Thứ năm, ngày 02 tháng một năm 2014
Bản chất của loài người nói riêng, và muôn loài nói
chung là tư hữu và quyền lực. Mỗi con người luôn có một tiềm năng vô hạn về sức
mạnh tự thân cả phần xác, lẫn phần hồn. Vấn đề của xã hội là làm sao cho những
cá nhân ấy sử dụng hiệu quả nhất mọi khả năng của họ, và biết kết hợp, dung hòa
tất cả các khả năng cùng với bản chất của con người của toàn xã hội một cách
hiệu quả nhất, để làm nên sức mạnh quốc gia. Nhiệm vụ này là nhiêm vụ của chính
trị, vì chính trị là nghệ thuật của sự có thể.
Mỗi quốc gia được hội tụ 3 yếu tố quan trọng trong
việc thực hiện sức mạnh tổng thể của mình: Thiên, Địa và Nhân. Trong 3 yếu tố
trên, không yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào, mặc dù, con người - Nhân - là
chủ thể có thể làm thay đổi 2 yếu tố còn lại - Địa Lý và Thiên Thời - có thể
tăng mạnh thuận lợi, hoặc giảm thiểu những khó khăn. Hoa Kỳ có đủ 3 yếu tố này một cách tương đối hoàn hảo
nhất toàn cầu.
Lịch
sử và sứ mạng Hiệp ước Bretton Woods
Với đầy đủ 3 yếu tố Thiên, Địa và Nhân những Quốc
Phụ của Hoa Kỳ đã làm nên một nền chính trị biết phát huy và kết hợp hết toàn
sức mạnh của một nền văn hóa đa chủng tộc, những đứa con 5 cha, 7 mẹ quy tụ về
đây. Và sau chiến tranh thế giới I, Hoa Kỳ đã trở thành cường quốc số 1 của
toàn cầu. Nhưng mãi đến sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 - 1933, thì sức
mạnh siêu cường của Hoa Kỳ mới thực sự làm cho thế giới phải cần đến họ. Kết
cục là, đến giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới II, tháng 12/1944 hơn 70
quốc gia và hơn 300 chuyên gia chính trị, kinh tế buộc lòng phải họp nhau ở
thành phố Bretton Woods của tiểu bang New Hampshire, để lập ra một hệ thống
tiền tệ, với cái gọi là Hệ thống Bretton Woods - hay còn gọi là Hiệp ước
Bretton Woods: Bretton Woods system - hòng kiểm soát kinh tế và khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Với Hiệp ước Bretton Woods, trung tâm quyền lực kinh
tài phải dời đô từ cựu lục địa châu Âu, mà đại diện là Thị trường Chứng khoán
Luân Đôn - LSE: London Stock Exchange - của Vương Quốc Anh, để
sang Tân Thế giới là thành phố Nữu Ước của Hoa Kỳ - NYSE: New York Stock Exchange.
Ngoài ra, điều căn bản là tất cả các giá trị đồng tiền của các cường quốc kinh
tế lúc bấy giờ phải lấy giá trị vàng, và đồng Đô la Mỹ làm mốc để neo đậu cố
định, khi bất kỳ một ngân hàng trung ương của quốc gia nào muốn in thêm tiền
thông qua quốc hội để bơm vào nền kinh tế quốc gia ấy, phải đóng vào kho chứa
vàng ở New York một lượng tương đương.
Để cho dễ hiểu, lấy ví dụ, theo Bretton Woods thì
1USD ăn 2 đồng Đức Mã, tương đương 120 Yên Nhật, tương đương với 0,5 Bảng Anh,
tương đương với 1,5 Quan Pháp, v.v... Và cứ 35USD tương đương với 1 ounce vàng
9.999. Bất kỳ quốc gia nào muốn in tiền bơm vào nền kinh tế của quốc gia ấy, và
lưu thông trên toàn cầu thì phải ký quỹ tại kho vàng New York một số vàng tương
đương. Hoa Kỳ có thêm sức mạnh vô song của đồng đô la vĩnh cửu từ đây.
Đây là một Hiệp ước có tính khoa học để ngăn chặn khủng hoảng kinh tài của một quốc gia, khu vực dưới sự điều hành của Hoa Kỳ. Mà nếu không có Hiệp ước này thì các quốc gia riêng lẻ có thể bị khủng hoảng kinh tế do chính trị sai lầm, kéo theo khủng hoảng kinh tế khu vực, và toàn cầu vì mất cân bằng quy luật cung-cầu trong chính sách kinh tế. Hiệp ước Bretton Woods tồn tại được từ 1944 đến 1971, 26 năm kinh tế toàn cầu sóng yên biển lặng.
Đây là một Hiệp ước có tính khoa học để ngăn chặn khủng hoảng kinh tài của một quốc gia, khu vực dưới sự điều hành của Hoa Kỳ. Mà nếu không có Hiệp ước này thì các quốc gia riêng lẻ có thể bị khủng hoảng kinh tế do chính trị sai lầm, kéo theo khủng hoảng kinh tế khu vực, và toàn cầu vì mất cân bằng quy luật cung-cầu trong chính sách kinh tế. Hiệp ước Bretton Woods tồn tại được từ 1944 đến 1971, 26 năm kinh tế toàn cầu sóng yên biển lặng.
Nhưng, đời lại có những chữ nhưng bắt nguồn từ bản
chất của con người - tư hữu và quyền lực. Nên phải quay về một chút lịch sử
toàn cầu.
Sau chiến tranh thế giới II, theo Hiến chương Liên
hiệp quốc một số quốc gia có tiền án, tiền sự đi gieo rắc chiến tranh trong 2
kỳ thế chiến bị thua trận - Đức, Ý và Nhật - không được thành lập quân đội, để
đi xâm lược các nước khác, mà chỉ để phục vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Nhưng,
các đồng minh và kẻ thù trong chiến tranh thế giới II lại đảo lộn vì tư duy của
các chính trị gia đi theo 2 con đường có 2 ý thức hệ khác nhau - Tư bản và Cộng
sản. Cho nên, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - khối NATO: North Atlantic Treaty Organization
hình thành. Trong đó, điều quan trọng hàng đầu là, Hoa Kỳ đảm bảo an ninh
cho các quốc gia trong tổ chức này, để phòng vệ với sự xâm lược của cộng sản từ
Liên Xô và Đông Âu tràn sang Tây Âu bằng vũ lực, trong đó có Đức, xưa là kẻ thù
Hoa Kỳ trong thế chiến, nay là đồng minh trong NATO. Ở châu Á, có Nhật Bổn là
một thành viên trong bên thua cuộc trong chiến tranh thế giới II cũng phải chịu
dưới sự bảo trợ an ninh quốc gia từ Hoa Kỳ, để không bị khối cộng sản từ Trung
Hoa xâm lược.
Sau 20 năm được bảo trợ an ninh quốc phòng Đức và
Nhật yên ổn làm ăn, toan lo nghèo khó. Cuối thập niên 1960, Đức và Nhật đã trở
thành cường quốc kinh tế, và chiếm hơn 25% thị phần kinh tế toàn cầu, đồng thời
còn có thể mở rộng thị trường trên toàn cầu. Hoa Kỳ thuyết phục Đức và Nhật
nâng giá trị đồng Yên và Đức Mã lên cao ngang tầm với giá trị thị trường mà 2
nước này chiếm lĩnh, nhưng Đức và Nhật không đồng ý. Họ đòi vai trò đồng tiền
của họ phải được bảo trợ bằng Hiệp ước Betton Woods đã cùng nhau thỏa thuận vào
tháng 12/1944, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giá thành hàng hóa xuất khẩu,
và cạnh tranh với nền kinh tế siêu cường của Hoa Kỳ. Điều đó đã buộc Tổng thống
Richard Nixon phải hủy bỏ Hiệp Ước Bretton Woods vào tháng 8 năm 1971. Kinh tế
thế giới trở lại thời kỳ bấn loạn, cứ theo chu kỳ 7-8 năm có một cuộc khủng
hoảng kinh tế khu vực, có thể dẫn đến toàn cầu, như giai đoạn trước khi có
Bretton Woods ra đời.
Sau khi đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Bretton
Woods tháng 8 năm 1971, các quốc gia đã đóng quỹ vàng cho New York đòi lại số
vàng mà mình đã ký gửi suốt 26 năm qua, nó lên đến 24 ngàn tấn vàng. Nhưng điều
này hoàn toàn không quan trọng, vì lúc ấy dự trự vàng chỉ riêng Hoa Kỳ đã lớn
hơn tổng dự trữ vàng của 9 nền kinh tế top ten còn lại. Hoa Kỳ lại nghĩ ra một chiến
lược quản trị toàn cầu, khi mà đồng tiền không còn neo đậu vào vàng.
Bretton
Woods ra đi cái gì thay thế?
Đã có dầu khí. Có nghĩa là, sau 1971, toàn bộ vàng,
tiền của toàn cầu có một cái mốc mới là dầu hỏa. Vì thế giới lúc này không có
vàng không đáng lo ngại, nhưng không có dầu thì các quốc gia trên thế giới khó
lòng phát triển khi nền kinh tế từ nông nghiệp đã chuyển mình sang kinh tế công
nghiệp từ sau chiến tranh thế giới II. Có nghĩa là, lâu nay giá đồng tiền các
quốc gia neo vào vàng, và dầu hỏa theo đó mà được ấn định giá. Nay Bretton
Woods bị Hoa Kỳ đơn phương hủy bỏ, thì cũng chính Hoa Kỳ mặc nhiên, luật bất
thành văn xây dựng một thời kỳ mới, mà ở đó dầu hỏa là cái mốc mà tất cả các
đồng tiền và cả quý kim vàng cũng phải neo vào đó, làm cái mốc giá trị cho mọi
sự trên đời.
Lại phải quay về một chút lịch sử liên quan đến
chuyện Hoa Kỳ lấy dầu hỏa thay thế vàng trong định lượng giá trị hàng hóa toàn
cầu.
Mối bất hòa của 2 quốc gia đầu têu cộng sản đã âm ỉ
từ thập niên 1950s, vì quốc gia nào cũng muốn làm anh cả Đỏ. Điều này trong di
chúc của cụ Hồ có đề cập đến, và cụ khuyên, hãy giữ gìn sự đoàn kết trong đảng
như giữ gìn con ngươi của chính mình. Và rạn nứt ấy được bùng nổ thực sự vào 8
giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng ở Tân Cương,
Trung Hoa gồm 37 người, do 1 sỹ quan là Dương Chính Lâm chỉ huy, bị lực lượng
Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn bộ. Khi Trung Hoa gửi
công hàm phản đối, thì bên Liên Xô đáp trả là do biên phòng Trung Hoa xâm phạm
lãnh thổ.
Lừa nước đục thả câu, vào cuối năm 1969, Hoa Kỳ đã
đi đêm với A Phú Hãn và Rumania để tiếp cận với Mao Trạch Đông trong chiến lược
tiêu diệt Liên Xô cũ, và cũng để thực hiện chiến lược cai quản toàn cầu trong
thế kỷ tiếp theo, bằng cách nắm yết hầu dầu hỏa của thế giới. Sau khi hủy bỏ
Hiệp ước Bretton Woods tháng 8/1971, thì tháng 12/1972 Richard Nixon gặp Mao, Thông cáo Thượng Hải ra đời.
Trong đó, vấn đề Đài Loan, biển Đông và Đông Dương được Hoa Kỳ bàn giao cho
Trung Hoa bằng ngoại giao bóng bàn, trở thành vật thế chấp của Trung Hoa và Hoa Kỳ. Để đổi lại, Trung
Hoa mở cửa thị trường, đối đầu với Liên Xô. Hoa Kỳ bỏ chiến trường Đông Dương
với cái gọi là, ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn khắp Á Châu, để chuyển sang
Trung Đông để bắt thế giới phải neo giá trị đồng tiền và vàng theo đơn vị mỗi
thùng dầu hỏa.
Kết quả của chiến lược chuyển neo đậu đồng tiền,
hàng hóa từ cái mốc là 1 ounce vàng sang 1 thùng dầu hỏa là, Việt Nam Cộng Hòa
sụp đổ; toàn bộ Đông Dương rơi vào tay cộng sản; Trung Đông rơi vào tay Hoa Kỳ;
Israel thắng trận ở cuộc chiến với Ai Cập và Syria vào ngày 06/10/1973; Khủng
hoảng ngoại giao 52 con tin Hoa Kỳ với Iran năm 1978 làm giá vàng dậy sóng đến
850USD/oz theo giá dầu, vì khủng hoảng an ninh khi vực Vịnh Ba Tư, làm cản trở
vận chuyển dầu cung cấp toàn cầu từ cuối năm 1978. Một thời kỳ mới mà Hoa Kỳ đã
xác lập tất cả các đồng tiền trên toàn cầu phải bị neo nào giá của mỗi thùng
dầu đã hình thành.
Quyền
lực của dầu hỏa
Nhưng đến giữa sau thập niên 1980s thì Liên Xô như
con rùa lật ngữa - mà dân gian Việt gọi là Nga Ngố. Với tuyên bố của Gorbachev
trong cuộc họp ở Berlin của cộng sản toàn cầu là, tùy nghi tự định liệu. Nó làm
ta nhớ đến tuyên bố của Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đó 14 năm - tùy
nghi di tản - làm VNCH sụp đổ. Cũng với tuyên bố cùng ý nghĩa này từ Gorbachev,
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang suốt gần 2 thập
niên từ 1986 đến 2004!
Trong khi đó, trước và sau sự kiện Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, một Đặng Tiểu Bình ở Trung Hoa thấy được sai lầm của cú ngoại giao
bóng bàn từ 2 thập niên trước. Và qua sự kiện ngày 04/6/1989 Thiên An Môn đẫm
máu, Đặng đã đưa ra sách lược, Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là
chơi. Nó biến Trung Hoa thành nơi bán tài nguyên và môi trường để làm công
xưởng của thế giới bằng lao động giá rẻ. Nó cướp việc làm của toàn cầu, và đồng
lõa với các đại tư bản toàn cầu để bóc lột chính nhân dân Trung Hoa, nhằm ẩn
mình chờ thời cho con Rồng Trung Hoa thức giấc.
Trạng chết thì trẫm cũng thương vong. Liên Xô sụp đổ
là thắng lợi của phe Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhưng qua đó, những cuộc chạy
đua vũ trang đã để lại khối nợ khổng lồ cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt đối với
các đời Tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa từ 1980 đến 1988 của ông Ronald Reagan
đã đẩy nợ công từ 907 tỷ lên hơn 2 lần là 2602 tỷ đô la. Rồi đến 1 nhiệm kỳ của
ông Bush cha từ 1989 đến 1992 đã đẩy nợ công từ 2602 tỷ lên gần gấp đôi là 4064
tỷ đô la. Cả 2 nhiệm kỳ Tổng thống thuộc Dân chủ do Bill Clinton nắm từ 1993
đến 2000 nợ công tăng thêm từ 4064 tỷ lên 5674 tỷ, chỉ tăng thêm 1100 tỷ đô la
trong 8 năm, thấp nhất trong 34 năm qua. Vì cũng 8 năm nắm quyền nước Mỹ, nhưng
ông Bush con đã đẩy nợ công nước Mỹ từ 5674 tỷ lên đến 10.024 tỷ đô la, tăng
thêm 4350 tỷ đô la.
Obama bước vào Nhà Trắng với núi nợ lên đến 10.024
tỷ đô la, và kinh tế Hoa Kỳ đang suy trầm. Hàng loạt vấn đề cần giải quyết sau
đống đổ nát của chấm dứt chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang, cũng như cuộc
chạy đua trong chiến tranh tiền tệ. Việc đầu tiên là Obama tuyên bố khủng hoảng
kinh tế Hoa Kỳ sau khi Lehman Brothers sụp đổ lúc ông Bush con
còn tại vị, và tái cơ cấu những trụ cột tài chính Hoa Kỳ gồm Bank of America,
và cả City Group, nên phải vay của Trung Hoa 800 tỷ đô la. Sau đó là, những gói
kích thích kinh tế với cái gọi là nới lỏng tín dụng - QE: Quantitative Easing -
để phá giá đồng đô la Mỹ, làm giá dầu tăng cao, và giá vàng cũng tác nước theo
mưa lên những kỷ lục mới cho giá dầu là 120USD/thùng và giá vàng 1.900USD/oz.
Hết nhiệm kỳ đầu của Obama, đến 2012 nợ công Hoa Kỳ đã đến con số 16.066 tỷ đô
la, gần như tương đương 100% GDP Hoa Kỳ của năm 2012 là 16.240 tỷ.
Còn nếu ai quan tâm nợ công Hoa Kỳ, chịu khó vào cái đồng hồ báo nợ của nước Mỹ nó nhảy sẽ chóng mặt và khó thở: US Debt Clock. Cho đến thời điểm tôi viết bài này đồng hồ nợ công Hoa Kỳ đã nhảy đến con số 17.272 tỷ đô la! Vì thế cho nên cuối năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa 2 tuần, vì quốc hội không thông qua ngân sách tài khóa cho năm 2014. Nhưng đó chỉ là thủ thuật chính trị của một thể chế chính tri đa nguyên và tản quyền tốt nhất hiện nay của xã hội loài người - nghệ thuật của sự có thể.
Còn nếu ai quan tâm nợ công Hoa Kỳ, chịu khó vào cái đồng hồ báo nợ của nước Mỹ nó nhảy sẽ chóng mặt và khó thở: US Debt Clock. Cho đến thời điểm tôi viết bài này đồng hồ nợ công Hoa Kỳ đã nhảy đến con số 17.272 tỷ đô la! Vì thế cho nên cuối năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa 2 tuần, vì quốc hội không thông qua ngân sách tài khóa cho năm 2014. Nhưng đó chỉ là thủ thuật chính trị của một thể chế chính tri đa nguyên và tản quyền tốt nhất hiện nay của xã hội loài người - nghệ thuật của sự có thể.
Không say với men chiến thắng, yếu tố Thiên Địa,
Nhân của Hoa Kỳ vẫn được miệt mài xây đắp dưới nghệ thuật của sự có thể - chính
trị hùng cường. Trung Hoa cứ nghĩ mình đủ sức để vẫy đuôi rồng xuống Biển Đông,
và vươn vuốt rồng khắp nơi, khi họ đạt được vị trí siêu cường thứ 2 về kinh tế thế giới vào năm 2010.
Nhưng Trung Hoa không hiểu rằng từ 2004, Hoa Kỳ đã tiên liệu, và sử dụng sức
mạnh của dầu hỏa là cái mốc giá trị mọi hàng hóa cho toàn cầu. Hoa Kỳ bắt đầu
tạo ra chiến tranh tiền tệ, giá dầu tăng, thì giá vàng phải tăng theo. Ai sử
dụng dầu nhiều nhất thế giới, kẻ ấy thua thiệt; Ai cần dự trữ vàng để chống các
con kền kền gây lũng đoạn kinh tế các quốc gia như George Soros, thì mua vàng
dự trữ, kẻ ấy thua thiệt. Những kẻ ấy là Trung Hoa, Ấn Độ, và Việt Nam, v.v...
Cũng giống như xưa với Đức và Nhật, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Hoa nâng đồng Yuan lên, nhưng Trung Hoa từ chối. Mày từ chối thì tao phá giá đồng tiền của tao. Và từ đó chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất diễn ra, giá dầu, giá vàng nhảy múa rối tung, cả thế giới đảo điên sau mỗi lần họp của Fed - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Một mình Nga Ngố hưởng oản để phục sinh, và gây khó dễ.
Trong năm 2013, NHNN Việt Nam bán đấu giá vàng 70 đợt, không biết vàng bán ra từ đâu? Vàng tín phiếu thì tốt, xem như NHNN Việt Nam in giấy lộn làm tín chỉ vàng bán cho các tổ chức tài chính để mua trích quỹ dự phòng nợ xấu, và NHNN Việt Nam có được hơn 6.000 tỷ đồng lãi nộp ngân sách hoạt động cho chính phủ trong lúc kinh tế đang suy sụp. Nhưng nếu vàng đó là vàng mua thật để bán cho các tổ chức tài chính thì đó là cách làm của con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Vì vàng mua từ lúc giá vàng 1.500USD/oz, nhưng tới hôm nay vàng chỉ còn 1.200USD/oz, xem như ngân quỹ quốc gia mất đi hàng trăm triệu đô la, vì lỗ cứ mỗi ounce vàng đến 300USD!
Cũng giống như xưa với Đức và Nhật, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Hoa nâng đồng Yuan lên, nhưng Trung Hoa từ chối. Mày từ chối thì tao phá giá đồng tiền của tao. Và từ đó chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất diễn ra, giá dầu, giá vàng nhảy múa rối tung, cả thế giới đảo điên sau mỗi lần họp của Fed - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Một mình Nga Ngố hưởng oản để phục sinh, và gây khó dễ.
Trong năm 2013, NHNN Việt Nam bán đấu giá vàng 70 đợt, không biết vàng bán ra từ đâu? Vàng tín phiếu thì tốt, xem như NHNN Việt Nam in giấy lộn làm tín chỉ vàng bán cho các tổ chức tài chính để mua trích quỹ dự phòng nợ xấu, và NHNN Việt Nam có được hơn 6.000 tỷ đồng lãi nộp ngân sách hoạt động cho chính phủ trong lúc kinh tế đang suy sụp. Nhưng nếu vàng đó là vàng mua thật để bán cho các tổ chức tài chính thì đó là cách làm của con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Vì vàng mua từ lúc giá vàng 1.500USD/oz, nhưng tới hôm nay vàng chỉ còn 1.200USD/oz, xem như ngân quỹ quốc gia mất đi hàng trăm triệu đô la, vì lỗ cứ mỗi ounce vàng đến 300USD!
Cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ, nếu nghiên cứu kỹ, nó diễn ra từ 2004 đến 2011, khi giá dầu tăng từ
25USD/thùng lên đến đỉnh là 120USD/thùng, sau đó hạ nhiệt, và giá vàng cũng
tăng, hạ theo. Và cái mốc mà Hoa Kỳ quyết định hạ nhiệt chiến tranh tiền tệ sau
khi họ quét dọn Trung Đông - Bắc Phi. bằng cách mạng Hoa Nhài, và bắt đầu hoàn thành công nghệ sản xuất dầu từ đá phiến sét để
độc lập với sự neo đậu đồng đô la vào dầu hỏa. Một chiến lược mới bao vậy Trung
Hoa bằng ngoại giao bóng rổ, qua xoay trục từ Trung Đông trở lại Thái Bình
Dương được khởi động từ 2006, đồng thời gầy dựng Chiến lược đối tác kinh tế
xuyên Đại Tây Dương từ tháng 10/2013. Cùng lúc đó, Trung Hoa bắt đầu khủng
hoảng tài chính trong nước do nợ công của chính quyền địa phương chạy đua tăng
trưởng để có tiền tham nhũng mua chức, mua quyền ở Trung ương trong đại hội đảng cộng sản Trung Hoa lần thứ 18 vừa qua.
Cũng là lúc Hoa Kỳ tỉnh lại sau tăng trưởng bất ngờ đến 4.1% của con số 16.240 tỷ trong năm 2012, mà trước đó chỉ dự
đoán có 3.6%.
Kết
cho tương lai
Cho đến nay, mọi quyền lực xoay quanh giá dầu, vì thế giới vẫn chưa có những kỹ thuật tối tân, giản tiện để tận dụng nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên: năng lượng từ gió, và mặt trời. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất là đến 2015, Hoa Kỳ sẽ là nước sản xuất dầu hỏa số 1 toàn cầu, nhờ vào việc vắt đá thành dầu, soán ngôi vị của Trung Đông về khoản này. Cho nên chúng ta không lạ là tại sao Hoa Kỳ quậy cho cách mạng Hoa Nhài và chuyển trục trở lại Thái Bình Dương từ Trung Đông.
Mưa, gió, bão táp, phong ba sẽ đổ vào đâu khi Hoa Kỳ muốn, khi họ đã độc lập nguồn năng lượng chủ chốt này - dầu hỏa. Và chắc chắn một điều quan trọng là, Hoa Kỳ là tay tổ chức sòng bài thu tiền xôi, trong khi đó các con bạc khát nước đang cật lực đánh bạc cả ngày lẫn đêm mất tiền, tốn sức, mà cứ ngỡ mình hay.
Dầu sẽ lên, và sẽ xuống, nhưng xu thế xuống và đứng giá trong ít nhất 1/4 thế kỷ tới, với những gì công bố mới đây về an ninh năng lượng độc lập của Hoa Kỳ. Nhưng cũng vì nó mà những đợt sóng tăng hạ giá từ ông chủ thế giới Hoa Kỳ ban phát sẽ làm cả thế giới say sóng, nôn mửa, và có thể đi vào hôn mê, nếu ông chủ muốn cho thêm liều thuốc gây ói cho đến kiệt sức.
Cho đến khi nào thế giới chưa đủ sức làm ra công nghệ để tận dụng 2 nguồn năng lượng vô tận: gió và mặt trời, thì Hoa Kỳ vẫn dùng sức mạnh của dầu hỏa, đồng đô la, và vàng - mà chủ chốt là dầu hỏa làm tâm để điều khiển toàn cầu theo chiến lược của họ đã vạch ra.
Bài
đọc liên quan:
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Tạm thời trong ngắn hạn, nhưng xấu dài hạn
+ Tương lai chính trị, kinh tế và an ninh toàn cầu một thế kỷ tới
+ Vật thế chấp cho các cường quốc
+ Quay về hệ thống Bretton Woods
+ Đời không có chú Sam đời mất vui
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Đã đến lúc tháo chạy khỏi nơi trú ẩn vàng
+ Cuối năm 2013 làm gì để bảo toàn vốn?
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Tạm thời trong ngắn hạn, nhưng xấu dài hạn
+ Tương lai chính trị, kinh tế và an ninh toàn cầu một thế kỷ tới
+ Vật thế chấp cho các cường quốc
+ Quay về hệ thống Bretton Woods
+ Đời không có chú Sam đời mất vui
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Đã đến lúc tháo chạy khỏi nơi trú ẩn vàng
+ Cuối năm 2013 làm gì để bảo toàn vốn?
No comments:
Post a Comment