Bill Ide - VOA
21.01.2014
BẮC KINH — Một nhà luật học bất
đồng chính kiến ở Trung Quốc sắp bị đưa ra tòa xét xử vào ngày mai. Ông Hứa Chí
Vĩnh, người sáng lập một tổ chức chuyên cố xúy cho thể chế pháp trị và thúc
giục các quan chức chính phủ công khai tiết lộ tài sản, có thể phải lãnh án 5
năm tù về tội gọi là “gây rối làm mất trật tự công cộng.” Từ Bắc Kinh, thông
tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Ông Hứa Chí Vĩnh và các thành viên khác của Phong trào Công dân Mới bị tố cáo khích động 5 vụ phản kháng ở Bắc Kinh hồi năm ngoái. Hai vụ phản kháng tập trung vào quyền giáo dục của con cái của người người lao động nhập cư.
Tại 3 cuộc tụ tập khác, những thành viên của phong trào kêu gọi các quan chức chính phủ công khai tiết lộ tài sản và hối thúc dân chúng ký thỉnh nguyện thư để ủng hộ cho lời kêu gọi đó.
Các giới chức chính phủ nói rằng qua việc tụ tập hàng trăm người và tìm cách thu hút sự chú ý của công chúng đối với những vấn đề mà họ đang tranh đấu, ông Hứa Chí Vĩnh và những người trong nhóm ông đã tạo ra tình trạng mà họ gọi là “hỗn loạn nghiêm trọng.” Không có ai bị thương trong những vụ phản kháng đó, nhưng cáo trạng nói rằng ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác đã gây cản trở cho việc thi hành phận sự của cảnh sát.
Ông Trương Thanh Phương, luật sư của ông Hứa Chí Vĩnh, cho biết thân chủ của ông vô tội. Ông nói thêm như sau.
"Vì tòa án với chúng tôi có những ý kiến bất đồng rất lớn cho nên ngày mai ông Hứa Chí Vĩnh và người biện hộ sẽ giữ yên lặng. Sau phiên tòa chúng tôi mới đưa ra thông báo để trình bày lập luận và ý kiến của mình."
Luật sư Trương cho biết một sự bất đồng then chốt với cách xử lý của tòa án là ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác được xét xử riêng rẽ trong lúc họ bị truy tố về tội làm mất trật tự công cộng trong cùng 5 vụ việc. Ông Trương và các nhân vật tranh đấu nói rằng việc này vi phạm luật pháp Trung Quốc và là một mưu toan che giấu sự thật.
"Vì luật pháp có qui định rõ là cùng một vụ án phải do cùng một tòa án thụ lý. Bây giờ họ lại tách riêng nên chúng tôi không thể nào biết được những người khác trong cùng vụ án nói gì trước tòa và các công tố viên khác có những lập luận như thế nào."
Mấy mươi thành viên của Phong trào Công dân Mới đã bị bắt hồi năm ngoái trong lúc hành sử quyền tự do hội họp và tự do bày tỏ ý kiến. Các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền Trung Quốc nói rằng hơn 60 người liên hệ với phong trào chuyên hô hào cho công bằng xã hội, làm việc thiện và tham gia sinh hoạt xã hội.
Luật sư nhân quyền Trần Kiện Cương đang đại diện cho hai thành viên khác của phong trào mà theo lịch trình sẽ ra tòa vào ngày thứ 6. Ông nói rằng thân chủ của ông khi bị bắt đã biết rõ là bản án đã được quyết định sẵn.
"Loại kết quả này không phải do xét xử mà có. Nó đã có trước khi xét xử. Nó được quyết định trước bởi một cơ quan hay một ông lớn, bà lớn nào đó. Trên cơ bản thì phán quyết đã viết xong rồi."
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng “vụ án hình sự thông thường” này đang được xử lý dựa theo luật pháp Trung Quốc và tố cáo những người chỉ trích là can thiệp vào hoạt động tư pháp của nước họ.
Ông Diệp Thế Vĩ, một viên chức của tổ chức Nhân quyền Trung Quốc, nói rằng ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác đang đối mặt với những cáo trạng hình sự vì những hành động rõ ràng là ôn hòa và hợp pháp dựa trên luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế.
"Việc những người này bị đưa ra tòa xét xử đã phương hại một cách nghiêm trọng tới sự tuân thủ pháp luật mà Trung Quốc nói là họ đang làm. Bất kỳ một sự bất hợp lệ nào trong vụ án này cũng sẽ góp phần gây ra sự thương tổn cho cái hình ảnh mà Trung Quốc đang tìm cách phô bày với thế giới."
Vụ xét xử này đang được cộng đồng quốc tế và các nhân vật tranh đấu nhân quyền theo dõi sát. Trung Quốc lâu nay vẫn thường dùng tòa án để bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Nhưng ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, đã cam kết mang lại công lý nhiều hơn cho đất nước, cải cách hệ thống tư pháp và bài trừ tham nhũng. Một số người cho rằng vụ xét xử ông Hứa Chí Vĩnh sẽ cho thấy lời cam kết đó có được thực hiện hay không.
Ông Hứa Chí Vĩnh và các thành viên khác của Phong trào Công dân Mới bị tố cáo khích động 5 vụ phản kháng ở Bắc Kinh hồi năm ngoái. Hai vụ phản kháng tập trung vào quyền giáo dục của con cái của người người lao động nhập cư.
Tại 3 cuộc tụ tập khác, những thành viên của phong trào kêu gọi các quan chức chính phủ công khai tiết lộ tài sản và hối thúc dân chúng ký thỉnh nguyện thư để ủng hộ cho lời kêu gọi đó.
Các giới chức chính phủ nói rằng qua việc tụ tập hàng trăm người và tìm cách thu hút sự chú ý của công chúng đối với những vấn đề mà họ đang tranh đấu, ông Hứa Chí Vĩnh và những người trong nhóm ông đã tạo ra tình trạng mà họ gọi là “hỗn loạn nghiêm trọng.” Không có ai bị thương trong những vụ phản kháng đó, nhưng cáo trạng nói rằng ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác đã gây cản trở cho việc thi hành phận sự của cảnh sát.
Ông Trương Thanh Phương, luật sư của ông Hứa Chí Vĩnh, cho biết thân chủ của ông vô tội. Ông nói thêm như sau.
"Vì tòa án với chúng tôi có những ý kiến bất đồng rất lớn cho nên ngày mai ông Hứa Chí Vĩnh và người biện hộ sẽ giữ yên lặng. Sau phiên tòa chúng tôi mới đưa ra thông báo để trình bày lập luận và ý kiến của mình."
Luật sư Trương cho biết một sự bất đồng then chốt với cách xử lý của tòa án là ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác được xét xử riêng rẽ trong lúc họ bị truy tố về tội làm mất trật tự công cộng trong cùng 5 vụ việc. Ông Trương và các nhân vật tranh đấu nói rằng việc này vi phạm luật pháp Trung Quốc và là một mưu toan che giấu sự thật.
"Vì luật pháp có qui định rõ là cùng một vụ án phải do cùng một tòa án thụ lý. Bây giờ họ lại tách riêng nên chúng tôi không thể nào biết được những người khác trong cùng vụ án nói gì trước tòa và các công tố viên khác có những lập luận như thế nào."
Mấy mươi thành viên của Phong trào Công dân Mới đã bị bắt hồi năm ngoái trong lúc hành sử quyền tự do hội họp và tự do bày tỏ ý kiến. Các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền Trung Quốc nói rằng hơn 60 người liên hệ với phong trào chuyên hô hào cho công bằng xã hội, làm việc thiện và tham gia sinh hoạt xã hội.
Luật sư nhân quyền Trần Kiện Cương đang đại diện cho hai thành viên khác của phong trào mà theo lịch trình sẽ ra tòa vào ngày thứ 6. Ông nói rằng thân chủ của ông khi bị bắt đã biết rõ là bản án đã được quyết định sẵn.
"Loại kết quả này không phải do xét xử mà có. Nó đã có trước khi xét xử. Nó được quyết định trước bởi một cơ quan hay một ông lớn, bà lớn nào đó. Trên cơ bản thì phán quyết đã viết xong rồi."
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng “vụ án hình sự thông thường” này đang được xử lý dựa theo luật pháp Trung Quốc và tố cáo những người chỉ trích là can thiệp vào hoạt động tư pháp của nước họ.
Ông Diệp Thế Vĩ, một viên chức của tổ chức Nhân quyền Trung Quốc, nói rằng ông Hứa Chí Vĩnh và những người khác đang đối mặt với những cáo trạng hình sự vì những hành động rõ ràng là ôn hòa và hợp pháp dựa trên luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế.
"Việc những người này bị đưa ra tòa xét xử đã phương hại một cách nghiêm trọng tới sự tuân thủ pháp luật mà Trung Quốc nói là họ đang làm. Bất kỳ một sự bất hợp lệ nào trong vụ án này cũng sẽ góp phần gây ra sự thương tổn cho cái hình ảnh mà Trung Quốc đang tìm cách phô bày với thế giới."
Vụ xét xử này đang được cộng đồng quốc tế và các nhân vật tranh đấu nhân quyền theo dõi sát. Trung Quốc lâu nay vẫn thường dùng tòa án để bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Nhưng ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, đã cam kết mang lại công lý nhiều hơn cho đất nước, cải cách hệ thống tư pháp và bài trừ tham nhũng. Một số người cho rằng vụ xét xử ông Hứa Chí Vĩnh sẽ cho thấy lời cam kết đó có được thực hiện hay không.
No comments:
Post a Comment