Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, January 20, 2014 3:28:39 PM
Chuyện thịt thà của Trung Quốc thiếu thật thà
Tết
đến, trẻ nhỏ trong nhà đều nghe ông bà nói câu “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”,
và gắp cho miếng thịt kho ăn với bánh chưng, loại món ngon không thể thiếu
trong một ngày lễ đầu năm. Người ra vẻ uyên bác còn dạy món thịt heo kho này là
một đặc sản của đất Hàng Châu, xưa kia là một phát minh của Tô Ðông Pha, danh
gia đời Tống bên Tầu, cách nay đã 900 năm.
Láo cả!
Các tay đầu bếp trứ danh của Trung Quốc ngày nay không xác định được xuất xứ của loại thịt lợn kho vuông vức từng miếng rất thơm. Họ ngờ rằng vì Tô Ðông Pha quá nổi tiếng lại thích ăn món thịt này nên đời sau mới dùng tích đó để quảng cáo. Nhưng vì sao trong một bài về kinh tế, người viết lại phiếm về thịt ông Tô?
Chỉ vì theo dõi thị trường chứng khoán và nhớ đến lời các cụ, “miếng ăn là miếng nhục”. Câu nói ứng vào Trung Quốc!
***
Trung Quốc có lãnh thổ rộng bằng Hoa Kỳ, mà ăn heo gà nhiều hơn các loại thịt bò hay dê cừu của nhiều dân tộc lân cận. Vì họ hiếm đất khả canh, chỉ 14% diện tích, bằng 1/3 của trung bình thế giới, nên thiếu đồng cỏ bạt ngàn cho loại gia súc kia. Mà nuôi heo gà trong nhà hay trong trại thì cũng phải có mễ cốc, sản phẩm không mọc trong rừng mà phải trồng trọt mới có. Trồng trọt tức là canh tác, trên đất khả canh và phải có nước, là tài nguyên khan hiếm khác.
Ngày xưa, khi đòi tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa kiểu Mao thì họ chỉ đủ vặt mũi bỏ mồm. Khi Mao Trạch Ðông đòi nhảy vọt vào công nghiệp thì trong có bốn năm từ 1958 đến 1961 đã có gần 40 triệu người chết đói giữa mùa gặt.
Sau thời cải cách, đời sống khá hơn nên nhà nhà đều thèm ăn thịt, nhưng muốn có một ký thịt thì phải mất từ năm đến tám ký ngũ cốc. Cho nên nhu cầu lương thực vẫn nguyên vẹn là bài toán sinh tử. Dù lãnh đạo xứ này đã đặt ra chỉ tiêu “tự túc về lương thực” là phải sản xuất được 95% của nhu cầu tiêu thụ nội địa về gạo, mì và bắp, theo lượng định gần đây của hai cơ quan Lương nông Quốc tế FAO và OECD thì trong cả chục năm tới Trung Quốc phải tiếp tục nhập cảng ngô bắp và đậu nành.
Trung Quốc có thể đe dọa an ninh xứ khác qua nhiều biện pháp huê dạng ngoài Ðông hải mà vẫn phải nhập cảng miếng ăn nên chưa thấy an toàn về lương thực vì chỉ sợ bị thiên hạ điểm huyệt vào cái bao tử. Ðiều ấy mới giải thích chiến lược “lấn đất giành cơm”, là ào ạt đầu tư vào các nông trại Á Phi để có lúa từ gốc, rồi trò “chặn biển giữ cá” gần đây của tỉnh Hải Nam.
Trò chơi nhuốm mùi thực dân mới khiến nhiều nước giật mình báo động - trừ nước Nam bốn tốt đen, được đóng đai bằng 16 chữ vàng.
***
Vì kinh tế cũng là chính trị - và nhiều chuyện khác nữa – ta nên nhìn qua xứ khác.
Nhật Bản có lãnh thổ rất hẹp, mật độ dân số quá cao (340 người một cây số vuông, hơn gấp đôi Trung Quốc) và đất canh tác chỉ bằng 12% diện tích lãnh thổ. Dù khan hiếm đủ loại tài nguyên, dân Nhật chưa than đói, vẫn duy trì chế độ bảo hộ nông sản để giữ giá cho nông dân và còn biểu diễn món thịt bò Kobe đắt hơn nem công chả phượng.
Hoa Kỳ may mắn có lãnh thổ vuông vức và phì nhiêu hơn Trung Quốc. Nhưng may nhất là họ có cái đầu.
Hai trăm năm trước, đến 90% dân Mỹ còn phải phơi lưng cấy lúa, ngày nay, dân số ngồi xe khoác áo nông dân chỉ còn chừng 1,6% mà canh tác dư thừa để nuôi xứ khác. Họ được hối lộ bạc tỷ để giảm sản lượng và giữ giá lương thực. Không chỉ xuất cảng ngô bắp, xứ này còn xuất cảng mọi loại nông cơ nông cụ và đang là nguồn sống cho Trung Quốc.
Chuyện ấy dẫn ta về thị trường tài chánh.
Thời sự nức nở loan tin là tập đoàn Song Hối (Shuanghui hay Shineway) sắp yết giá cổ phiếu trên thị trường Hong Kong để huy động năm tỷ vốn, tính bằng đô la. Tư bản Trung Quốc khôn thật!
Song Hối là doanh nghiệp chế biến thực phẩm số một của Trung Quốc, năm ngoái gây sôi nổi khi dạm mua hãng bán thịt heo lớn nhất của Mỹ là Smithfield Foods, Inc. với giá gộp là hơn bảy tỷ đô la, kể cả hơn hai tỷ nợ và 4,7 tỷ cổ phiếu. Sôi nổi vì tại sao phải mua heo của Mỹ với đắt như vậy – thay vì nuôi heo ở nhà?
Có chứ! Song Hối cũng vừa mua tinh trùng của heo tại Anh quốc. Chuyện gây giống thì ai mà chẳng biết.
Nhưng có 13 hãng xưởng trên toàn quốc, một năm Song Hối ngả thịt 15 triệu con heo để chế biến ra gần ba triệu tấn thịt, mà chỉ nuôi được 400 ngàn con nên phải tìm nguồn cung cấp ở nơi khác. Nơi khác không nhất thiết là nơi khác tại Trung Quốc.
Ðất canh tác vốn có hạn, lại bị đảng viên các tỉnh cướp sống cho nhu cầu kỹ nghệ hóa, nhân tiện gây ra cả triệu thảm họa môi sinh linh tinh không đáng kể. Hậu quả là tháng trước, nhà nước Bắc Kinh đã báo động là 2% diện tích canh tác đã bị ô nhiễm nên không thể trồng trọt được gì nữa. Lúc đó ta mới nhớ đến cả ngàn xác heo nhiễm độc đã làm nghẹt sông Dương Tử vào năm ngoái.
Khi thấy truyền thông Mỹ ca ngợi việc Trung Quốc bỏ bạc tỷ ra mua thịt ngoài chợ của mình thì ta có hai cách nhìn.
Bi quan thì sợ là ăn phải heo độc của Tầu bán trên đất Mỹ. Hơi lo xa! Các cơ quan hữu trách của Mỹ đều biết mối nguy này và còn biết rằng miếng thịt tại Trung Quốc còn đắt hơn ở Hồng Kông. Ưu tiên là cái bao tử ở nhà.
Bi quan hơn nữa thì nên sợ là Trung Quốc gieo họa cho người dân khi gây ra nạn khan hiếm lương thực vì chính sách quái đản của họ. Tai họa kinh tế cũng là chính trị.
***
Từ thời “lập quốc” của Mao, xứ này tập trung thu mua và phân phối lương thực mà không có chính sách khuyến nông để tăng gia sản xuất. Lại còn trưng thu lợi tức nông dân tại thôn quê để nâng đỡ giai cấp công nhân tiên tiến tại thành thị trong nỗ lực công nghiệp hóa và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hậu quả là sản lượng sụt và dân bị đói trong bước nhảy vọt vào cơ hoang.
Khi tiến hành cải cách từ năm 1979, Ðặng Tiểu Bình áp dụng chế độ khoán nông nghiệp cho các hộ gia đình: khuyến khích sản xuất, sau khi đạt chỉ tiêu thu mua của nhà nước ở cấp tỉnh thì cho bán sản lượng dư thừa. Trong 20 năm sau đó, Bắc Kinh lập thêm kho dự phòng để thu mua lương thực hầu đáp ứng cung cầu ở từng nơi. Từ năm 1995, họ mở rộng chế độ khoán cho từng tỉnh: các tỉnh có nhiệm vụ kiểm soát lấy hạn ngạch để cân bằng cung cầu. Nhưng chỉ dăm ba năm sau thì Bắc Kinh bãi bỏ chế độ khoán cho cấp tỉnh để trung ương kiểm soát và giải quyết việc cung cấp cho các tỉnh bị khan hiếm lương thực.
Ðến năm 2001, khi gia nhập Tổ chức WTO thì Trung Quốc phải giải phóng các thị trường, kể cả thị trường nông sản, lương thực. Mà vẫn chưa giải quyết được nhu cầu của mình.
Việc cải cách từ 1979 đến nay có giúp Trung Quốc nâng sản lượng ngũ cốc từ hơn 300 triệu tấn lên tới 600 triệu tấn và giảm được tỷ lệ “suy dinh dưỡng” là thiếu ăn theo tiêu chuẩn của FAO, từ 21% dân số xuống 12%. Nhưng dù có sản lượng lương thực lớn nhất thế giới nhờ cải tổ chánh sách và cải thiện phương tiện sản xuất, xứ này vẫn chưa đủ ăn vì đất đai có hạn mà sai lầm thì vô hạn. Khá hơn trước, ngày nay người dân thèm ăn thịt.
Láo cả!
Các tay đầu bếp trứ danh của Trung Quốc ngày nay không xác định được xuất xứ của loại thịt lợn kho vuông vức từng miếng rất thơm. Họ ngờ rằng vì Tô Ðông Pha quá nổi tiếng lại thích ăn món thịt này nên đời sau mới dùng tích đó để quảng cáo. Nhưng vì sao trong một bài về kinh tế, người viết lại phiếm về thịt ông Tô?
Chỉ vì theo dõi thị trường chứng khoán và nhớ đến lời các cụ, “miếng ăn là miếng nhục”. Câu nói ứng vào Trung Quốc!
***
Trung Quốc có lãnh thổ rộng bằng Hoa Kỳ, mà ăn heo gà nhiều hơn các loại thịt bò hay dê cừu của nhiều dân tộc lân cận. Vì họ hiếm đất khả canh, chỉ 14% diện tích, bằng 1/3 của trung bình thế giới, nên thiếu đồng cỏ bạt ngàn cho loại gia súc kia. Mà nuôi heo gà trong nhà hay trong trại thì cũng phải có mễ cốc, sản phẩm không mọc trong rừng mà phải trồng trọt mới có. Trồng trọt tức là canh tác, trên đất khả canh và phải có nước, là tài nguyên khan hiếm khác.
Ngày xưa, khi đòi tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa kiểu Mao thì họ chỉ đủ vặt mũi bỏ mồm. Khi Mao Trạch Ðông đòi nhảy vọt vào công nghiệp thì trong có bốn năm từ 1958 đến 1961 đã có gần 40 triệu người chết đói giữa mùa gặt.
