Posted by chepsuviet
on 24/01/2014
Nhà báo Lê Thanh Phong vốn có
khá nhiều bài viết sắc sảo, mạnh mẽ, vừa có bài trên báo Lao động nhan đề “Chữ
‘dũng’ của người viết sử“, bàn về ý kiến được cho là của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng “quyết định bổ sung kiến thức về biển Đông và chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông”. Bài
còn nhắc nhở nhà viết sử phải học gương sử gia nước Tề thời Xuân Thu, phải
trung thực và dũng cảm.
Thế còn nhà báo, liệu sẽ có ai
bàn tiếp về chữ “dũng” của họ, khi bài viết này chẳng mấy chốc đã biến sạch
trên mạng? (Đính chính, hồi 12h: độc giả phát hiện cho biết vẫn thấy bài này trên mạng).
Không phải chỉ bài này, mà mới
đầu tháng cũng đã có hiện tượng tương tự khi hết VietnamNet, rồi Thanh niên đã
lặng lẽ rút bài, trong đó cũng nói về cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
với Hội Khoa học lịch sử VN, đề cập việc đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào
sách giáo khoa, về tổ chức 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, 35 năm Chiến tranh Biên
giới Việt-Trung. Thôi thì nếu cứ kiểu này, không bàn về chữ “dũng” được, ta bàn
về chữ “hèn” của người viết báo vậy.
Nhưng … bàn tán hết lời mà
không để ý tới những kẻ đã hình như quyết định hết thảy cho lối sống của họ –
các nhà báo, nhà viết sử – thì thật … bất công cho nhiều phía. Nói tới chữ
“gian xảo” của kẻ cầm quyền, bởi truy tới căn nguyên, đặt dấu hỏi “tại sao” các
nhà báo, nhà viết sử lại phải hèn, cúi đầu chịu nhục với dư luận đến vậy?
Kẻ cầm quyền tự cho mình quyền
ban phát vài “lời hay ý đẹp”, nhưng ỡm ờ, không rõ, lại còn sẵn sàng ngấm ngầm
ra lệnh trái với những gì mình nói, nhưng đổ tại có kẻ phá bĩnh mình v.v.. Thế
là làm cho người thừa hành, trong đó có các nhà báo, nhà viết sử không biết đâu
mà lần. Có ai tin nổi một Thủ tướng quyền biến và quyền lực chưa từng có xưa
nay ở VNCS mà cứ nói ra mấy lời vàng ngọc vậy lại đã bị ngay kẻ giấu mặt nào đó
bôi tro trát trấu vào? Khi không tin thì người ta lại phải đặt dấu hỏi rằng
phải chăng đó chỉ là trò … mèo! Càng “mèo” hơn khi có hẳn một chỉ
thị trong một thông báo mới đây của Thủ tướng, đưa Hoàng Sa, Trường Sa
vào sách giáo khoa, nhưng rất dễ hiểu là đưa như thế nào mới là điều quan
trọng. Còn “nói ra” để lấy le, để lòe, trong lúc đang bị đối thủ chính trị tấn
công dữ dội về tham nhũng, lại thêm khả năng ngoại quốc
“tiếp tay” nữa, thì quá dễ!
Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà báo, nhất là các nhà viết sử, là có cách
gì tỏ rõ lòng dũng cảm (trong chừng mực có thể) của mình, hay cứ mãi chạy theo
kẻ cầm quyền, cung cúc tham gia vào những trò đánh bóng cá nhân, đấu đá nội bộ,
và lừa phỉnh dân? Những kiểu khôn vặt bằng đăng bài lên, rồi lại giật xuống
có nên diễn mãi không, hay chính đó lại đem tới những mặt trái khác về nhân
cách của con người, những thói quen xấu?
Mời đọc:
Chữ “dũng” của người viết sử
Lê Thanh Phong
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng vừa giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN chủ trì, phối hợp với Bộ
VHTTDL, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các cơ quan liên quan tập hợp và huy
động các nhà sử học trong cả nước tham gia viết sử. Đây là bộ sử chính thống
của đất nước và của dân tộc, trong đó, tổng hợp những kết quả nghiên cứu mới
nhất về lịch sử.
Thủ tướng cũng quyết định bổ
sung kiến thức về biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của
Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông.
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí nhớ của dân tộc. Lịch
sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử.
