27-01-2014
Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng
là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại
nơi này đã để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những
ngôi miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu
những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu
đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm
Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm
linh.
Những bát nhang
trước sân một ngôi chùa ở Huế. AFP
photo
Mùa
Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn,
bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã để lại hàng ngàn
nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi miếu nhỏ trước nhà dân,
những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu những cái chết oan khiên. Tết về,
người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ
Những giấc mơ nhuộm máu
Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng tôi rằng trước đây mười
năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó khăn, các con của bà cũng chưa
trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu trong gia đình, bà bán căn nhà trên
đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về
nhà mới để sống, gia đình bà luôn gặp một hiện tượng kì lạ là mỗi đêm, luân
phiên từ người này đến người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn
vào nhà, sau đó hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra
biểu tượng cờ đỏ búa liềm.
Ban đầu, bà nghĩ chuyện đó là bình thường, nhưng khi cả
nhà ngồi kể về giấc mơ của mình thì ai cũng thấy sợ và mời thầy về thắp nhang
cúng vái. Ngay đêm hôm đó, mới vừa chạng vạng, bà Viên bước ra cửa và thấy lạnh
từ sống lưng lạnh lên, bà quay vào nhà nằm nghỉ lưng nhưng bị thiếp đi và mơ
thấy giấc mơ cũ. Nhưng lần này, thay vì thấy khối lửa chuyển thành khối máu và
hiện ra cờ đỏ búa liềm, bà Viên thấy từ khối máu, có rất nhiều người nằm rên la
thảm thiết, phía sau hộp sọ của họ bị vỡ toang hoác. Trong giấc mơ, bà quì
xuống định nắm lấy tay họ để cứu thì họ vùng dậy và chạy vào một cái hố. Dưới
đáy hố có một cái cuốc bàn dính đầy máu và một lá cờ hình búa liềm.
Hôm sau, bà cố nhớ lại vị trí cái hố đã thấy trong giấc
mơ, hóa ra nó nằm ngay dưới chân tường rào nhà bà. Chồng bà Viên nghe kể, đã
mời thầy về coi, thầy nói rằng trong vườn và có một hố chôn tập thể. Bà quyết
định cúng kính và khai quật hố chôn ngay vị trí đã nằm mơ. Kết quả làm bà khủng
hoảng tinh thần, có rất nhiều hộp sọ dưới hố, có hộp sọ còn nguyên thân thể
nhưng đã bị vỡ nát, có hộp sọ không có thân thể, cò nhiều bộ xương vẫn con mắc
kẹt trong dây thép gai mà theo người đào hố suy đoán là họ đã bị buộc vào nhau
trước khi chết.
Gia đình bà âm thầm mang tất cả các hài cốt ra khu nghĩa
trang dòng họ để chôn cất và lập một miếu thờ nhỏ trước sân nhà. Hằng năm, cứ
đến ngày Mồng Ba Tết thì tổ chức đám giỗ tập thể cho những vong linh. Cũng từ
đó, gia đình bà ăn nên làm ra, sống khỏe mạnh, ít gặp lại giấc mơ cũ, mà nếu có
gặp thì những vong linh cũng về báo mộng rằng họ cần áo quần hoặc một vài thứ
vật dụng gì đấy, có lúc trái ớt, có khi nải chuối, có khi một lò trầm, có khi họ về tâm sự, chỉ ra kẻ
đã giết họ là ai, bây giờ hắn vẫn đang tại vị, vẫn đang thăng quan tiến chức…
Nhưng vì lý do nhạy cảm, bà Viên chỉ kể đến dây và dắt chúng tôi đi thắp nhang
ngôi mộ tập thể trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc của bà.
Những ngôi miếu cô hồn
Những ngôi miếu cô
hồn ở nhà dân hai bên đường Nguyễn Chí Thanh, Huế
Đi dạo một vòng, đến đường Nguyễn Chí Thanh, cách Cồn Hến
chừng một cây số, chúng tôi thấy nhà ở hai bên đường đều có rất nhiều miếu nhỏ
thờ trước sân, ghé vào một nhà có nhiều miếu thờ, chủ nhà là cụ ông Trần Kiểng, kể với
chúng tôi rằng trong số bảy ngôi miếu nhỏ thờ trước sân, có 5 ngôi miếu ông thờ
những người bạn cùng thời học trò với ông.
Trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, ông Trần Kiểng đang là
một thợ hớt tóc bên bờ sông Hương, ông là con một nên được miễn đi quân dịch,
mà theo ông, đi quân dịch thời đó không khắt khe như bây giờ, nó mang tính tự
nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Những thanh niên muốn đi vào binh chủng nào, chỉ cần đến trạm tuyển quân dịch, đăng ký binh chủng là nhập ngũ,
được hưởng lương quân nhân, được mọi chế độ. Chính vì thế mà người lính Việt
Nam Cộng Hòa sống tương đối thoải mái, có thời gian để trau dồi tri thức và có
tiền để mua sách mà đọc, họ sống cũng giàu tình người hơn.
Ông kể rằng trong trận Mậu Thân, phần đông quân những
người lính Việt Nam Cộng Hòa tìm cách đưa nhân dân đi tản cư để tránh hòn tên
mũi đạn, những người bạn của ông, có người đang trong quân ngũ cũng làm thế.
Nhưng rất tiếc, sức người có hạn, phần đông người dân không kịp tản cư, đặc
biệt là thanh niên, sinh viên, học sinh ở Huế đã bị phe đối lập bắt nhốt. Nhưng
những người lính Cộng sản Bắc Việt thực thụ thì hành xử cũng rất nhân đạo,
không giết người hàng loạt, họ chỉ bắn vào các doanh trại quân đội đối phương
và đốt phá các doanh trại này là chính.
Trong khi đó, những tên lính đối lập hoạt
động nằm vùng, vốn có những mối tư thù nào đó với người dân Huế bởi vì đa phần
dân Huế tin tưởng vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính những kẻ nằm vùng này đã
nương gió mà bẻ măng, nhân lúc chiến cuộc nổ ra dữ dội, đã đến bắt trói gô
nhiều thanh niên, trí thức Huế và mang đi thủ tiêu bằng cách đập đầu, chôn
sống.
Ông buồn bã kể: “Hồi đó chết nhiều lắm, tui đang tuổi thanh niên chạy
theo mấy anh lính ra Quảng Trị tản cư. Nhưng mà pháo kích ở đại lộ kinh hoàng
chết la liệt! Mấy nhóm bạn của tui có nhóm chạy tản cư kịp, cũng có người không
chạy kịp bị chết hết, bị bắt hoặc chôn sống hoặc giết bằng đai cuốc. Nhiều
người già chứng kiến sự việc đến giờ nhắc lại còn thấy sợ… Thì người nằm vùng
họ bắt, họ giết chứ hai bên cũng không ai làm thế, mấy thằng nằm vùng nó ác ôn
lắm! Rứa mà giờ vẫn làm ông này bà nọ đó thôi, không ai nói chi hết. Khiếp!”
Cũng theo như lời ông Kiểng, số lượng người chết vì chôn
sống vào những hố chôn tập thể có thể lên đến cả vài ngàn người chứ không phải
vài trăm như đã tìm thấy.
Điều này cho thấy rằng cư dân Huế đang sống chung với
những hài cốt nằm quanh quất đâu đó trên các bãi biền, nương dâu hoặc dưới
những móng nhà, khách sạn. Dường như, mỗi cánh hoa mùa xuân ở Huế đều thấm đượm
màu máu dân oan đã ngã xuống nơi đất thần kinh cố đô này!
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment