Hà Vân,
VRNs
Đăng ngày: 04.01.2014
VRNs (04.01.2013) – Hà Nội - Năm 2009, tại Việt Nam xuất hiện một tờ báo mạng, để cổ
vũ cho quyền Tự do Ngôn luận [*] tại Việt Nam mang tên Dân Luận (www.danluan.org) . Danluan.org
xuất hiện trong bối cảnh quyền Tự do Ngôn luận luôn bị vi phạm có hệ thống. Cả
Hiến pháp và pháp luật đều được nhà cầm quyền Việt Nam tận dụng triệt để nhằm
ngăn chặn những tiếng nói đối lập.
Nhớ lại năm 2009, nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm
đè bẹp quyền Tự do Ngôn luận của người dân Việt Nam, nhiều blogger đã bị câu
lưu như blogger Mẹ Nấm và Bùi Thanh Hiếu, blogger Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt
giam, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn còn bị biệt giam và rất nhiều người
bị bắt giam chỉ vì bảo vệ quyền Tự do Ngôn luận của mình.
Không dừng lại ở đó, nhiều nhà báo làm việc cho báo
lề đảng bị thôi việc, bị phạt tiền, thậm chí bị bắt giam, như vụ nhà báo Đoan
Trang (Vietnamnet) bị câu lưu 10 ngày và bị đuổi việc, nhà báo Huy Đức (Sài Gòn
Tiếp Thị) cũng chung số phận vì những bài viết được cho là nhạy cảm trên blog
cá nhân của ông… và nhiều phóng viên nhà nước bị bắt giam bởi những thông tin
được cho là nhạy cảm.
Hoạt
động trong sự kiểm duyệt và tấn công.
Tại thời điểm đó, Dân Luận phải đối phó với sự kiểm
duyệt internet rất chặt chẽ từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Trước những khó
khăn đó, anh Nguyễn Công Huân người chủ xướng trang mạng Danluan.org chia sẻ:
“Dân Luận đi vào hoạt động đã được 05 năm, từ đầu
2009 tới nay. Trong thời gian này, chúng tôi đã hai lần bị tin tặc ủng hộ chính
quyền đột nhập, và nhiều lần bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) nặng nề làm
gián đoạn việc đưa tin.
Cần phải nói cho rõ rằng Dân Luận bị tấn công DDOS
liên tục, không có lúc nào ngừng kể từ tháng 1 năm 2010 (thời điểm diễn ra
phiên tòa sơ thẩm vụ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn
Tiến Trung) tới nay, chỉ có điều cường độ mạnh yếu khác nhau.”
Trao đổi thêm về những khó khăn gặp phải từ sự kiểm
duyệt và tấn công DDOS tại thời điểm hiện tại, anh Nguyễn Công Huân nói thêm:
“Vào lúc này đây chúng tôi vẫn đang bị tấn công
nhưng mức độ vừa phải và vì thế server của chúng tôi vẫn đứng vững. Ngoài tin
tặc tấn công thì Dân Luận bị chặn rất kỹ bởi hệ thống tường lửa của Việt Nam.
Nhiều độc giả cho biết bằng cách thay đổi DNS server họ có thể truy cập được
một số trang lề trái khác, nhưng không thể vào được Dân Luận. Phải dùng Hotspot
Shield hoặc Tor mới vào được. Độc giả còn cho biết nếu truy cập vào danluan.org
qua mạng 3G của Viettel thì được chuyển ngay sang địa chỉ canhsat-cnc.vn với
cảnh báo “Cơ quan công an sẽ lưu lại log truy cập này để tập hợp xử lý”. Rất
may mắn là các cộng tác viên của Dân Luận chưa ai bị gây khó khăn, một phần vì
chúng tôi luôn nhắc nhở các cộng tác viên và độc giả bảo vệ bí mật các thông
tin cá nhân của mình khi tham gia Dân Luận. Các biện pháp kỹ thuật cần thiết
như không lưu lại địa chỉ IP của độc giả, khuyến khích truy cập qua HTTPS,
khuyến khích sử dụng bí danh và địa chỉ email giả v.v… đã được Dân Luận áp dụng
để bảo đảm an toàn cho cộng tác viên.”
Ngoài những khó khăn trên, những người đấu tranh cho
quyền Tự do Ngôn luận còn phải đối mặt với nhiều văn bản luật và dưới luật của
nhà cầm quyền hòng bóp nghẹt quyền Tự do Ngôn luận của người dân. Những điều
258, điều 88 bộ luật hình sự, nghị định 72, nghị định 174, nghị định 159… được
nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng triệt để. Cùng chung với những khó khăn đó, anh
Nguyễn Công Huân chia sẻ:
“Chúng tôi sẽ đứng bên cạnh những người bị bắt giữ
hay sách nhiễu chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi sẽ
tiếp tục lên tiếng phản đối công khai và chỉ ra cho dư luận trong và ngoài nước
thấy những sai trái của các điều luật hạn chế quyền tự do ngôn luận nói trên.
Chúng tôi tin rằng những điều luật này không chỉ vi phạm các công ước quốc tế
mà Việt Nam đã đặt bút ký và phê chuẩn, mà chúng còn đi ngược lại với những
quyền tự do mà hiến pháp Việt Nam thừa nhận. Chỉ khi chúng ta tạo được một niềm
tin chắc chắn ở đông đảo quần chúng rằng tự do ngôn luận là cực kỳ cần thiết
cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta mới có hy vọng xóa bỏ
được những điều luật phi lý kia”
Cơ
hội cho những người đấu tranh cho quyền Tự do Ngôn Luận.
Ngày 1.1.2014, Việt Nam chính thức gia nhập hội đồng
Nhân quyền Quốc tế. Việt Nam buộc phải tuân thủ những công ước Quốc tế về quyền
con người. Đây là mốc son quan trọng đối với những người đấu tranh nhân quyền
tại Việt Nam, bởi họ sẽ có cơ hội yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng
nhân quyền.
Bởi theo qui định của UN HRC quốc gia thành viên
Việt Nam có bổn phận: (1) phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất trong việc
xiển dương và bảo vệ nhân quyền; (2) phải hợp tác triệt để với UN HRC và (3)
phải chịu kiểm điểm trong Thủ tục Kiểm tra Định kỳ Toàn thế giới trong nhiệm kỳ
của mình. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chính quyền Việt Nam
trong nhiệm kỳ 3 năm từ 2014 đến 2016. Đứng trước cơ hội đó, anh
Nguyễn Công Huân nói:
“Ước mong của tôi dĩ nhiên là chính quyền Việt Nam
sẽ tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người, tôn trọng những điều khoản
về quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng trong Hiến Pháp hiện hành. Nhưng chắc
chắn thay đổi này sẽ không đến, nếu không có một áp lực đủ mạnh bắt chính quyền
Việt Nam phải tôn trọng và chấp nhận những tờ báo độc lập như Dân Luận. Áp lực
này đến từ cả cộng đồng quốc tế lẫn người dân trong nước. Năm 2013 đánh dấu một
sự chuyển biến tích cực về nhận thức về các quyền con người, đặc biệt là tự do
ngôn luận, ở trong nước. Tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ còn có nhiều hơn nữa
các hoạt động đấu tranh đòi quyền tự do ngôn luận xuất phát từ các tổ chức xã
hội dân sự trong nước, và đó chính là nguồn gốc dẫn tới sự thay đổi. Dân Luận
sẽ đứng cạnh các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động xã hội trong cuộc
đấu này.”
Đứng trước những khó khăn và thách thức như vậy, anh
Nguyễn Công Huân chia sẻ thêm về những công việc mà Dân Luận sẽ làm năm
2014:
“Chúng tôi có một số kế hoạch để mở rộng tầm ảnh hưởng của Dân Luận hơn
nữa trong năm 2014. Bên cạnh việc mở rộng đội ngũ cộng tác viên để tăng cường
chất lượng bài vở và tầm phủ sóng của Dân Luận, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động
của mình trên mạng xã hội, nơi mà đông đảo giới trẻ Việt Nam tham gia. Chúng
tôi cho rằng tiềm năng của mạng xã hội vẫn chưa được các nhà hoạt động trong
lĩnh vực truyền thông độc lập đánh giá đúng. Dân Luận cũng sẽ tìm cách thay đổi
phương thức truyền tải các thông điệp tự do – dân chủ, làm sao cho trẻ hóa các
thông điệp này, và tận dụng nhiều hơn nữa các lợi thế của truyền thông đa
phương tiện. Mục tiêu của chúng tôi là tăng gấp đôi lượng độc giả của Dân Luận
từ nay tới cuối năm.”
Xin cảm ơn và chúc anh Nguyễn Công Huân người chủ
xướng trang truyền thông độc lập Dân Luận và những người đang đấu tranh cho quyền Tự do
Ngôn luận thành công.
Năm 2014 sẽ có rất nhiều thay đổi từ phía những
người đấu tranh cho nhân quyền. Đã có một vài tổ chức nhân quyền công khai hoạt
động tại Việt Nam, hy vọng trong năm 2014, sẽ có nhiều áp lực từ trong nước
cũng như quốc tế để gây áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi.
Hà
Vân, VRNs
__________________________
Chú
thích:
No comments:
Post a Comment