10-10-2013
Lê
Đức Anh là một tên cai phu cao su có nhiều tội ác với những người dân lành. Đây
là kẻ đã từng tiếp tay cho thực dân Pháp đánh đập nhân dân ta. Đó là tội ác
không thể dung tha. Đặc biệt, Lê Đức Anh có vai trò rất quan trọng trong việc
bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải thấy rõ được bộ
mặt thật của Lê Đức Anh để nhân dân một ngày gần đây xét xử trước công luận về
tội ác này. Đó chính là lẽ phải và chính nghĩa mà chúng ta phải đấu tranh vì
một dân tộc Việt Nam trường tồn mãi mãi...
I. Ác ôn
giả danh dân lành:
1.
Lý lịch hiện nay:
Theo
tài liệu được cung cấp trên trang chính của báo điện tử cộng sản thì Lý lịch
của Lê Đức Anh như sau:
“Họ và tên: Lê Đức Anh
Bí danh: Sáu Nam
Ngày sinh: 1920
Quê quán: xã Bàn Môn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Ngày tham gia cách mạng: 1937
Ngày vào Đảng: 30-5-1938
Trình độ học vấn: Văn hóa lớp 7/10, Lý luận chính trị: Trường
Đảng Việt Bắc, Học viện Quân sự cao cấp Liên Xô.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ 1937 đến 1945: Tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang, được
kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1938, Chỉ huy quân đội vũ trang ở
Thủ Dầu Một; Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên tiểu
đoàn, Trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một, Ủy viên Ban Chấp hành cao
su Nam Bộ.
Từ 10/1948 đến 1950: Được cử giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng
Khu 7, Khu 8; Khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Quân khu ủy viên.
Từ 1/1951 đến 1975: Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Cục phó Cục
Tác chiến, Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng
tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư
lệnh Bộ Tư lệnh Miền, Trung tướng (1974).
Từ 1975 đến 1976: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh
cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân khu ủy, Đại biểu Quốc hội
khóa VI.
Từ 12/1976: Tại Đại hội IV được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 7 (1978), Ủy viên Quân ủy Trung ương,
Thượng tướng (1980).
Từ 6/1981: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình
nguyện Việt Nam tại Campuchia. Tại Đại hội V (3/1982) của Đảng được bầu vào Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính
trị, Đại tướng (1984). Từ tháng 2/1987 tháng 9/1992: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
tại Đại hội VI (12/1986) và Đại hội VII (6/1991) được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị. Đại
biểu Quốc hội khóa VIII.
Từ 1992: Được Quốc hội khóa IX bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Đại hội VIII (6/1996), được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, giữ
chức Chủ tịch nước.
Từ 12/1997: Được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”.
Theo
tài liệu dạy lịch sử tóm tắt của cộng sản Việt Nam thì tiểu sử tóm tắt của Lê
Đức Anh như sau: “Lê Đức Anh (sinh 1920),
nhà hoạt động quân sự, chính trị Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; đại tướng.
Quê làng Bàn Môn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tham gia cách mạng từ
1937. Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn
cao su ở Lộc Ninh, các đồn điền Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch (1944).
Gia nhập lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam (8.1945). Thời kì
1945 - 54, đã kinh qua các chức vụ từ cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, chi
đội, trung đoàn, tham mưu trưởng Khu VII, Khu VIII, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, tham
mưu phó rồi quyền tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Cục phó Cục Tác chiến, cục
trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân
giải phóng Miền Nam (1964 - 68). Tham gia chiến dịch đánh bại cuộc hành quân
Jansơn Xiti (Junction City)) của Mĩ vào căn cứ của Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy
Miền ở Tây Ninh (1967); đánh vào khu vực Chợ Lớn trong cuộc Tổng tiến công Mậu
Thân 1968. Tư lệnh Quân khu IX (1969 - 74). Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh,
kiêm tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn (1975). Từ 5.1976 đến 1978, tư
lệnh Quân khu IX, tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu VII. Thành viên của Ban Lãnh
đạo chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (2. 1979). Tháng
12.1986 - 87, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ trưởng Bộ
Quốc phòng kiêm phó bí thư Quân ủy Trung ương. Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (1992 - 97). Ủy viên Bộ Chính trị (khóa V - VIII); Bí thư
Trung ương Đảng khóa VII, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (6.1996 - 12.1997).
Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (12.1997 - 4.2001). Huân chương Sao vàng, huân chương Quân
công hạng nhất, huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân, huy chương
khác.” (1)
Ngoài
ra trên wiki tiếng Việt (có sự chấp thuận của cộng sản) thì lý lịch của Lê Đức
Anh cũng không có gì khác so với bản lý lịch nêu trên. Nó chỉ có thêm 2 chi
tiết chính đó là Lê Đức Anh có bí danh Sáu Nam và nhắc tới con trai là Lê Mạnh
Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Con trai là Lê Sỹ Hiệp,
Vụ trưởng, Thư ký Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (2)
Qua
3 tài liệu của cộng sản ta có thể thấy lý lịch của Lê Đức Anh khá sạch. Nhưng
sự thật có phải như thế không? Chúng ta sẽ được thấy ngay sau đây.
2.
Lý lịch bất minh:
Lý
lịch của Lê Đức Anh đã được chính các cán bộ cộng sản đề nghị xem xét vì có
nhiều bất minh. Hãy theo dõi những tài liệu dưới đây để thấy điều này.
Thứ
nhất,
về các bản khai lý lịch của Lê Đức Anh đã cho thấy sự mâu thuẫn. Sau đây là
lược trích dẫn nội dung thư của 3 tướng cộng sản Phùng Thế Tài, Lê Tự Đồng và
Nguyễn Quyết như sau:
Một
tài liệu tháng 11-1976, khi Lê Đức Anh tham gia Đại hội 4 và được đề cử vào Ban
chấp hành Trung ương. Lúc đó Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 9. Tài liệu này
ghi:
“- Thành phần gia đình: Trung nông; Bản thân: Viên chức
- Tham gia cách mạng: 1937
- Vào Đảng: 7 - 1945
- Chính thức: 8 - 1945
Bản thân học đến năm 1937, ra dạy tư ở Phú Vang, được kết nạp
Đảng vào năm 1938, nhưng chưa sinh hoạt chi bộ. Giữa năm 1939, người anh rể (Hồ
Văn Nguyên) bị bắt nên mất liên lạc. Cuối năm 1939 vào Hội An, năm 1940 vào Đà
Lạt - Lộc Ninh. Tháng 11 năm 1944 tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân
cao su. Tháng 7-1945 được giao nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày
kết nạp và lấy ngày 30-8-1945 là ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày
chính thức”.
Một
tài liệu nữa làm tháng 8 - 1986 trước Đại hội 6. Lúc đó Lê Đức Anh là Trưởng
ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia giúp Campuchia, Ủy viên Bộ Chính trị. Trước đó Lê
Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 7. Tài liệu này ghi như sau:
“- Thành phần gia đình: Trung nông
- Bản thân: Công nhân
- Ngày và nơi tham gia cách mạng: 1937
- Ngày nhập ngũ: Tháng 8 - 1945
- Ngày vào Đảng: 30 - 5 - 1938
- Ngày chính thức: 05 - 10 - 1938
1937: Tham gia phong trào Bình Dân ở Phú Vang, được kết nạp vào
Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1938. Giữa năm 1939, địch khủng bố mất
liên lạc, vào Hội An, Đà Lạt, Thủ Dầu Một làm ăn. 4-1944: Được giao các nghiệp
đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi. 8-1945: Chỉ huy quân đội vũ trang Thủ Dầu
Một, làm trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị tiểu đoàn, chính
trị viên chi đội 1, sau là trung đoàn 301, trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ
Dầu Một”.
Rõ
ràng 2 bản lý lịch khai ngày vào đảng khác nhau và từ đó có 1 số vấn đề xảy ra
khiến các quan chức cộng sản kỳ cựu đặt vấn đề. Phải nói rằng, trong công tác
Đảng viên của cộng sản thì vấn đề Đảng tịch bất cứ thời kỳ nào cũng là vấn đề
quan trọng hàng đầu. Điều lệ Đảng quy định: “Đảng
viên chỉ được tính tuổi Đảng từ khi được kết nạp Đảng chính thức. Có nghĩa rằng
chỉ có thể chính thức được công nhận là Đảng viên từ ngày được chi bộ chính
thức kết nạp”.
Trong
bản tóm tắt lý lịch lần thứ nhất (tháng 11 - 1976) của Lê Đức Anh có ghi rõ:
chưa sinh hoạt chi bộ. năm 1939 thì mất liên lạc. Cho dù được kết nạp dự bị năm
1938 thì cũng không thể kết nạp chính thức, vì chưa sinh hoạt chi bộ. Bản tóm
tắt lý lịch này còn ghi là: “Tháng 11 - 1944
tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân cao su”. Vậy, tiếp nối liên lạc hoạt động gì? Hoạt động
Đảng là hoạt động với tư cách đảng viên chính thức hay đảng viên dự bị? Giả
định đã tiếp mối liên lạc về Đảng thì sau đó hoặc là được kết nạp dự bị lại,
hoặc là sau một thời gian thử thách được chính thức kết nạp vào Đảng. Trong tóm
tắt lý lịch tháng 11-1976 không nói điều này. Xin lưu ý là từ tháng 4 - 1944
đến tháng 7 - 1945 là 1 năm 3 tháng. Lúc đó đang là cao trào cách mạng tiền
khởi nghĩa, có vùng Đảng đã hoạt động bán công khai. Bản tóm tắt lý lịch tháng
11 - 1976 còn ghi là: “Tháng 7-1945 được giao
nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày kết nạp và lấy ngày 30-8-1945 là
ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày chính thức”. Việc dùng từ “lấy đó” chính là việc mập mờ kết
nạp và chưa kết nạp đảng của Lê Đức Anh.
Bản
tóm tắt lý lịch tháng 11-1976 ghi: Thành phần là “viên chức”. Viên chức là
thuộc thành phần tiểu tư sản. Được kết nạp năm 1938, nhưng không có ngày. Điều
lệ Đảng cộng sản trước đây quy định: “Thời gian
dự bị của những người được kết nạp Đảng thành phần tiểu tư sản là 6 tháng. Còn
xuất thân thành phần công nhân thời gian dự bị là 3 tháng”. Cho nên khi khai ngày kết nạp (dự bị) là 30 - 5
- 1938 và ngày chính thức là 05-10-1938 (cách nhau 4 tháng 6 ngày thì tất nhiên
kèm theo đó phải khai tụt xuống là xuất thân công nhân). Vì nếu xuất thân viên
chức thì thời gian dự bị phải là 6 tháng. Rõ ràng là Lê Đức Anh khai man lý
lịch. Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 ghi: “Tham
gia Mặt trận Bình Dân, bị địch khủng bố mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng
4-1944, tiếp tục hoạt động”. Như
vậy là chỉ nói tham gia Mặt trận Bình Dân, không nói rõ tham gia Đảng. Chỉ nói
“mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng 4-1944 tiếp tục hoạt động”. Như vậy là
từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1944 làm ăn, không hoạt động gì, thời gian đó là
hơn 5 năm. 5 năm không phải là thời gian ngắn.
Bản
tóm tắt lý lịch tháng 11-1976 như vậy, thế thì làm sao lại có thể sinh ra trong
bản tóm tắt lý lịch lần 2: “ngày vào Đảng là
ngày 30-5-1938, ngày chính thức là ngày 05- 10 - 1938?” Vì sao
đến năm 1986 lại nhớ cụ thể ngày tháng kết nạp chính thức đến như vậy? Nếu được
kết nạp chính thức rồi mà trong suốt 5 năm ấy, sao không tìm cách bắt liên lạc
với Đảng? Khi vào Hội An, phong trào cách mạng ở Hội An, Duy Xuyên, Quảng Nam
rất mạnh. Tổ chức Đảng và các tổ chức công khai như các hội ái hữu, các nghiệp
đoàn đều hoạt động mạnh, ngay trong Sở đạc điền mà Lê Đức Anh làm thư ký cũng
có tổ chức quần chúng của Đảng. Rõ ràng có sự man trá trong lý lịch của
Anh.
Xem
nguyên văn bức thư tại: (3)
Lê
Đức Anh và Thủ tướng X
Thứ
hai,
ông Năm Thi là một cộng sản kỳ cự trong bức thư gửi Lê Đức Thọ yêu cầu xác minh
lý lịch và các vấn đề về Lê Đức Anh viết ngày 2 - 8 - 1986 có nói: “Đầu năm 1945, tôi (Năm Thi là Ủy viên Ban cán sự Thủ Dầu
Một) được phân công đến Lộc Ninh để kiểm điểm khả năng tổ chức lực lượng Mặt
trận Việt Minh... Tháng 2-1945 một tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân
cao su... Ngày vào Đảng năm 1945 (của đồng chí Lê Đức Anh) do Đảng bộ Thủ Dầu
Một có thể là đúng. Còn trước năm 1945, tôi (Năm Thi) chưa thấy rõ vì không có
sự giới thiệu nào là một đồng chí đảng viên nằm vùng... Nhiều đồng chí chí cho
rằng: đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp hoặc chưa được kết nạp chính thức.
cho nên mới dùng cái từ “lấy đó làm ngày kết nạp, lấy đó làm ngày chính thức”.
Vì vậy, yêu cầu thẩm tra đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh của nhiều đồng chí lão
thành cách mạng là có lý do xác đáng. Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên nghi vấn
đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp vào Đảng là có lý do... cần phải Điều tra
lý lịch ngày vào Đảng có phải là 44 hay 39?...”
Như
vậy rõ ràng Lê Đức Anh tự khai vào Đảng ngày 30 tháng 5 năm 1938 và chính thức
ngày 05 tháng 10 năm 1938 là khai man.
Thứ
ba,
một bức thư khác của 3 ông tướng cộng sản Phùng Thế Tài, Lê Tự Đồng và Hoàng
Minh Thảo đề ngày 2/4/2001 cũng đã cho thấy Lê Đức Anh là một nhân vật bất minh
ngay cả với cộng sản:“Ngoài những điểm trên,
chúng tôi xin hỏi Ủy ban kiểm tra Trung ương có nghe đồn về việc Lê Đức Anh đã
khai man lý lịch để nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và đã có thời kỳ làm cai phu
Đồn điền. Nghe đâu đã có một đồng chí đã tố giác việc này. Thực hư ra sao chúng
tôi không rõ, nhưng đây là vấn đề bảo vệ trong sạch của Đảng và cũng là sinh
mệnh chính trị của đảng viên, rất mong Ủy ban kiểm tra Trung ương có xác minh,
kết luận rõ ràng.”.
3.
Lê Đức Anh thực chất là ai?
Lê
Đức Anh học tiểu học ở Huế, năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài
năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB,
tr. 103). Và con ngươi thật của Lê Đức Anh ra sao? Hãy đọc những tài liệu sau
đây:
Thứ
nhất,
hãy đọc thêm một bức thư nữa của một số vị cộng sản kỳ cựu để thấy lý lịch của
Lê Đức Anh thế nào và Lê Đức Anh là ai.
“Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2005
Kính gởi:
- Bộ chính trị
- Ủy ban kiểm tra trung ương đảng
- Ban chấp hành trung ương đảng khóa 9
Đồng kính gởi:
- Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đ/c Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thơ
- Đ/c Nguyễn Đức Tâm, nguyên ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ
chức trung ương
Chúng tôi gồm:
1.
