. Chính quyền liên tiếp sử dụng các điều luật hình sự mơ hồ để kết án những nhà hoạt động ôn hòa nói trên.        

Tự do tôn giáo, tự do thông tin mạng quay ngược

Để tăng cường thêm quyền lực của nhà nước vốn đã quá bao trùm trong việc trừng phạt hay ngăn chặn tự do thông tin trên mạng, vào ngày mồng 1 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định 72 với các điều khoản hợp pháp hóa việc lọc và kiểm duyệt thông tin đồng thời gạt ra ngoài vòng pháp luật “các hành vi bị cấm” được định danh một cách mơ hồ.

Tháng Giêng năm 2013, thủ tướng ký Nghị định 92, gia tăng thêm quyền kiểm soát đối với các nhóm tôn giáo thông qua các yêu cầu ngặt nghèo về đăng ký và giấy phép đối với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, và các quy định cấm mơ hồ về thờ cúng, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền có thể thanh lọc và ngăn cấm các hoạt động tôn giáo không vừa ý họ. Trong quá trình kiểm soát, chính quyền theo dõi, sách nhiễu và đôi khi dùng vũ lực đàn áp các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài các tổ chức tôn giáo có đăng ký chính thức và do chính quyền quản lý.

Các bước đi tích cực trong năm 2013 gồm có việc ký kết Công ước Chống Tra tấn. Chính phủ đã cam kết rằng Công ước này sẽ được phê chuẩn trong vòng một năm. Quốc Hội cũng đã phủ quyết việc hình sự hóa đối với kết hôn đồng giới, dù các nhà vận động vẫn thất vọng vì việc kết hôn đồng giới chưa được hợp pháp hóa. 

“Thay vì đưa những người phê phán chính quyền vào tù, chính phủ Việt Nam nên lắng nghe ý kiến của họ và chấp nhận rằng thể chế độc đảng đáng được ném vào sọt rác của lịch sử,” ông Adams nói.

*
*

January 21, 2014

Increase in Political Trials, New Repressive Legislation Offset Positive Steps

A man holds a poster with the image of lawyer Le Quoc Quan during a mass calling for Quan to be freed at Thai Ha church in Hanoi on September 29, 2013.  © 2013 Reuters

(New York) – Activists were increasingly targeted by the Vietnamese authorities in 2013, worsening a trend of politically motivated convictions against peaceful critics, Human Rights Watch said today in its World Report 2014.

“Escalating repression is putting the Vietnamese government on a collision course with an increasingly politically aware and active population,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “Foreign governments should use all diplomatic means to pressure Vietnam to listen to the voices of the country’s people, who are demanding an end to old-style one-party rule.”
In the 667-page World Report 2014, its 24th edition, Human Rights Watch reviews human rights practices in more than 90 countries. Syria’s widespread killings of civilians elicited horror but few steps by world leaders to stop it, Human Rights Watch said. A reinvigorated doctrine of “responsibility to protect” seems to have prevented some mass atrocities in Africa.  Majorities in power in Egypt and other countries have suppressed dissent and minority rights. And Edward Snowden’s revelations about US surveillance programs reverberated around the globe.

On November 28, the National Assembly adopted an amended Vietnamese constitution that disappointed those hoping for significant reforms, instead strengthening Communist Party political domination. The Communist Party has presided over a one-party state since the country was unified in 1975.

Human rights provisions in the constitution were watered down with loopholes that allow the state to criminalize even peaceful expression, association, and assembly.

While it maintained its monopoly on state power in 2013, the party faces growing public discontent over slowing economic growth, widespread corruption, and a lack of basic freedoms. Denial of rights and endemic official corruption are widely seen as stifling Vietnam’s political and economic progress.

At the end of 2013, Human Rights Watch estimated that Vietnam is holding some 150-200 known people in detention because of the exercise of their fundamental human rights, including lowland Vietnamese and upland ethnic minority prisoners, some of whom were detained at least in part in connection with their religious activities. The total included at least 63 political prisoners convicted by politically controlled courts in 2013, an increase over the roughly 40 sentenced in 2012, which in turn exceeded the numbers sentenced in 2011 and 2010. The government has consistently used vague penal code provisions to convict these peaceful critics.

Dialing back digital, religious freedom

Enhancing already extensive government powers to punish and otherwise deter digital freedom, Prime Minister Nguyen Tan Dung on September 1, 2013, put into force Decree 72, which contains provisions legalizing content-filtering and censorship, and outlawing vaguely defined “prohibited acts.”

In January 2013, the prime minister put Decree 92 into effect, further extending controls on religious groups via inclusion of onerous requirements for official permission to practice religious belief and vague prohibitions on religious worship that effectively allow the authorities to selectively prohibit any religious activities they dislike. In its enforcement actions, the government monitors, harasses, and sometimes violently cracks down on religious groups that operate outside of official, government-registered and government-controlled religious institutions.

Positive moves in 2013 included the signing of the Convention Against Torture. The government has pledged that this will be ratified within a year. The National Assembly decriminalized same-sex marriage, though disappointed campaigners by failing to legalize it.

“Instead of putting its critics in prison, the Vietnamese government should engage with their ideas, and accept that one-party states should be consigned to the dustbins of history,” Adams said.

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats