Lundi 13 Janvier 2014
Lá
thư này có một số điều cần xét lại trước khi ký.
Về hình thức, lá thư gởi : Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế ) và Tòa án Công lý Quốc tế.
Ngoài Tổng thư ký LHQ là « cá nhân », các nơi nhận khác là các định chế quốc tế phụ thuộc LHQ. Theo nội qui của LHQ và các định chế của LHQ, như tòa Án công lý Quốc Tế (CIJ), các nơi đây là những định chế pháp lý được thành hình dưới sự đồng thuận của một số quốc gia. LHQ là một « hiệp hội » của các quốc gia. Tòa án CIJ trực thuộc LHQ là nơi giải quyết những mâu thuẫn giữa các quốc gia. Đối tượng của các định chế này là « quốc gia » chứ không phải hiệp hội tư nhân (hay cá nhân).
Gởi thư với tư cách « tập thể » của một số cá nhân (trong một quốc gia) là không hợp lệ.
Về nội dung : lá thư « kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế ».
Về hình thức, lá thư gởi : Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế ) và Tòa án Công lý Quốc tế.
Ngoài Tổng thư ký LHQ là « cá nhân », các nơi nhận khác là các định chế quốc tế phụ thuộc LHQ. Theo nội qui của LHQ và các định chế của LHQ, như tòa Án công lý Quốc Tế (CIJ), các nơi đây là những định chế pháp lý được thành hình dưới sự đồng thuận của một số quốc gia. LHQ là một « hiệp hội » của các quốc gia. Tòa án CIJ trực thuộc LHQ là nơi giải quyết những mâu thuẫn giữa các quốc gia. Đối tượng của các định chế này là « quốc gia » chứ không phải hiệp hội tư nhân (hay cá nhân).
Gởi thư với tư cách « tập thể » của một số cá nhân (trong một quốc gia) là không hợp lệ.
Về nội dung : lá thư « kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế ».
Có hai điều : 1/ kêu gọi TQ tôn trọng luật pháp
quốc tế và 2/ kêu gọi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo
Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Ở điều 1, theo tôi, lá thư này nếu gởi nhà nước VN và nhà nước TQ thì phù hợp. Trước hết các tác giả lá thư chỉ có thể gởi đến các nhà nước liên hệ chứ không thể gởi đến LHQ hay các định chế trực thuộc LHQ. Thứ hai, bằng chứng đầy đủ : Cả hai nhà nước VN và Trung Quốc đều không có phía nào tôn trọng « luật quốc tế » mà họ long trọng ký kết, điển hình các công ước về « Nhân quyền ».
Ở điều 1, theo tôi, lá thư này nếu gởi nhà nước VN và nhà nước TQ thì phù hợp. Trước hết các tác giả lá thư chỉ có thể gởi đến các nhà nước liên hệ chứ không thể gởi đến LHQ hay các định chế trực thuộc LHQ. Thứ hai, bằng chứng đầy đủ : Cả hai nhà nước VN và Trung Quốc đều không có phía nào tôn trọng « luật quốc tế » mà họ long trọng ký kết, điển hình các công ước về « Nhân quyền ».
Dầu vậy, cũng thử đặt giả thuyết các tác giả có tư
cách pháp nhân để gởi lên LHQ và các định chế trực thuộc LHQ.
Điều trước hết mà các tác giả cần làm là phải chứng
minh phía TQ đã « không tôn trọng luật pháp quốc tế ». Họ đã không
tôn trọng cái gì ? khi nào ? luật nào ?
Việc tiến chiếm Hoàng Sa của VNCH bằng vũ lực là một
hành vi xâm lăng. Nhưng phía TQ đã biện minh trước quốc tế rằng hành động đó là
« giải phóng một lãnh thổ của TQ bị ngoại bang chiếm đóng ». Việc này
« suông tai » là vì phía TQ đã vịn vào các bằng chứng, như công hàm
1958 của Phạm Văn Đồng hay các tuyên bố khác của nhà nước VNDCCH. Nội dung các
văn bản này cho thấy VNDCCH nhìn nhận HS (và TS) thuộc chủ quyền của TQ.
Ở đây ta có hai lập trường về chủ quyền : cái
nhìn của VNCH và cái nhìn của VNDCCH.
Chỉ đứng dưới lập trường của VNCH ta mới có thể kết
luận TQ « không tôn trọng luật pháp quốc tế ».
Vấn đề là nhà nước VN hiện nay liên tục với nhà nước
VNDCCH ngày xưa. Nhà nước VN hiện nay có nghĩa vụ phải tôn trọng những tuyên
bố, những kết ước thuộc phạm vi quốc tế mà nhà nước VNDCCH ngày xưa đã thể
hiện, trong đó có các truyên bố của nhà nước này về chủ quyền HS và TS.
Đã từ rất
lâu, ít ra 15 năm trước, tôi đã báo động rằng việc lên tiếng đòi chủ quyền HS
và TS chỉ hợp lý khi mà nhà nước VN hôm nay kế thừa di sản chính trị của VNCH. Việc này đến nay vẫn chưa thể hiện, mặc dầu đã thấy có những dấu hiệu
tích cực qua các việc tôn vinh các tử sĩ VNCH đã hy sinh trong trận HS. Nhưng
đây vẫn là hành động riêng rẽ cá nhân chứ chưa phải là chủ trương của quốc gia.
Việc kế thừa « nhà nước » là công việc của « nhà nước » chứ
không phải công việc của cá nhân.
Mặt khác, giả sử nhà nước VN hôm nay được nhìn nhận
đã « kế thừa » di sản VNCH, thì trên phương diện pháp lý (ở HS và TS)
vẫn chưa đủ.
Bởi vì nhà nước VN hôm nay là nhà nước liên tục của
thực thể chính trị VNDCCH.
Một
nhà nước không thể có cùng lúc hai lập trường trái ngược nhau trên một vấn đề
thuộc phạm vi quốc tế. Nhà nước VN hôm nay không thể cùng lúc nhìn nhận HS
và TS thuộc về TQ (tiếp nối VNDCCH) vừa khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của
VN (kế thừa VNCH).
Tức là, muốn
khẳng định HS và TS thuộc VN, nhà nước VN hôm nay có một việc cần làm : lựa
chọn di sản để kế thừa. Nhưng việc này không dễ.
Nhà nước CHXHCNVN đã có văn bản nhìn nhận sự
« liên tục » giữa hai nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN. Việc này đã kéo
dài gần bốn thập niên. Hôm nay đoạn tuyệt với di sản VNDCCH, sau đó nhìn nhận
di sản VNCH, là việc cực kỳ khó khăn, không phải chỉ nói suông mà được.
Điều thứ 2 : « kêu gọi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng
Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế. »
Điều này cũng nên gởi tới nhà nước VN.
Bởi vì cả hai nhà nước TQ và VN đều không ký tên nhìn nhận hiệu lực bắt buộc của CIJ. Việc nhìn nhận CIJ là điều kiện tiên quyết để hai bên giải quyết tranh chấp HS và TS bằng Tòa án Công lý Quốc tế.
Bởi vì cả hai nhà nước TQ và VN đều không ký tên nhìn nhận hiệu lực bắt buộc của CIJ. Việc nhìn nhận CIJ là điều kiện tiên quyết để hai bên giải quyết tranh chấp HS và TS bằng Tòa án Công lý Quốc tế.
Điều hợp lý là phía VN phải ký trước. Từ đó việc
thách thức TQ ra trước Tòa CIJ mới thuyết phục hơn. Mà việc làm này cũng không
nằm trong phạm vi thẩm quyền của các tác giả viết lá thư. Đây cá một vấn đề
thuộc phạm trù « quốc tế ». Chỉ có "quốc gia" mới có tư
cách pháp nhân để hành sử một vấn đề thuộc phạm trù quốc tế.
Lá
thư đã ghi những chi tiết có thể gây ngộ nhận lớn :
« Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một
giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một
trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa
án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất
theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất
mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa
tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích
hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia ? »
Ngộ nhận có thể ở đây là nhà nước VN hiện nay chưa
bao giờ thách thức TQ ra trước Tòa án Công lý Quốc tế để giải quyết bất kỳ một
tranh chấp lãnh thổ nào. Nói « Trung Quốc không đồng ý » là không
có căn cứ.
Trong quá khứ TQ đã hai lần từ chối đề nghị của
Pháp, năm 1932 và năm 1947, để đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài phân xử. Cả
hai lần TQ từ chối.
TQ từ chối đề nghị của Pháp và TQ từ chối đề nghị
của VN là hai việc khác xa.
Từ năm 1954 cho đến năm 1975, cả hai miền Nam và Bắc VN đều không được nhìn nhận vào LHQ. Hai thực thể chính trị này không có tư cách pháp nhân để đưa một tranh chấp (quốc tế) ra một tòa án quốc tế (chỉ phân xử những tranh chấp giữa các quốc gia). Các thực thể VNCH và VNDCCH chưa bao giờ là « đối tượng » của quốc tế công pháp.
Từ khi CHXHCNVN gia nhập LHQ năm 1977, nhà nước này là một « đối tượng » của quốc tế công pháp, có thẩm quyền đề nghị một quốc gia khác giải quyết một tranh chấp bằng trọng tài quốc tế.
Chưa bao giờ nhà nước CHXHCNVN đề nghị với Trung Quốc giải quyết tranh chấp HS, TS và Biển Đông bằng một trọng tài quốc tế.
Từ năm 1954 cho đến năm 1975, cả hai miền Nam và Bắc VN đều không được nhìn nhận vào LHQ. Hai thực thể chính trị này không có tư cách pháp nhân để đưa một tranh chấp (quốc tế) ra một tòa án quốc tế (chỉ phân xử những tranh chấp giữa các quốc gia). Các thực thể VNCH và VNDCCH chưa bao giờ là « đối tượng » của quốc tế công pháp.
Từ khi CHXHCNVN gia nhập LHQ năm 1977, nhà nước này là một « đối tượng » của quốc tế công pháp, có thẩm quyền đề nghị một quốc gia khác giải quyết một tranh chấp bằng trọng tài quốc tế.
Chưa bao giờ nhà nước CHXHCNVN đề nghị với Trung Quốc giải quyết tranh chấp HS, TS và Biển Đông bằng một trọng tài quốc tế.
Các tác giả lá thư viết như thế là không chính xác.
« Mọi đề xuất theo hướng này » là các đề xuất nào ? Các đề nghị
của Pháp đã trải gần 70 năm, nếu không nói rõ thì dễ bị hiểu lầm.
Trong khi biến cố 1988, TQ xâm lăng một số đảo đá
thuộc quần đảo Trường Sa của VN, nhà nước CHXHCNVN cũng không làm « lớn
chuyện » hơn VNCH năm 1974 là yêu cầu triệu tập Hội đồng Bảo an LHQ. Tư
cách pháp nhân VNCH lúc đó chỉ là « quan sát viên » tại LHQ. Việc yêu
cầu triệu tập Hội đồng Bảo an phải nhờ đến Hoa Kỳ. Nước này không chịu thì mình
phải ngậm đắng nuốt cay. Trong khi VN vào năm 1988 đã là thành viên của LHQ, có
đủ tư cách pháp nhân để triệu tập. Việc không thành
công là vì đường lối chính trị của VN lúc đó là « tiểu bá », còn đang
chiếm đóng Kampuchia, là cánh tay nối dài của Liên Xô bành trướng ở vùng Đông
Nam Á. Cả thế giới vì chống VN nên quay ra ủng hộ TQ. Lỗi trước hết là do mình.
Kết
luận :
Vấn đề thủ tục, ta có thể ký tên vào
một bức thư gởi các định chế quốc tế, khiếu nại các vấn đề thuộc phạm vi quốc
tế, như lập luận của lá thư hay không ?
Ta có thể ký tên vào một lá thư gởi
các định chế quốc tế bằng những luận cứ mập mờ như thế hay không ?
Vấn đề khác đặt ra, nếu TQ đồng ý giải quyết tranh chấp HS bằng trọng tài quốc tế, VN có cơ may thắng kiện là bao nhiêu phần trăm ? Nhà nước VN hôm nay chưa chính thức kế thừa di sản chính trị VNCH. Cũng chưa từ bỏ di sản VNDCCH. Kiện trong tình trạng này hy vọng thắng của VN rất là mong manh.
Vấn đề khác đặt ra, nếu TQ đồng ý giải quyết tranh chấp HS bằng trọng tài quốc tế, VN có cơ may thắng kiện là bao nhiêu phần trăm ? Nhà nước VN hôm nay chưa chính thức kế thừa di sản chính trị VNCH. Cũng chưa từ bỏ di sản VNDCCH. Kiện trong tình trạng này hy vọng thắng của VN rất là mong manh.
Ta có thể ký tên để ủng hộ một việc
làm có thể xem là phiêu lưu như thế này hay không ?
Phụ
lục : đính kèm lý lẽ của Trung Quốc trước Ủy Ban Pháp
quyền thuộc Đại Hội đồng LHQ, về vấn đề từ chối sử dụng trọng tài quốc tế để
giải quyết các tranh chấp. Các học giả VN thử xem xét, lý lẽ của TQ có điều gì
không ổn ? Nếu không nhận ra điều gì, thủ tục « kiện TQ » ra
trước Tòa án Quốc tế sẽ rất nhiêu khê.
Điểm 4, nguyên văn như sau :
Fourth, the freedom of states concerned to choose
means of peaceful settlement of international disputes must be respected
according to law. International law establishes different means, both
political and legal, for peaceful settlement of international disputes. Chapter
VI of the UN Charter is dedicated to "pacific settlement of
disputes". Article 33 provides for specific means of dispute settlement,
including "negotiation, enquiry, mediation, conciliation, arbitration,
judicial settlement, resort to regional agencies or arrangements". Chapter
VIII of the Charter is specifically about "regional arrangements to
peacefully settle international disputes." Meanwhile, principles of
international rule of law should be observed in choosing means of peaceful
settlement. The GA Declaration on Principles of International Law concerning
Friendly Relations and Cooperation among States in accordance with the Charter
of the UN clearly states that "states shall settle international disputes
on the basis of sovereign equality and in accordance with the principle of free
choice of means." Hence, the choice and application of means to settle
international disputes should strictly abide by the principle of sovereign
equality fully respect the will of states concerned and must not be imposed
upon any state.
The Chinese delegation believes that the decision to
resort to arbitrary or judicial institutions to settle international disputes
should be based on the principles of international rule of law and premised on
equality and free will of states concerned. Any action to willfully refer
disputes to arbitrary or judicial institutions in defiance of the will of the
states concerned or provisions of international treaties constitutes a
violation of the principles of international rule of law and is thus
unacceptable to the Chinese government.
Publié par Nhan
Tuan Truong à 22:10
--------------------------------------
Chủ nhật, 12 Tháng 1 2014 00:19
Chào quý vị, các anh chị và các bạn
Để tưởng niệm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
19/1/1974 của Việt Nam, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông phối hợp với Nhóm Biển Đông
Tại Pháp cùng soạn thư gởi Liên Hiệp Quốc với các nội dụng như đính kèm
Kính mong mọi người đọc và ký tên để phản kháng lại
sự chiếm đóng của Trung Quốc và kêu gọi thực thi pháp luật quốc tế.
Nơi ký tên là ở đây.
Hôm
nay là 13/1/2014, chúng ta còn 5 ngày nữa. Do vậy chúng ta cần làm sao cho có
thật nhiều người quan tâm và ủng hộ bằng chữ ký.
Trân
trọng cảm ơn
No comments:
Post a Comment