Phạm Văn Xô (Hai Xô) sinh năm 1910, vào đảng năm 1930, nguyên
ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp; ủy viên thường vụ
Trung ương Cục miền Nam - trưởng ban kiểm tra trung ương Cục thời chống Mỹ,
nguyên ủy viên ban chấp hành trung ương đảng; ủy viên ban kiểm tra trung ương
khóa 3, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.
Đồng Văn Cống (Bảy Cống), trung tướng, sinh năm 1918,
nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 99 Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp; tư
lệnh quân khu 9, phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam, ủy viên quân ủy Miền
thời kháng chiến chống Mỹ; tư lệnh quân khu 7, phó tổng thanh tra quân đội sau
ngày đất nước thống nhất, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.
Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) sinh năm 1920, nguyên ủy
viên ban cán sự đảng, ủy viên tỉnh ủy, ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thủ Dầu Một
(nay là tỉnh Bình Dương) từ năm 1942 đến năm 1946, chi đội trưởng chi đội I,
liên trung đoàn trưởng 301-310, tư lệnh đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn (1950), bí thư
đảng bộ nhà tù Côn Đảo (1953) thời kháng chiến chống Pháp; chủ nhiệm hậu cần bộ
chỉ huy Miền thời chống Mỹ, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Có thư báo cáo và kiến nghị lên các cơ quan lãnh đạo cao nhất
của đảng mấy điểm sau đây:
Thời gian qua, nhiều cán bộ lão thành cách mạng và cựu chiến
binh cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ đến gặp chúng tôi hỏi
tình hình nội bộ đảng. Họ đưa chúng tôi xem nhiều tài liệu mà con cháu họ truy
cập được từ Internet. Trong các tài liệu đó, có thư của nhiều tướng lĩnh và lão
thành cách mạng gửi bộ chính trị và trung ương khóa 9, đặc biệt là thư ngày
3-1-2004 của đại tướng Võ Nguyên Giáp; các thư của thượng tướng Nguyễn Nam
Khánh, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam,
nguyên ủy viên trung ương đảng các khóa 5, 6, 7; của đồng chí Nguyễn Trọng
Vĩnh, 65 tuổi đảng, nguyên cục trưởng cục tổ chức Tổng cục chính trị Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, ủy viên trung ương đảng khóa 3;
của đồng chí Nguyễn Tài, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên thứ
trưởng bộ công an, phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội khóa 8.
Các bức thơ tâm huyết đó đều kiến nghị bộ chính trị phải sớm đưa
ra hội nghị trung ương đảng xem xét và xử lý một loạt các vụ việc nghiêm trọng
liên tiếp xảy ra trong đảng hàng chục năm qua, trong đó có vụ T4, từng được bộ
chính trị khóa 8 bàn giao lại cho bộ chính trị khóa 9 và được coi là "một
vụ án chính trị siêu nghiêm trọng" nhưng đến nay vẫn chưa vạch mặt những
kẻ cầm đầu để xử lý một cách triệt để.
Những vụ việc trên, chúng tôi ít nhiều đều có nghe, có biết. Qua
các thư trên, chúng tôi càng hiểu rõ hơn. Nhưng do phải chờ kết luận của trung
ương, chúng tôi không thể giải thích cho những người đến hỏi.
Nay xin báo cáo và cung cấp một số tư liệu để trung ương có thêm
căn cứ xem xét nguồn gốc các vụ việc nói trên.
Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong hơn
hai chục năm qua, từ vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên
thành Tổng Cục 2 với quyền hạn siêu đảng, siêu nhà nước, được hợp pháp hóa bằng
pháp lệnh tình báo của quốc hội và nghị định 96/CP của chính phủ, vụ T4
(1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ tổng bí thư Lê Khả Phiêu
trước đại hội 9, v.v., đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và
kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao
su, nguyên chủ tịch nước, nguyên cố vấn Lê Đức Anh.
Vì sự trong sạch và vững mạnh của đảng, với ý thức trách nhiệm
của những người cộng sản từng gắn bó với đảng và hoạt động ở Nam Bộ hơn sáu bảy
chục năm qua, chúng tôi xin báo cáo với đảng một số hiểu biết về Lê Đức Anh như
sau:
1. Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong
lý lịch mà là người phụ trách việc chế biến thực phẩm cho chủ đồn điền và các
quan chức Pháp ở Lộc Ninh (chef des cooperatives) từ đầu thập kỷ 40 của thế kỷ
20, được anh chị em công nhân cao su đặt cho biệt danh là "cai lé",
do chột mắt vì bệnh đậu mùa. Lê Đức Anh là người giúp việc thân cận của chủ đồn
điền De Lalant (Delalande?), một sĩ quan phòng nhì của Pháp. Lương của y cao
như lương của chef de camp.
Năm 1955, sau khi bộ đội Nam Bộ tập kết ra miền Bắc, đồng chí
Trần Văn Trà là tư lệnh kiêm chính ủy, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh là phó chính
ủy, đồng chí Đồng Văn Cống làm tham mưu trưởng, Lê Đức Anh làm tham mưu phó.