Sau thời cải cách, đời sống khá hơn nên nhà nhà đều thèm ăn thịt, nhưng muốn có một ký thịt thì phải mất từ năm đến tám ký ngũ cốc. Cho nên nhu cầu lương thực vẫn nguyên vẹn là bài toán sinh tử. Dù lãnh đạo xứ này đã đặt ra chỉ tiêu “tự túc về lương thực” là phải sản xuất được 95% của nhu cầu tiêu thụ nội địa về gạo, mì và bắp, theo lượng định gần đây của hai cơ quan Lương nông Quốc tế FAO và OECD thì trong cả chục năm tới Trung Quốc phải tiếp tục nhập cảng ngô bắp và đậu nành.
Trung Quốc có thể đe dọa an ninh xứ khác qua nhiều biện pháp huê dạng ngoài Ðông hải mà vẫn phải nhập cảng miếng ăn nên chưa thấy an toàn về lương thực vì chỉ sợ bị thiên hạ điểm huyệt vào cái bao tử. Ðiều ấy mới giải thích chiến lược “lấn đất giành cơm”, là ào ạt đầu tư vào các nông trại Á Phi để có lúa từ gốc, rồi trò “chặn biển giữ cá” gần đây của tỉnh Hải Nam.
Trò chơi nhuốm mùi thực dân mới khiến nhiều nước giật mình báo động - trừ nước Nam bốn tốt đen, được đóng đai bằng 16 chữ vàng.
***
Vì kinh tế cũng là chính trị - và nhiều chuyện khác nữa – ta nên nhìn qua xứ khác.
Nhật Bản có lãnh thổ rất hẹp, mật độ dân số quá cao (340 người một cây số vuông, hơn gấp đôi Trung Quốc) và đất canh tác chỉ bằng 12% diện tích lãnh thổ. Dù khan hiếm đủ loại tài nguyên, dân Nhật chưa than đói, vẫn duy trì chế độ bảo hộ nông sản để giữ giá cho nông dân và còn biểu diễn món thịt bò Kobe đắt hơn nem công chả phượng.
Hoa Kỳ may mắn có lãnh thổ vuông vức và phì nhiêu hơn Trung Quốc. Nhưng may nhất là họ có cái đầu.
Hai trăm năm trước, đến 90% dân Mỹ còn phải phơi lưng cấy lúa, ngày nay, dân số ngồi xe khoác áo nông dân chỉ còn chừng 1,6% mà canh tác dư thừa để nuôi xứ khác. Họ được hối lộ bạc tỷ để giảm sản lượng và giữ giá lương thực. Không chỉ xuất cảng ngô bắp, xứ này còn xuất cảng mọi loại nông cơ nông cụ và đang là nguồn sống cho Trung Quốc.
Chuyện ấy dẫn ta về thị trường tài chánh.
Thời sự nức nở loan tin là tập đoàn Song Hối (Shuanghui hay Shineway) sắp yết giá cổ phiếu trên thị trường Hong Kong để huy động năm tỷ vốn, tính bằng đô la. Tư bản Trung Quốc khôn thật!
Song Hối là doanh nghiệp chế biến thực phẩm số một của Trung Quốc, năm ngoái gây sôi nổi khi dạm mua hãng bán thịt heo lớn nhất của Mỹ là Smithfield Foods, Inc. với giá gộp là hơn bảy tỷ đô la, kể cả hơn hai tỷ nợ và 4,7 tỷ cổ phiếu. Sôi nổi vì tại sao phải mua heo của Mỹ với đắt như vậy – thay vì nuôi heo ở nhà?
Có chứ! Song Hối cũng vừa mua tinh trùng của heo tại Anh quốc. Chuyện gây giống thì ai mà chẳng biết.
Nhưng có 13 hãng xưởng trên toàn quốc, một năm Song Hối ngả thịt 15 triệu con heo để chế biến ra gần ba triệu tấn thịt, mà chỉ nuôi được 400 ngàn con nên phải tìm nguồn cung cấp ở nơi khác. Nơi khác không nhất thiết là nơi khác tại Trung Quốc.
