Khi tôi còn rất nhỏ, chắc chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi gì
đó, khi mà cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc vẫn đang tiếp diễn, trẻ con
chúng tôi đã được nghe rất nhiều những câu chuyện với đại ý: cả những con vật
vô tri cũng biết căm thù “Mỹ - Ngụy”. Tôi còn nhớ từ những chuyện “Trâu
cũng biết đánh giặc” tới chuyện phân biệt kiến ta, kiến địch. Người lớn nói với
chúng tôi rằng loài kiến đen là kiến cộng sản, loài kiến đỏ là kiến “Ngụy”.
Kiến đen là của phe mình không cắn đốt ai cả. Kiến đỏ là kiến của
“Mỹ - Ngụy” nên chúng thường hay cắn đốt người. Tôi và chắc hầu hết bạn
bè tôi đều ngây thơ tin tất cả những câu chuyện này. Mỗi khi tôi nghịch bị kiến
đốt là tôi lại thấy rất căm thù “Mỹ - Ngụy”.
Những câu chuyện thời trẻ con tương tự như vậy đã in
đậm trong suy nghĩ của tôi. Tôi căm thù “Mỹ - Ngụy” đã giết chết những
người thân của tôi cùng bao nhiêu đồng bào khác nữa.
Cho tới năm 1981, lúc này tôi đã 10 tuổi, tôi được
bố tôi đưa vào Sài Gòn thăm gia đình bác ruột tôi. Người anh này của bố tôi đã
bỏ xứ ra đi từ bao giờ tôi không rõ. Bác tôi đã lấy vợ sinh con, và sống tại
Sài Gòn. Bác tôi có một người con lớn. Trước năm 1975 anh ấy học trong một
trường sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Miền Nam thất trận,
anh bị bắt đi “học tập cải tạo”. May nhờ bố tôi làm giấy tờ xác nhận gia
đình tôi là gia đình “có công cách mạng” nên anh được rút ngắn thời gian
cải tạo. Năm 1981 khi tôi vào Nam thì bác tôi đã qua đời. Anh trai cả của bác
là người đón tiếp chúng tôi.
Mặc dù mới mười tuổi nhưng lúc này trong tôi đã có
nhiều thắc mắc rất lạ. Sao trước đây tôi nghe người lớn kể rằng “Ngụy”
rất xấu xa độc ác nhưng lúc đó tôi thấy anh tôi lại rất hiền lành và tình cảm
với chúng tôi. Cũng nhờ mối quan hệ gia đình ở Sài Gòn nên có dịp vào đây một
hai lần, gặp gỡ những người mà trước đây tôi vẫn gọi là “Ngụy”, tôi mới
được biết và sau đó mới thấu hiểu tấm lòng của họ. Họ cũng như tôi, cũng là
người Việt Nam, cũng máu đỏ da vàng, thậm chí cùng là họ hàng máu mủ của tôi.
Ấy vậy mà trước đây sao tôi lại căm thù họ tới vậy! Tôi bắt đầu thay đổi suy
nghĩ của mình về cuộc chiến tranh đầy đau khổ này.
Vì cuộc chiến tranh đó mà gia đình tôi phải ly tán.
Vì nó mà máu đồng bảo tôi ở cả hai miền phải đổ ra quá nhiều. Tôi không còn căm
thù những người mà trước đây tôi xem là “Ngụy” nữa. Ngược lại, tôi biết
họ chính là đồng bào, bà con, họ hàng, ruột thịt của tôi.
Xin lỗi quý độc giả tôi hơi miên man một chút trước
khi đi thẳng vào vấn đề. Điều thắc mắc lớn còn lại trong lòng tôi đến ngày nay
là tại sao những người cộng sản, hay nói đúng hơn là các lãnh đạo CSVN, vẫn còn
hằn thù những người lính VNCH và gia đình họ tới như vậy - những người mà họ
không ngừng gọi là “Ngụy”. Tại sao thù hằn tới độ đập phá nghĩa trang
Biên Hòa? Tại sao thù hằn đến độ gây sức ép lên cả chính quyền Indonêxia để đập
bỏ bia tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam - mà họ dán nhãn là “gia đình
Ngụy”- đã bỏ mạng trên biển? và còn nhiều dẫn chứng khác nữa.
Ngày
19/1/2014 vừa qua, tức ngày kỷ niệm 40 năm cuộc Hải chiến Hoàng sa,
tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, một số công dân mang tính đại diện cho bà
con khắp nơi muốn công khai bày tỏ tấm lòng tri ân đối với những người đã hy
sinh tính mạng vì sự toàn vẹn của đất nước. Đây là một việc làm rất đáng được
trân trọng và hoàn toàn nằm trong tập tục, văn hóa Việt Nam, cũng như đúng với
truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thế nhưng họ đã không
thể làm được như tâm nguyện trước sự quấy phá bằng nhiều hình thức của những
lực lượng nhân danh cái gọi là “chính quyền”. Chắc quý vị đã đọc nhiều
bài tường trình của những người có mặt tại chỗ.
Kính thưa quý vị, một chính quyền của dân, do dân và
vì dân thì không bao giờ lại có những hành động thiếu văn hóa, vô đạo đức, thất
nhân tâm như vậy. Đến gỗ đá cũng phải đau lòng!
Tôi nghiệm thấy nguyên nhân chính đã đẩy lãnh đạo đảng tới tận
cùng của sự tối tăm đó chính là ý thức hệ, rồi họ buộc cả nước phải đi theo. Kết quả là cả dân tộc này
đang bị trói buộc làm nô lệ cho chủ nghĩa Mác-Lê giữa lòng nhân loại ở đầu thế
kỷ 21. Chủ nghĩa này đã ngang nhiên chiếm ngự mọi mặt từ đời sống hàng ngày tới
lề lối suy tư của người dân trên cả nước Việt Nam, bất kể thực tế là nó đã bị
nhiều dân tộc loại bỏ ở khắp Đông Âu và ngay tại nước sản sinh ra nó là Liên
Xô. Ở Việt Nam, với tình trạng suy thoái mọi mặt của xã hội, sợi xích vô hình
này càng cần phải gỡ bỏ ngay lập tức. Nhưng thật đáng thất vọng khi ngay cả
bước đầu tiên và chỉ mới mang tính lý thuyết là việc bỏ điều 4 - một điều quá
nghịch lý, nghịch thời - ra khỏi bản Hiến pháp mới mà vẫn không dám làm. Lãnh
đạo đảng phê phán rất rõ và rất hăng các căn bệnh trầm trọng của xã hội, từ lạm
quyền đến tham nhũng, và cũng thấy rất rõ bài thuốc để chữa tận gốc. Nhưng khi
đến khâu đưa giải pháp vào thực hiện thì lãnh đạo đảng đều run rẩy lùi bước và
lại đưa lợi ích của cá nhân mình và phe nhóm lên trên tất cả.
Thế là các chủ nghĩa mang tính bùa ếm đó tiếp tục
làm cho con người Việt Nam ngày càng ít tính nhân bản và càng trở nên tàn nhẫn,
độc ác với nhau. Nó tiếp tục tạo lằn ranh chia cắt tình huynh đệ, nghĩa đồng
bào. Và quan trọng hơn cả, nó tiếp tục làm dân tộc ta suy yếu, mở ra cơ hội cho
Trung Quốc xâm chiếm dần từ lãnh thổ, lãnh hải đến kinh tế và văn hóa. Nếu không thoát được cái vòng
“Kim cô” đang kềm hãm cả dân tộc Việt này, thì việc mất luôn những đảo còn lại
tại Trường Sa chỉ còn là vấn đề thời gian và tiến trình biến Việt Nam thành một
tỉnh của Trung Quốc sẽ không còn chận lại được nữa trong thập niên tới.
Muốn xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh
thật sự và nhất là muốn giữ lấy Tổ Quốc Việt Nam thì điều đầu tiên dân tộc Việt
Nam phải làm là phải tìm cách giải phóng chính mình ra khỏi sợi xích vô hình mà
lãnh đạo đảng không đủ can đảm để đụng đến. Một khi đại khối dân tộc chúng ta
không còn lề thói suy nghĩ dưới bóng chủ nghĩa Mác-Lê nữa, thì những người cần
được giải phóng kế tiếp chính là những người trong Quân đội và Công an, để các
anh không còn phải “Trung thành với đảng trước rồi tổ quốc sau” hay “Chỉ
biết còn Đảng còn mình”. Chính nhân phẩm các anh được phục hồi.
Bởi quy luật tất yếu của xã hội đã
được cả nhân loại chứng minh: Khi trí tuệ con người không còn bị kềm hãm thì
độc tài nhất định phải bị triệt tiêu để nhường chỗ cho một xã hội dân chủ, công
bằng, và tự chữa được bệnh tật để đi lên.
Chúng ta cùng giúp nhau và giúp dân tộc
gỡ bỏ cái vòng kim cô hiểm độc này ra khỏi trí óc của mình.
Thanh Hóa ngày 24/1/2014
Nguyễn Trung Tôn - ĐT: 01628387716
----------------------------------
XEM
THÊM :
- VNCH biết mới tiếc...Tác giả
Đào Nương. http://www.danchimviet.info/ar...
- Càng Biết Càng Tiếc VNCH. Tác
giả Vi Anh. http://huyenthoaiorg.blogspot....
- Nhìn lại nền Giáo dục VNCH :
Sự tiếc nuối vô bờ bến. http://tuxtini.com/2013/12/01/...
- Thời nào Dân Việt sướng nhất.
tác giả Nguyễn Hội. http://www.danchimviet.info/ar...
- “GIẢI PHÓNG” Nỗi Kinh Hoàng
Của Người Dân Nam Việt. Tác giả: Tiến Sỹ Lê Hiển Dương. Hiệu Trưởng-Đại Học
Đồng Tháp. http://www.vietthuc.org/2010/0...
- Sự không tưởng của CNXH. Tác
giả Mặc Lâm, biên tập viên RFA., http://www.rfa.org/vietnamese/...
- Giải phóng cho ai và vì ai? http://www.rfa.org/vietnamese/....
(Phần 1)
- http://www.rfa.org/vietnamese/....
(Phần 2)
- Sẽ Không Có Ngày Quốc Hận
30-4-1975 Nếu VNCH Không Có Tự Do Và Dân Chủ! Tác giả MƯỜNG GIANG. http://huongvebinhthuan.org/in...
- Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương
nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo. Tác giả Cố Giáo sư Hứa Hoành. http://ngothelinh.tripod.com/T...
- Những đồng minh Anh Hùng. Tác
giả Harry F. Noyes III Chuyển ngử: Ngô Kỷ. Nguyên bản Anh ngữ "Heroic
Allies" của Harry F. Noyes III đã được đăng trong nguyệt san
"Vietnam", phát hành vào tháng 8 năm 1994. http://www.vlink.com/nlvnch/je...
No comments:
Post a Comment