07.01.2014
Nhìn lại năm 2013 vừa qua, đặc
biệt ở xu hướng dân chủ hóa, người ta thấy buồn. Nhìn tới năm 2014 trước mặt,
người ta lại thấy lo.
Lo nhất ở cả hai khía cạnh: dân chủ và hòa bình. Ngay ở ngưỡng đầu năm đã thấy bao nhiêu là dấu hiệu không lành, phần lớn đều gắn liền với các lực lượng Hồi giáo cực đoan và đầy bạo động.
Ở Iraq, lần đầu tiên kể từ ngày Mỹ tấn công Iraq, lực lượng Hồi giáo cực đoan chiếm được trọn một thành phố, thành phố Fallujah, khiến cho chính quyền trung ương do Mỹ xây dựng và hỗ trợ vốn đã yếu lại càng thêm yếu và cũng khiến cho nguy cơ nội chiến tại Iraq cũng như nguy cơ trở lại độc tài tại Iraq càng lúc càng dễ bùng nổ.
Nhiều quốc gia Trung Đông và Phi châu khác cũng ở tình trạng đầy hỗn loạn tương tự. Ở Syria, cuộc nội chiến vốn bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 vẫn tiếp tục, hơn nữa, càng ngày càng dữ dội với trên 120,000 người bị giết chết. Điều nguy hiểm nhất là trong lực lượng nổi dậy chống chính quyền Bashar al-Assad, thành phần Hồi giáo cực đoan vốn có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố càng ngày càng mạnh.
Cuộc nội chiến ở Syria có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước, nhưng nghiêm trọng nhất là đối với Lebanon, nơi, một, phải tiếp nhận rất nhiều người Syria tị nạn, và hai, cũng là nơi cung cấp thật nhiều cảm tử quân cho lực lượng nổi dậy tại Syria. Xung đột ở Syria càng nặng, mâu thuẫn tại Lebanon, do đó, càng căng thẳng. Từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, đã có nhiều vụ nổ bom xảy ra ngay tại thủ đô Beirut khiến nhiều người lo ngại một cuộc nội chiến tại Lebanon có thể sẽ bùng nổ. Nếu Lebanon có nội chiến, sự xáo trộn sẽ lan rộng ra nhiều nước khác, ít nhất là Jordan, Iraq, Turkey và dĩ nhiên, Israel.
Ở Ai Cập, Libya, Cộng hòa Trung Phi (Central Africa Republic), Somalia và ngay cả Afghanistan, nơi quân đội Mỹ vẫn còn hiện diện, các thành phần Hồi giáo cực đoan vẫn càng ngày càng mạnh.
Có thể tóm tắt tình hình thế giới hiện nay vào mấy điểm chính:
Thứ nhất, như một bài báo trên The New York Times số ra ngày 4, tháng 1, 2014 nhận định, ở Trung Đông trong giai đoạn hậu-Hoa Kỳ (Post-American) hiện đang có một khoảng trống quyền lực: Sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq và chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan, không có quốc gia nào đủ mạnh và đủ thiện chí để đóng vai trò hòa giải cũng như hóa giải các xung đột trong khu vực.
Thứ hai, trong cái khoảng trống khủng khiếp ấy, hai quốc gia dầu lửa, Iran và Saudi Arabia nổi lên. Cả hai đều là Hồi giáo nhưng thuộc hai phái khác nhau: ở Iran là Shia và ở Saudi Arabia là Sunni. Chính phủ Iran, một mặt, tiếp tục theo đuổi giấc mơ chế tạo vũ khí hạt nhân và, mặt khác, sử dụng lực lượng Hezbollah, một nhóm Hồi giáo vũ trang theo phái Shia để gây bất ổn và tạo áp lực lên khu vực. Kẻ thù chính của Hezbollah lại là Israel.
Những quả bom nguyên tử đầu tiên Iran chế tạo ra được, nếu có thể, chắc chắn cũng sẽ được sử dụng để đe dọa, trước hết, Israel. Thành ra, mâu thuẫn chính ở Trung Đông vẫn là mâu thuẫn giữa Israel và Iran. Mà Mỹ thì lại không thể bỏ Israel được. Nhưng ở đây lại xuất hiện vai trò của Saudi Arabia: Mới đây họ tuyên bố viện trợ cho quân đội Lebanon ba tỉ đô la để mua thêm vũ khí với mục đích trấn áp các lực lượng Hezbollah trong nước. Như vậy, mâu thuẫn ở Trung Đông hiện nay có hai khía cạnh: một, trong nội bộ Hồi giáo, giữa phái Shia và phái Sunni, hoặc cụ thể hơn, giữa Iran và Saudi Arabia; và hai, giữa Hồi giáo và Israel cũng như Tây phương nói chung.