Ðất canh tác vốn có hạn, lại bị đảng viên các tỉnh cướp sống cho nhu cầu kỹ nghệ hóa, nhân tiện gây ra cả triệu thảm họa môi sinh linh tinh không đáng kể. Hậu quả là tháng trước, nhà nước Bắc Kinh đã báo động là 2% diện tích canh tác đã bị ô nhiễm nên không thể trồng trọt được gì nữa. Lúc đó ta mới nhớ đến cả ngàn xác heo nhiễm độc đã làm nghẹt sông Dương Tử vào năm ngoái.
Khi thấy truyền thông Mỹ ca ngợi việc Trung Quốc bỏ bạc tỷ ra mua thịt ngoài chợ của mình thì ta có hai cách nhìn.
Bi quan thì sợ là ăn phải heo độc của Tầu bán trên đất Mỹ. Hơi lo xa! Các cơ quan hữu trách của Mỹ đều biết mối nguy này và còn biết rằng miếng thịt tại Trung Quốc còn đắt hơn ở Hồng Kông. Ưu tiên là cái bao tử ở nhà.
Bi quan hơn nữa thì nên sợ là Trung Quốc gieo họa cho người dân khi gây ra nạn khan hiếm lương thực vì chính sách quái đản của họ. Tai họa kinh tế cũng là chính trị.
***
Từ thời “lập quốc” của Mao, xứ này tập trung thu mua và phân phối lương thực mà không có chính sách khuyến nông để tăng gia sản xuất. Lại còn trưng thu lợi tức nông dân tại thôn quê để nâng đỡ giai cấp công nhân tiên tiến tại thành thị trong nỗ lực công nghiệp hóa và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hậu quả là sản lượng sụt và dân bị đói trong bước nhảy vọt vào cơ hoang.
Khi tiến hành cải cách từ năm 1979, Ðặng Tiểu Bình áp dụng chế độ khoán nông nghiệp cho các hộ gia đình: khuyến khích sản xuất, sau khi đạt chỉ tiêu thu mua của nhà nước ở cấp tỉnh thì cho bán sản lượng dư thừa. Trong 20 năm sau đó, Bắc Kinh lập thêm kho dự phòng để thu mua lương thực hầu đáp ứng cung cầu ở từng nơi. Từ năm 1995, họ mở rộng chế độ khoán cho từng tỉnh: các tỉnh có nhiệm vụ kiểm soát lấy hạn ngạch để cân bằng cung cầu. Nhưng chỉ dăm ba năm sau thì Bắc Kinh bãi bỏ chế độ khoán cho cấp tỉnh để trung ương kiểm soát và giải quyết việc cung cấp cho các tỉnh bị khan hiếm lương thực.
Ðến năm 2001, khi gia nhập Tổ chức WTO thì Trung Quốc phải giải phóng các thị trường, kể cả thị trường nông sản, lương thực. Mà vẫn chưa giải quyết được nhu cầu của mình.
Việc cải cách từ 1979 đến nay có giúp Trung Quốc nâng sản lượng ngũ cốc từ hơn 300 triệu tấn lên tới 600 triệu tấn và giảm được tỷ lệ “suy dinh dưỡng” là thiếu ăn theo tiêu chuẩn của FAO, từ 21% dân số xuống 12%. Nhưng dù có sản lượng lương thực lớn nhất thế giới nhờ cải tổ chánh sách và cải thiện phương tiện sản xuất, xứ này vẫn chưa đủ ăn vì đất đai có hạn mà sai lầm thì vô hạn. Khá hơn trước, ngày nay người dân thèm ăn thịt.
Hèn gì mà tư bản Mỹ vỗ đầu khen bốn tốt cái đám tư bản đỏ thiếu thật thà đi mua thịt Mỹ. Gian không chịu nổi!
No comments:
Post a Comment