Người học sử không ai không
biết ba anh em sử gia thời Xuân Thu. Họ chép sử ghi lại việc Thôi Trữ giết vua
nước Tề là Trang Công để thâu tóm quyền lực. Dù bị Thôi Trữ chém đầu, nhưng cả
ba người đều lần lượt ghi: “Thôi Trữ giết vua”. Đến người thứ tư của dòng họ
này cũng không sợ chết mà viết y như vậy, đồng thời nói với Thôi Trữ như một
tuyên ngôn của người viết sử: “Ông có thể giết chết người viết sử, nhưng không
thể giết chết được sự thật”. Cái dũng của người viết sử là như vậy đó. Trách
nhiệm của người viết sử quả là nặng nề, nhưng khó hơn lại là một chữ “dũng”.
Để lịch sử của Việt Nam hoàn
toàn chính xác như sự thật vốn có của nó, Thủ tướng đã trân trọng và tin cậy
giao cho các cơ quan và cá nhân như đã nêu trên thực hiện. Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chỉ đạo đưa kiến thức về biển Đông, chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của
Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông. Việc này không thể để chậm trễ, bởi vì
lâu nay, sự thiếu sót của sách giáo khoa về Hoàng Sa và Trường Sa chính là
khoảng trống về giáo dục lòng yêu nước.
Chính sử Đại Việt có một lời
dặn dò quyết liệt vô cùng về chủ quyền: “Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra
trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn… Vậy nên các
người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để
lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn
đời sau”. Đó là lời của Hoàng đế Trần Nhân Tông (1279-1293).
Xin được nhắc lại thật cẩn thận
hai chữ “hoàng đế” ở trên để sánh ngang bằng với các hoàng đế của muôn phương.
Như Nguyễn Trãi viết trong “Đại
cáo bình Ngô”: “Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương” (cùng Hán,
Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương – Ngô Tất Tố dịch). Chủ của Đại
Việt là “đế” chứ không phải “vương”. Trước đó, Lý Thường Kiệt từng khẳng định
“Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”- cũng là “đế” chứ không phải “vương”. Người viết sử
phải trung thực về chữ “đế” này. Muốn làm được điều đó, càng cần sự tài trí và
chữ “dũng” của người viết sử.
————————
Thông tin “Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa,
Trường Sa vào SGK” đã bị chỉ đạo gỡ bỏ
Đôi lời: Thông tin về buổi làm việc của TT Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học Lịch
sử VN, trong đó ông chỉ đạo các cơ quan ngoại giao, giáo dục … chuẩn bị nội
dung đưa vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa vào Sách giáo khoa các cấp học phổ thông.
Thế nhưng, sau khi bài được VNN
đăng, một số báo như Dân trí, Pháp luật TPHCM, An ninh Hải Phòng … đã đăng lại,
thì đột nhiên đồng loạt bị gỡ bỏ (*).
Chúng tôi tìm hiểu thì được một
vị lãnh đạo một tờ báo cho biết việc gỡ bỏ bài đó là do có chỉ thị miệng từ cấp
cao. Lý do cho quyết định này là vì phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta,
thì ta cũng cần tránh có động thái có thể gây căng thẳng.
Khó biết được sự thực đằng sau
hiện tượng này, như lời vị lãnh đạo báo kia nói, hay do nguyên nhân nào khác,
ví như bị “Thiên triều” nạt nộ, qua “đường dây nóng” chẳng hạn, thậm chí có thể
chỉ một cú điện thoại từ tòa đại sứ TQ tới thôi … Thậm chí biết đâu, đó là do
TT … “lỡ miệng”, còn việc hệ trọng này phải được BCT thông qua?
Bổ sung, 13h: sau khi đăng bài thì phát hiện hai bản tin ngắn: - Thủ
tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK (PLTP, trích từ VNN).
- Hoan
nghênh đưa kiến thức biển Đông vào sách giáo khoa (TT).
Thật khó hiểu!
BT
-
Thanh Niên
Online – Thứ hai, ngày 30 tháng mười hai năm 2013
Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến
tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
(TNO) Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm
sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm
sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Việc đưa Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa cần cân
nhắc, tính toán về mức độ, nhưng chắc chắn là không được chập chờn, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Chiều nay (30/12), gặp mặt Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê
kiến nghị đưa việc phổ biến kiến thức về Biển Đông và chủ quyền biển đảo, Hoàng
Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa phổ thông.
Từ phải sang: Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng trao đổi với các đại diện Hội Khoa học lịch sử VN là GS Phan Huy Lê,
GS.TSKH Vũ Minh Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Chung Hoàng
Đồng tình với đề nghị này, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Hiện trong chương trình giảng dạy ở các cấp
học đã có nội dung này, nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụ thể”.
Ông ủng hộ việc đưa những
nghiên cứu đã rõ, đã được khẳng định về Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo
khoa.
“Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là
vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự
thật”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục
chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất về cấp học, mức độ để đưa rõ
vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa khi tiến hành chương trình đổi mới xây dựng sách
giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
cũng kiến nghị Chính phủ về một trung tâm tư liệu Biển Đông trực thuộc Cục Văn
thư lưu trữ nhà nước để thống nhất đầu mối lưu giữ các tài liệu gốc, phục vụ
đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng như khai thác nguồn lợi biển đảo về lâu dài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng
ý về chủ trương và giao các Bộ Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng nghiên cứu triển
khai.
Thủ tướng cũng ủng hộ dự định
của Hội là biên soạn một bộ sử chính thống, một cuốn đại sử như cách nói của GS
Phan Huy Lê, để làm tiêu chuẩn đối chiếu trong hoạt động nghiên cứu lịch sử nói
chung.
Chung Hoàng
————————–
Thông tin “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng
Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” cũng đã bị gỡ bỏ
Đôi lời: Chuẩn bị đón Năm mới nên có lẽ cần vài màn “ảo thuật” tạo không khí hào
hứng?
Không nghĩ vậy sao được khi
cũng một cuộc đến thăm Hội Khoa học lịch sử VN của Thủ tướng, mà như thể hai
báo VietnamNet (*) và Thanh niên được “phân công” đưa hai tin “giật gân” hoàn
toàn khác nhau, được khởi xướng, mà có lẽ cũng từ sự “phân công”, bởi hai lão
trượng ngành sử là Dương Trung Quốc và Phan Huy Lê.
Không thấy lạ sao được khi hai
bản tin từ cả hai trang báo đều cứ … thụt thò trên mạng.
Ở
bản tin trước, chúng tôi đã phải thốt lên “Thật khó hiểu!” Thêm bản tin này
nữa bị rút xuống … chợt giật mình hiểu ra chút ít khi nhớ đến màn trình diễn
ngoạn mục của Thủ tướng hơn 2 năm trước trên diễn đàn
Quốc hội làm náo động dư luận. Có lẽ nhờ màn đó mà ông đã thoát hiểm
trong gang tấc, không phải đối mặt với hàng loạt câu chất vấn báo hiệu sẽ rất
khó trả lời.
Giờ thì những vụ án tham nhũng
lớn đang tới hồi gay cấn. Liệu kiểu nhí nhá thông tin về những dự tính “táo
bạo” quanh vấn đề chủ quyền có phải cũng lại tái diễn một chiêu tương tự, vừa
lấy lại chút lòng dân, vừa hướng dư luận chú ý, và đặt các đối thủ chính trị
vào thế khó xử?
BT
—
Thanh Niên
Online – Thứ hai, ngày 30 tháng mười hai năm 2013
Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến
tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
(TNO) Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm
sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm
sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Thủ tướng khẳng định: “Chính
phủ luôn ủng hộ các hoạt động của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam” – Ảnh:
Chinhphu.vn
Tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Hội Khoa học Lịch sử chiều 30.12, ông Dương Trung Quốc, Tổng
thư ký Hội Khoa học Lịch sử đã nêu băn khoăn của mình về chuỗi các sự kiện lịch
sử chẵn năm trong năm 2014. Trong đó, có các sự kiện được ông cho là “tế nhị”,
như: 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc,
40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Nhiều cơ quan đặt rất nhiều
câu hỏi với Hội Khoa học Lịch sử chúng tôi, năm nay sẽ kỷ niệm ra sao… Đề nghị
Thủ tướng cho ý kiến để chúng tôi có thể điều hòa được tác động xã hội”, ông
Dương Trung Quốc nói.
Về điều này, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cho biết, ông cũng đã nhận được câu hỏi chất vấn của ông Quốc.
Trả lời trực tiếp tại Hội Khoa
học Lịch sử, Thủ tướng cho biết: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn
định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan
tâm”.
Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ
Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó
cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Kiều Trinh
No comments:
Post a Comment