Thứ ba, vai trò nổi bật của cả Iran lẫn Saudi Arabia, thật ra, chỉ làm phức tạp hóa vấn đề hơn là giải quyết chúng. Hơn nữa, cả hai đều không mạnh và lớn đủ để gây ảnh hưởng lâu dài. Khoảng trống, do đó, vẫn là khoảng trống. Kẻ được hưởng lợi nhất trước khoảng trống quyền lực ấy không ai khác hơn là các thành phần khủng bố, chủ yếu tập trung trong tổ chức Al Qaeda, mục tiêu tiêu diệt chính mà Mỹ nhắm đến sau biến cố 11/9/2001. Có thể nói cả hai cuộc chiến tranh Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan cũng như cuộc chiến tranh chống khủng bố trên phạm vi toàn thế giới do Mỹ phát động từ năm 2001 không mấy thành công. Osama bin Laden đã bị giết chết. Nhưng các tay súng thuộc Al Qaeda vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí, lần đầu tiên có mặt một cách mạnh mẽ tại Iraq và có khả năng quay lại cầm quyền, ít nhất ở một số địa phương nào đó ở Afghanistan.
Thứ tư, tất cả các sự kiện ấy đều đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan: Họ muốn rút ra khỏi Trung Đông nhưng chưa chắc đã làm được. Chính phủ Mỹ, trước, thường nhấn mạnh: nhiệm vụ của họ ở Trung Đông đã hoàn tất; sau, lợi ích của Mỹ không còn nằm ở các cuộc chiến tranh hầu như kéo dài vô tận ấy. Nhưng đó chỉ là những lý do để rút quân. Không ai tin là Mỹ cứ tiếp tục nhắm mắt để Trung Đông lại rơi vào tay các lực lượng Hồi giáo cực đoan lần nữa. Mà nếu để tình trạng ấy xảy ra, an ninh của Mỹ lại tiếp tục bị đe dọa và nguy cơ xảy ra khủng bố ngay trên đất Mỹ cũng khó tránh được. Thành ra, hiện nay, dù Mỹ muốn rút, Trung Đông vẫn chưa phải là một quá khứ đối với họ.
Thứ năm, như hệ quả của điều vừa trình bày, Mỹ không thể rảnh tay ở Trung Đông để có thể tập trung hoàn toàn ngân sách và lực lượng vào vùng châu Á - Thái Bình Dương như điều họ dự định cách đây hai năm. Như vậy, ngay chính ở vùng châu Á - Thái Bình Dương cũng có một khoảng trống quyền lực mà không có một quốc gia nào có thể trám lấp được. Nhật Bản: Không. Ấn Độ: Không. Nam Triều Tiên: Không. Úc: Không.
Thứ sáu, nếu ở Trung Đông, kẻ được hưởng lợi nhất là các thành phần Hồi giáo cực đoan, thì ở châu Á - Thái Bình Dương, đó chính là Trung Quốc. Trung Quốc thừa biết trong tình hình hiện nay Mỹ không thể có bất cứ phản ứng mạnh nào đối với họ. Có thể xem việc họ thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở vùng biển Hoa Đông vào cuối tháng 11 vừa qua là một sự thăm dò. Nhiều quốc gia, từ Mỹ đến Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines và Úc cũng như một số nước ở châu Âu phản đối. Nhưng chỉ phản đối suông. Mỹ đưa phản lực cơ bay ngang vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc thiết lập vài ba lần. Rồi thôi. Nhiều hãng hàng không dân sự trên thế giới, để bảo đảm an toàn cho hành khách và cũng để tránh gây xáo trộn cho công việc làm ăn của họ, đã ngoan ngoãn làm theo các mệnh lệnh ngang ngược của Trung Quốc: họ thông báo trước cho chính phủ Trung Quốc về các chuyến bay của mình như Trung Quốc yêu cầu. Chuyện ấy, nếu tiếp tục kéo dài thêm năm bảy năm nữa, cái gọi là khu vực nhận diện phòng không do Trung Quốc thiết lập trên vùng biển Hoa Đông sẽ mặc nhiên được thừa nhận. Lúc ấy, Trung Quốc có thể tuyên bố là họ đã thành công. Và, như mọi người tiên đoán, sau Hoa Đông là Biển Đông, ngay trên khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Có thể nói khoảng trống quyền lực ở Trung Đông là một đe dọa nghiêm trọng đối với tiến trình dân chủ hóa trong khu vực, khoảng trống quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương lại là một đe dọa đối với chủ quyền của nhiều quốc gia, trong đó, có Việt Nam, nếu không muốn nói, đặc biệt là Việt Nam.
Trên thế giới, người ta lo một; người Việt Nam cần thấy lo mười.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lo nhất ở cả hai khía cạnh: dân chủ và hòa bình. Ngay ở ngưỡng đầu năm đã thấy bao nhiêu là dấu hiệu không lành, phần lớn đều gắn liền với các lực lượng Hồi giáo cực đoan và đầy bạo động.
Ở Iraq, lần đầu tiên kể từ ngày Mỹ tấn công Iraq, lực lượng Hồi giáo cực đoan chiếm được trọn một thành phố, thành phố Fallujah, khiến cho chính quyền trung ương do Mỹ xây dựng và hỗ trợ vốn đã yếu lại càng thêm yếu và cũng khiến cho nguy cơ nội chiến tại Iraq cũng như nguy cơ trở lại độc tài tại Iraq càng lúc càng dễ bùng nổ.
Nhiều quốc gia Trung Đông và Phi châu khác cũng ở tình trạng đầy hỗn loạn tương tự. Ở Syria, cuộc nội chiến vốn bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 vẫn tiếp tục, hơn nữa, càng ngày càng dữ dội với trên 120,000 người bị giết chết. Điều nguy hiểm nhất là trong lực lượng nổi dậy chống chính quyền Bashar al-Assad, thành phần Hồi giáo cực đoan vốn có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố càng ngày càng mạnh.
Cuộc nội chiến ở Syria có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước, nhưng nghiêm trọng nhất là đối với Lebanon, nơi, một, phải tiếp nhận rất nhiều người Syria tị nạn, và hai, cũng là nơi cung cấp thật nhiều cảm tử quân cho lực lượng nổi dậy tại Syria. Xung đột ở Syria càng nặng, mâu thuẫn tại Lebanon, do đó, càng căng thẳng. Từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, đã có nhiều vụ nổ bom xảy ra ngay tại thủ đô Beirut khiến nhiều người lo ngại một cuộc nội chiến tại Lebanon có thể sẽ bùng nổ. Nếu Lebanon có nội chiến, sự xáo trộn sẽ lan rộng ra nhiều nước khác, ít nhất là Jordan, Iraq, Turkey và dĩ nhiên, Israel.
Ở Ai Cập, Libya, Cộng hòa Trung Phi (Central Africa Republic), Somalia và ngay cả Afghanistan, nơi quân đội Mỹ vẫn còn hiện diện, các thành phần Hồi giáo cực đoan vẫn càng ngày càng mạnh.
Có thể tóm tắt tình hình thế giới hiện nay vào mấy điểm chính:
Thứ nhất, như một bài báo trên The New York Times số ra ngày 4, tháng 1, 2014 nhận định, ở Trung Đông trong giai đoạn hậu-Hoa Kỳ (Post-American) hiện đang có một khoảng trống quyền lực: Sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq và chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan, không có quốc gia nào đủ mạnh và đủ thiện chí để đóng vai trò hòa giải cũng như hóa giải các xung đột trong khu vực.
Thứ hai, trong cái khoảng trống khủng khiếp ấy, hai quốc gia dầu lửa, Iran và Saudi Arabia nổi lên. Cả hai đều là Hồi giáo nhưng thuộc hai phái khác nhau: ở Iran là Shia và ở Saudi Arabia là Sunni. Chính phủ Iran, một mặt, tiếp tục theo đuổi giấc mơ chế tạo vũ khí hạt nhân và, mặt khác, sử dụng lực lượng Hezbollah, một nhóm Hồi giáo vũ trang theo phái Shia để gây bất ổn và tạo áp lực lên khu vực. Kẻ thù chính của Hezbollah lại là Israel.
Những quả bom nguyên tử đầu tiên Iran chế tạo ra được, nếu có thể, chắc chắn cũng sẽ được sử dụng để đe dọa, trước hết, Israel. Thành ra, mâu thuẫn chính ở Trung Đông vẫn là mâu thuẫn giữa Israel và Iran. Mà Mỹ thì lại không thể bỏ Israel được. Nhưng ở đây lại xuất hiện vai trò của Saudi Arabia: Mới đây họ tuyên bố viện trợ cho quân đội Lebanon ba tỉ đô la để mua thêm vũ khí với mục đích trấn áp các lực lượng Hezbollah trong nước. Như vậy, mâu thuẫn ở Trung Đông hiện nay có hai khía cạnh: một, trong nội bộ Hồi giáo, giữa phái Shia và phái Sunni, hoặc cụ thể hơn, giữa Iran và Saudi Arabia; và hai, giữa Hồi giáo và Israel cũng như Tây phương nói chung.
Thứ ba, vai trò nổi bật của cả Iran lẫn Saudi Arabia, thật ra, chỉ làm phức tạp hóa vấn đề hơn là giải quyết chúng. Hơn nữa, cả hai đều không mạnh và lớn đủ để gây ảnh hưởng lâu dài. Khoảng trống, do đó, vẫn là khoảng trống. Kẻ được hưởng lợi nhất trước khoảng trống quyền lực ấy không ai khác hơn là các thành phần khủng bố, chủ yếu tập trung trong tổ chức Al Qaeda, mục tiêu tiêu diệt chính mà Mỹ nhắm đến sau biến cố 11/9/2001. Có thể nói cả hai cuộc chiến tranh Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan cũng như cuộc chiến tranh chống khủng bố trên phạm vi toàn thế giới do Mỹ phát động từ năm 2001 không mấy thành công. Osama bin Laden đã bị giết chết. Nhưng các tay súng thuộc Al Qaeda vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí, lần đầu tiên có mặt một cách mạnh mẽ tại Iraq và có khả năng quay lại cầm quyền, ít nhất ở một số địa phương nào đó ở Afghanistan.
Thứ tư, tất cả các sự kiện ấy đều đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan: Họ muốn rút ra khỏi Trung Đông nhưng chưa chắc đã làm được. Chính phủ Mỹ, trước, thường nhấn mạnh: nhiệm vụ của họ ở Trung Đông đã hoàn tất; sau, lợi ích của Mỹ không còn nằm ở các cuộc chiến tranh hầu như kéo dài vô tận ấy. Nhưng đó chỉ là những lý do để rút quân. Không ai tin là Mỹ cứ tiếp tục nhắm mắt để Trung Đông lại rơi vào tay các lực lượng Hồi giáo cực đoan lần nữa. Mà nếu để tình trạng ấy xảy ra, an ninh của Mỹ lại tiếp tục bị đe dọa và nguy cơ xảy ra khủng bố ngay trên đất Mỹ cũng khó tránh được. Thành ra, hiện nay, dù Mỹ muốn rút, Trung Đông vẫn chưa phải là một quá khứ đối với họ.
Thứ năm, như hệ quả của điều vừa trình bày, Mỹ không thể rảnh tay ở Trung Đông để có thể tập trung hoàn toàn ngân sách và lực lượng vào vùng châu Á - Thái Bình Dương như điều họ dự định cách đây hai năm. Như vậy, ngay chính ở vùng châu Á - Thái Bình Dương cũng có một khoảng trống quyền lực mà không có một quốc gia nào có thể trám lấp được. Nhật Bản: Không. Ấn Độ: Không. Nam Triều Tiên: Không. Úc: Không.
Thứ sáu, nếu ở Trung Đông, kẻ được hưởng lợi nhất là các thành phần Hồi giáo cực đoan, thì ở châu Á - Thái Bình Dương, đó chính là Trung Quốc. Trung Quốc thừa biết trong tình hình hiện nay Mỹ không thể có bất cứ phản ứng mạnh nào đối với họ. Có thể xem việc họ thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở vùng biển Hoa Đông vào cuối tháng 11 vừa qua là một sự thăm dò. Nhiều quốc gia, từ Mỹ đến Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines và Úc cũng như một số nước ở châu Âu phản đối. Nhưng chỉ phản đối suông. Mỹ đưa phản lực cơ bay ngang vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc thiết lập vài ba lần. Rồi thôi. Nhiều hãng hàng không dân sự trên thế giới, để bảo đảm an toàn cho hành khách và cũng để tránh gây xáo trộn cho công việc làm ăn của họ, đã ngoan ngoãn làm theo các mệnh lệnh ngang ngược của Trung Quốc: họ thông báo trước cho chính phủ Trung Quốc về các chuyến bay của mình như Trung Quốc yêu cầu. Chuyện ấy, nếu tiếp tục kéo dài thêm năm bảy năm nữa, cái gọi là khu vực nhận diện phòng không do Trung Quốc thiết lập trên vùng biển Hoa Đông sẽ mặc nhiên được thừa nhận. Lúc ấy, Trung Quốc có thể tuyên bố là họ đã thành công. Và, như mọi người tiên đoán, sau Hoa Đông là Biển Đông, ngay trên khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Có thể nói khoảng trống quyền lực ở Trung Đông là một đe dọa nghiêm trọng đối với tiến trình dân chủ hóa trong khu vực, khoảng trống quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương lại là một đe dọa đối với chủ quyền của nhiều quốc gia, trong đó, có Việt Nam, nếu không muốn nói, đặc biệt là Việt Nam.
Trên thế giới, người ta lo một; người Việt Nam cần thấy lo mười.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment