Thứ năm 16 Tháng Giêng 2014
Trong những ngày đầu năm nay, báo chí chính thức của
Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản nhiều lần đưa tin quân đội Trung Quốc có kế
hoạch tái cấu trúc quân đội, thành lập bộ chỉ huy hỗn hợp hải lục không quân.
Với ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai thế giới, khi tăng cường hạm đội Nam
hải và quân khu Quảng Châu, những chuẩn bị của Trung Quốc không chỉ nhằm đối
phó với « liên minh Mỹ-Nhật »ở Hoa Đông.
Hội nghị Trung Ương đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm
2013 thông báo sẽ thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC. Tuy theo mô hình Hoa
Kỳ, nhưng NSC Trung Quốc bao trùm hầu hết lãnh vực từ an ninh, quốc phòng, kinh
tế, thương mại cho đến đối ngoại và kiểm soát báo chí, do lãnh đạo Tập Cận Bình
chỉ huy. Cũng trong chiều hướng này, quân đội Trung Quốc sẽ được tái cấu trúc
với bộ chỉ huy thống nhất, tăng cường ba quân khu duyên hải gồm Tế Nam, Nam
Kinh và Quảng Châu.
Để tìm hiểu thêm vì sao kế hoạch tái cấu trúc quân đội,
được tiến hành vào thời điểm Tập Cận Bình lên ngôi, cụ thể ra sao, hàm chứa
những mục tiêu chính trị và quân sự nào ? Đâu là những đối tượng chính của chế
độ có ngân sách quốc phòng ( 2,3 triệu quân, 117 tỷ đô la) đứng hàng thứ hai
thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và mỗi năm mỗi tăng hơn 10% ?
Và tại sao quân khu Quảng Châu lại được tăng cường hùng
hậu nhất với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và toàn bộ lực lượng Thủy quân lục
chiến trấn đóng tại đảo Hải Nam? RFI đặt câu hỏi với giáo sư Ngô
Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
RFI : Vai trò của quân đội
Trung Quốc trong chế độ hiện nay ?
GS Ngô Vĩnh Long : Từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, không một lãnh đạo nào lên làm Tổng Bí
thư và Chủ tịch nước mà không có sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc. Không ai
đứng vững được nếu không nắm được quân đội…Do đó, khi ông Tập Cận Bình trở
thành Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 thì ông đưa ra
khẩu hiệu « giấc mơ Trung quốc », lấy từ tựa đề một cuốn sách của một sĩ quan «
diều hâu », kêu gọi quân đội phải tăng cường đương đầu với Hoa Kỳ.
RFI : Kế hoạch tái cấu trúc
quân đội Trung Quốc được quyết định lúc nào ?
GS Ngô Vĩnh Long : Ít nhất là lúc Hội nghị trung ương tháng 11 vừa qua. Đại hội đó quyết
định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình làm Chủ tịch tập trung
tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát quân đội, Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao,
Bộ Công an, Bộ Thương mại, Cục Tuyên truyền, Cục Liên lạc và hợp tác quốc tế.
Thông tin của báo Nhật Yumiuri là chính xác, Trung Quốc xáp nhập 7 quân khu
hiện tại thành 5. Mỗi quân khu có một bộ chỉ huy tác chiến tổng hợp cho bộ
binh, không quân, hải quân, và các quân đoàn tên lửa chiến lược. Báo chí Trung
Quốc như Trung Hoa Nhật Báo, Nam Hoa Tảo Báo đã cho biết Bộ Quốc phòng Trung
Quốc xác nhận thành lập “cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp với đặc tính Trung
Quốc”.
RFI: Tại sao phải thay đối
cấu trúc quân đội hiện nay?
GS Ngô Vĩnh Long : Trước hết là để thống nhất chỉ đạo và chỉ huy trong tay Bộ Chính trị ,
đặc biệt là trong tay ông Tập Cận Bình. Sau đó là tái phối trí các quân khu
hiện nay. Ba quân khu quan trọng nhất sẽ được tăng cường là quân khu Tế Nam,
Nam Kinh và Quảng Châu để Trung Quốc kiểm tra ba khu vực là Hoàng hải (Bắc
hải), Đông hải và Nam hải.
Hạm đội Bắc hải của Trung Quốc được đặt dưới quyền chỉ
huy của quân khu Tế Nam, hạm đội Đông hải đặt dưới quyền chỉ huy của quân khu
Nam Kinh và hạm đội Nam hải dưới sự chỉ huy của quân khu Quảng Châu. Hạm đội
Nam hải hùng hậu nhất, có nhiều tàu chiến nhất, tàu sân bay Liêu Ninh mà gần
đây tập trận ở biển Đông. Đặc biệt nhất là toàn bộ Thủy quân đánh bộ trên
20.000 quân và các tàu đổ bộ nằm trong hạm đội Nam hải. Thành phố Tam Sa được
thiết lập trên đảo Hoàng Sa là cơ quan đầu não kiểm soát các quần đảo trong
Biển Đông.
Lý Khánh Công, Phó Tổng bí thư Hội đồng nghiên cứu chính
sách an ninh của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ chú trọng tăng cường các kho
vũ khí “high tech” và vũ khí hạt nhân ở ba vùng biển Bắc hải, Đông hải và Nam
hải. Lý Khánh Công cho biết thêm, ưu tiên cao nhất hiện nay của Trung Quốc là
có “thêm nhiều tàu sân bay và các hạm đội hùng mạnh hơn, Trung Quốc đã xây dựng
các pháo đài sắt thép ở các vùng biên giới trên đất liền, như vậy ưu tiên hiện
nay là trên biển cả.
RFI: Quân khu Quảng Châu
được tăng cường hùng hậu nhất , toàn bộ Thủy quân lục chiến đóng tại hải Nam,
để làm gì? Hệ quả ra sao?
GS Ngô Vĩnh Long : Mục tiêu của Trung Quốc, trước hết là kiểm soát Biển Đông và chứng minh
là việc Trung Quốc đưa ra cái đường “lưỡi bò” là đúng. Đối tượng chính đối với
Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam có lãnh hải dài nhất tại Biển Đông. Nếu Việt
Nam vì sợ mà không có phản ứng thì Trung Quốc sẽ dùng vấn đề này để làm áp lực
với các nước khác trong khu vực cũng như là với Mỹ...".
No comments:
Post a Comment