Thấy Lê Đức Anh không được vào đảng ủy, đ/c Đồng Văn Cống hỏi thì đ/c Vịnh trả
lời: "Qua lớp chỉnh đảng ở Việt Bắc, lý lịch của Lê Đức Anh không rõ, nên
không giới thiệu".
Trong một lần tâm sự với Lê Đức Anh, đ/c Đồng Văn Cống hỏi:
"Nghe người ta nói cậu là surveillant?". Lê Đức Anh không trả lời.
Đ/c Đồng Văn Cống hỏi tiếp: "Hay cậu là 2è bureau (phòng nhì)?". Lúc
ấy Lê Đức Anh mới trả lời: "Tôi làm công chức cho đồn điền".
Đến Đại hội đảng lần 4 năm 1976, đ/c Đồng Văn Cống, Lê Đức Anh
và Nguyễn Chánh Nam Bộ cùng dự đại hội, sinh hoạt trong đoàn quân sự. Khi xem
danh sách giới thiệu vào trung ương khóa 4, thấy ghi Lê Đức Anh là công nhân
cao su, đ/c Đồng Văn Cống hỏi: "Sao cậu khai là công nhân?". Lê Đức
Anh ấp úng trả lời: "Họ ghi sai, tôi là công chức!".
2. Lê Đức Anh không phải là đảng viên từ năm 1938 mà từ tháng 4
năm 1945, khi ban cán sự đảng Thủ Dầu Một tuyên bố tổ chức y vào đảng và giao
nhiệm vụ cho y về gây dựng cơ sở cách mạng ở đồn điền cao su Lộc Ninh trong một
cuộc họp có 8 người, trong đó có đồng chí Năm Thi tham dự, vì thấy y tỏ ra hăng
hái trong phong trào công nhân cao su ở Lộc Ninh sau ngày Nhật đảo chánh Pháp.
Cuộc họp đó do bí thơ Văn Công Khai chủ trì bàn việc phối hợp với phe đồng minh
chống phát xít Nhật theo chủ trương chung của mặt trận Việt Minh.
Do man khai đảng viên từ năm 1938, nên năm 1998, Lê Đức Anh được
tặng huy hiệu 60 năm tuổi đảng, được báo chí, truyền hình rầm rộ đưa tin trên
cả nước!
Đầu năm 2002, để tiếp tục "hợp thức hóa" đảng tịch của
mình, Lê Đức Anh cho công chiếu trên đài truyền hình trung ương bộ phim tài
liệu nhan đề "Đồng chí Lê Đức Anh" vào tối mùng 4 Tết. Không tìm được
"nhân chứng lịch sử" nào sáng giá hơn, người ta cho xuất hiện một ông
anh trong gia đình để xác nhận "Lê Đức Anh từng đậu Đíp-lôm (bằng Thành
Chung) và vào đảng năm 1938!".
3. Lê Đức Anh đã hai lần để sổng toàn quyền Decoux, thống đốc
Nam Kỳ Hoffen và chủ đồn điền De Lalant, sĩ quan phòng nhì của Pháp.
Trong cuộc đảo chánh Nhật-Pháp ngày 9-3-1945, quân Nhật bắt được
toàn quyền Pháp ở Đông Dương Decoux và thống đốc Nam Kỳ Hoffen tại Sài Gòn, sau
đó giải về giam ở nhà De Lalant, chủ đồn điền cao su ở Lộc Ninh. Đ/c Năm Thi
được giao nhiệm vụ dẫn một đội vũ trang lên Lộc Ninh tìm cách bắt sống hoặc
tiêu diệt tiểu đội bảo vệ của Nhật, rồi tổ chức dẫn độ Decoux và đồng bọn lên
Buôn Mê Thuột để đưa ra Bắc chuyển giao cho trung ương. Đ/c Năm Thi đã bàn bạc
với Lê Đức Anh và nhất trí lên kế hoạch phối hợp hành động. Nhưng đêm hôm sau,
y bất ngờ hủy bỏ kế hoạch, viện cớ sẽ bị quân Nhật kéo lên khủng bố, phá vỡ cơ
sở cách mạng của y!
Tháng 9-1945, khi chỉ huy quân Anh vào Nam vĩ tuyến 16 tiếp nhận
sự đầu hàng của quân Nhật, tướng Gracey đòi Nhật trao Decoux và đồng bọn cho
quân đội Anh. Để ngăn cản việc đó, tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương cắt đường
giao thông từ Lộc Ninh về Sài Gòn, bằng cách đốn cây cản đường từ Lộc Ninh về
Hớn Quản rồi phục kích tiêu diệt lực lượng áp giải để bắt bọn Decoux, đơn vị
của Lê Đức Anh đã được bổ sung thêm vũ khí để thực hiện nhiệm vụ này. Y nhận
lệnh nhưng đã tránh né, cử người khác làm thay. Tên này đã lệnh cho tự vệ dỡ
cây và mở đường cho bọn Nhật đưa Decoux, Hoffen và De Lalant về Sài Gòn an
toàn!
4. Trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, Lê
Đức Anh đã bỏ chạy, không tổ chức cho lực lượng võ trang đánh trả quân Pháp tập
kích vào Thuận Lợi, phá hủy một khối lượng lớn cơ sở vật chất dự trữ của miền
Đông.
Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến, ta chủ trương
di chuyển máy móc thiết bị, vật tư, lương thực của các đồn điền cao su và các
địa phương miền Đông Nam Bộ về khu vực Thuận Lợi (Phú Riềng cũ) thuộc công ty
cao su Dầu Tiếng là địa bàn ở sâu trong hậu phương ta. Trong khi quân Pháp tập
kích Thuận Lợi, Lê Đức Anh và lực lượng võ trang thuộc quyền của y đang đóng
trên đất Thuận Lợi nhưng đã không tổ chức chiến đấu đánh trả quân địch mà bỏ
chạy dài về Cổng Xanh, chiến khu Đ. Do đó, Thuận Lợi bị quân Pháp đốt cháy toàn
bộ kho tàng, nhà cửa trong ba ngày đêm liền. Nghe tin tư lệnh Nguyễn Bình sẽ xử
tử mình vì tội đó, Lê Đức Anh bèn lánh mặt, đưa quân về vùng Bắc Bến Cát. (Lúc
ấy, đ/c Năm Thi là ủy viên thường vụ tỉnh ủy, chi đội phó, kiêm tham mưu trưởng
chi đội I Thủ Dầu Một nên biết rõ việc này).
5. Từ năm 1979 đến 1989, lãnh đạo và chỉ huy quân tình nguyện
Việt Nam chiến đấu và giúp bạn ở Campuchia, Lê Đức Anh đã phạm nhiều sai lầm về
chính trị và quân sự.
- Về chính trị: ngoài vụ Xiêm Riệp bắt nguồn từ chủ trương
"đánh địch ngầm" do Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh đề ra, Lê Đức Anh đã có
nhiều biểu hiện và hành vi coi thường bạn, cho kiểm tra nhà ở của một số ủy
viên bộ chính trị đảng nhân dân cách mạng Campuchia, bao biện làm thay, can
thiệp vào công việc nội bộ, bắt bớ đảng viên của bạn khiến bạn phản ứng và nghi
ngờ tình cảm quốc tế trong sáng của đảng, nhà nước và quân đội ta.
- Về quân sự: đã đánh giá quá thấp kẻ địch, chủ trương
"trong năm 1980, quét sạch quân địch ngoài địa hình mà trọng điểm là vùng
rừng Ô-Ran, đồng thời hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ phá tan âm mưu địch dùng
phần tử hai mặt lũng đoạn đảng và chính quyền của bạn". Đã chỉ đạo chiến
tranh theo kiểu ăn đong, năm này chưa xong thì năm sau, kéo dài đến mười năm
vẫn chưa diệt được đối thủ mà Lê Đức Anh gọi là "tàn quân" Pôn Pốt!
Từ cuối năm 1979, Lê Đức Anh đề ra chủ trương "khóa chặt
biên giới", "xây dựng tuyến phòng thủ biên giới" với mật danh K5
bằng cách huy động đông đảo nhân dân các địa phương nước bạn, từ rừng núi đến
đồng bằng lên biên giới cùng quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội bạn chặt cây,
đào hào, rải chông và căng giây thép gai nhằm ngăn chặn quân Pôn Pốt từ Thái
Lan vào đất Campuchia (!). Mặc dù ta và bạn đã bỏ ra nhiều công sức và tiền của
trong nhiều năm, nhưng biên giới vẫn không "khóa chặt" được, địch vẫn
mở được hành lang qua biên giới vào nội địa, xây dựng được nhiều căn cứ dọc biên
giới, có nơi vào sâu đến 30, 40 kilômét.
Do chủ trương sai lầm của Lê Đức Anh mà hàng chục vạn cán bộ
chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cũng như bộ đội và nhân dân bạn đã bỏ xác
trên tuyến biên giới dài 1.200 km cũng như trong nội địa do bị địch đánh úp, do
mìn và sốt rét ác tính!
Mặc dù vậy, đến năm 1983, Lê Đức Anh vẫn cho rằng ở Campuchia
chưa có chiến tranh, chỉ mới là những "hoạt động du kích" của
"tàn quân Pôn Pốt". Chúng sẽ bị tàn lụi vào năm 1985 như nghị quyết
của ban cán sự và bộ tư lệnh 719! Khi bộ phận tiền phương của cục khoa học quân
sự bộ tổng tham mưu tại Campuchia đề nghị nên có sự đánh giá khách quan hơn, có
sự chỉ huy chiến tranh bài bản hơn trên cơ sở nghiên cứu tính chất và đặc điểm
của cuộc chiến tranh ở Campuchia để tìm ra quy luật đặc thù của nó, thì Lê Đức
Anh nổi giận, ra lệnh cho cơ quan tiền phương cục khoa học quân sự gồm 10 đại
tá phải rút ngay về nước, trả lại cho bộ tổng tham mưu với lý do "tinh
giản biên chế ở chiến trường!".
Có những sai lầm khuyết điểm như trên, nhưng Lê Đức Anh vẫn
thăng tiến rất nhanh, từ ủy viên trung ương khóa 4 lọt vào bộ chính trị khóa 5
rồi tiến lên nắm chức bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch nước!
6. Trong quan hệ gia đình, Lê Đức Anh là người chồng phản bội:
Ra Bắc được mấy năm, Lê Đức Anh nói với đ/c Đồng Văn Cống là sẽ xin lấy vợ
khác, vì bà Bảy Anh trong Nam đã lấy chồng, lại thuộc thành phần gia đình phản
động làm tay sai cho địch! Đ/c Đồng Văn Cống nói: "Hôm ở Cao Lãnh tôi thấy
chị Bảy khóc rất dữ khi tiễn Anh đi tập kết; nghe nói sau đó chị về công tác ở
miền Đông, căn cứ vào đâu mà anh nói Chị đi lấy chồng và theo địch? Tôi không
tán thành".
Nhưng rồi nhờ sự ủng hộ của Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh vẫn bỏ được
vợ cũ, lấy được vợ mới. Trong lúc đó thì trong hoàn cảnh đấu tranh khốc liệt và
gian khổ ở miền Nam, chị Bảy Anh vẫn một lòng kiên trung chờ đợi và tiếp tục
hoạt động cách mạng, làm ủy viên tỉnh ủy Bình Dương cho đến ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng!
Khi biết chuyện này, các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Thị Định và
đồng bào cán bộ miền Nam đều rất bất bình, cho Lê Đức Anh là một tên vô đạo
đức!
Thưa bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng!
Đây không phải lần đầu tiên các đảng viên Nam Bộ báo cáo với
đảng những hiểu biết nói trên về Lê Đức Anh.
Từ năm 1982, khi được tin Lê Đức Anh vào bộ chính trị khóa 5,
đồng chí thiếu tướng Tô Ký và hai đồng chí Bảy Cống và Năm Thi bàn nhau và đã
làm báo cáo gởi ủy ban kiểm tra trung ương đảng và thường vụ thành ủy thành phố
Hồ Chí Minh, nhưng không có hồi âm!
Cuối năm 1986 đầu năm 1987, khi thấy Lê Đức Anh lại được bầu vào
bộ chính trị rồi làm bộ trưởng bộ quốc phòng sau hai cái chết bất ngờ của hai
đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn, đ/c Nguyễn Văn Thi lại viết thơ tay
gởi trực tiếp đến các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ nói
rõ lai lịch và những hành động đáng ngờ của Lê Đức Anh trước và sau cách mạng
tháng 8-1945, nhưng 18 năm qua các khóa trung ương vẫn chưa có trả lời.
Đến Hội nghị trung ương 11B khóa 8 tháng 2 năm 2001, trước thủ
đoạn nói xấu, vu khống quá lộ liễu của Lê Đức Anh nhằm lật đổ tổng bí thơ Lê
Khả Phiêu, đồng chí Hai Xô đang làm việc ở Hà Nội biết đ/c Năm Thi từng có đơn
tố giác, bèn gọi Năm Thi ra gặp các đồng chí Hai Xô, Nguyễn Đức Tâm, Mười Hương
và ủy ban kiểm tra trung ương để làm rõ quá khứ của Lê Đức Anh (đ/c Đồng Văn
Cống không ra Hà Nội trực tiếp báo cáo, đã phát biểu vào băng ghi âm gởi ra ủy
ban kiểm tra trung ương vào đầu tháng 3 năm 2001). Trong cuộc họp đó, đ/c
Nguyễn Đức Tâm xác nhận: khi làm trưởng ban tổ chức trung ương, có nhận được thơ
tố giác của đ/c Năm Thi, đã báo cáo với Lê Đức Thọ nhưng được trả lời là gác
lại, giải quyết sau. Thấy Lê Đức Anh được Lê Đức Thọ bảo vệ, đ/c Nguyễn Văn
Linh đành phải gác qua. Cũng trong cuộc họp đó, đ/c Hai Xô phát biểu: "Nếu
không chặn đứng được mưu đồ của Lê Đức Anh và đồng bọn, thì tình hình nội bộ
đảng sẽ ngày càng nghiêm trọng!".
Như vậy là hơn hai chục năm qua, qua nhiều lần đại hội đảng và
nhiều khóa trung ương, chúng tôi đã nhiều lần nói rõ về Lê Đức Anh, nhưng mãi
cho đến nay lai lịch, và các hành vi sai trái của nhân vật này vẫn chưa được
xác minh và xử lý, gây tác hại nghiêm trọng đến sự trong sạch và vững mạnh, sự
đoàn kết và thống nhất của đảng.
Chúng tôi nhất trí với ý kiến của đại tướng Võ Nguyên Giáp là
"ban chấp hành trung ương khóa 9 cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm
minh những vụ việc tồn đọng nói trên theo đúng điều lệ của đảng, pháp luật của
nhà nước, và kỷ luật của quân đội, dù người đó là ai, ở bất kỳ cương vị
nào!".
Chúng tôi tán thành ý kiến của các đ/c Võ Nguyên Giáp, Nguyễn
Nam Khánh, Nguyễn Tài v.v. là "không cho phép duy trì mãi một tổ chức siêu
đảng, siêu chính phủ, không thể để Tổng Cục 2 tồn tại với quyền hạn quá rộng
như nghị định 96/CP cho phép, mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ tình báo quân sự
trực thuộc bộ tổng tham mưu như trước đây".
Không cho phép tái diễn những hành vi hãm hại người trung thực,
như người ta từng vu khống, tước quân hàm và định bắt giam thượng tướng Trần
Văn Trà, sau đó phải trả lại quân hàm mà không công bố; từng vu khống với ý đồ
hãm hại đại tướng khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp!
Chúng tôi cho rằng: không chỉ riêng vụ T4 mà toàn bộ những vụ
việc xảy ra mấy chục năm qua là những mắt xích của một vụ án chính trị nghiêm
trọng nhất trong lịch sử 75 năm của đảng, có quan hệ đến sự tồn vong của đảng
và đất nước.
Đây không phải là "chuyện ngày xưa" của mấy vị cách
mạng lão thành mà các khóa bộ chính trị và trung ương sau này không thể làm rõ
được. Không! Đây là những vấn đề lịch sử quan trọng cần xác minh để soi sáng
những vụ việc ngày nay. Mảnh đất Lộc Ninh và không ít nhân chứng cùng thời vẫn
còn sống. Chỉ cần có trách nhiệm, có dũng khí và quyết tâm là làm được! Chúng
tôi sẵn sàng có một cuộc đối chất trực diện nếu có bộ chính trị yêu cầu!
Không thể vin vào lý do: "ổn định nội bộ" mà bỏ qua và
che giấu việc này, vì nhiều tài liệu đã được công bố trên Internet, nên trong
đảng cũng như ngoài đảng, trong nước cũng như ngoài nước, nhiều người đã biết
các vụ việc xảy ra. Hồ chủ tịch nói: "Một đảng che giấu khuyết điểm sai
lầm của mình là một đảng hỏng!". Bộ chính trị càng bưng bít thì càng mất
uy tín, càng làm giảm lòng tin của đảng viên và quần chúng đối với trung ương.
Đúng như đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh đã cảnh báo: "Đang có
những làn sóng bất bình ngầm ngày càng lan rộng. Sự yên lặng hiện nay là sự yên
lặng của những quả bom nổ chậm chưa đến giờ hẹn". Tình hình trong Nam cũng
vậy.
Kính mong bộ chính trị và ban chấp hành trung ương lắng nghe
tiếng nói đầy tâm huyết của các tướng lĩnh, các cán bộ cách mạng lão thành mà
quá trình hoạt động và sự đóng góp cho cách mạng đã chứng minh sự trung thành
của họ.
Giải quyết dứt điểm và thành công vụ án chính trị siêu nghiêm
trọng này, kiên quyết loại trừ những phần tử cơ hội ra khỏi các cơ quan quyền
lực của đảng và nhà nước, chấm dứt các hiện tượng cá nhân lũng đoạn là việc làm
cấp thiết và cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đại hội toàn quốc lần thứ 10 của
đảng.
Đây cũng là việc làm thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
đảng ta!
Xin gởi đến các đồng chí bộ chính trị và trung ương lời chào
trân trọng và rất mong được sớm trả lời!
Xin cám ơn.
Phạm Văn Xô
Địa chỉ: 225-18 Xô Viết nghệ Tinh, quận Bình Thạnh,
TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: 8.991300
Đồng Văn Cống
Địa chỉ: 774-2 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận,
TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: 8.447328
Nguyễn Văn Thi
Địa chỉ: 20B88 Cư xá Nguyễn Trung Trực, đường 3-2, quận 10,
TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: 8.655878”.
Qua
bức thư chúng ta thấy gì? Đó là chính cộng sản đã khẳng định Lê Đức Anh là cai
cao su ác ôn chứ không phải viên chức hay công nhân. Vậy mà hắn dám giả danh
người lương thiện. Đó là tội ác cần được phanh phui. Ngoài ra xung quanh con
người này cũng là một sự thủ đoạn và chống phá ngay cả đồng chí của mình. Do đó
nhân cách của Anh chỉ là số không tròn trĩnh.
Thứ
hai,
để khẳng định Lê Đức Anh là cai lé đánh đập phu đồn điền cao su chúng ta cùng
đọc đoạn trích sau từ báo cáo tổng cục chính trị bộ quốc phòng cộng sản năm
2005: “Việc một số nguồn tin đồng chí Lê
Đức Anh đã từng có thời gian làm phu coi đồn điền cao su là có thật. Tuy nhiên
sau đó đồng chí đã công khai minh bạch điều này với tổng cục chính trị, ban bí
thư trung ương đảng năm 1995. Xét công lao và thành tích của đồng chí trong 2
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và trong suốt quá trình làm cai phu đồng
chí không gây tội ác nào với nhân dân nên đảng và nước thống nhất chấm dứt mọi
nghi kỵ xung quanh việc này...”.
Mặc
dù báo cáo là vậy. Tuy nhiên nếu đọc đầy đủ các báo cáo mật của Vũ Quốc Hùng,
hay thư của Nguyễn Chính Tâm (cộng sản kỳ cựu) cho thấy Lê Đức Anh là một kẻ
nhan hiểm và mưu mô đấu đá như bản thân cái gốc cai phu độc ác của mình:
“Nhằm hạ bệ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước Đại hội IX bằng việc
gây sức ép nhiều mặt để yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương phải kỷ luật Lê Khả
Phiêu trước khi tổ chức Đại hội IX (bởi vì Lê Khả Phiêu đã qua mặt cả Lê Đức
Anh và Đỗ Mười, có ý định giải tán Ban Cố vấn hay chọc gậy bánh xe, không muốn
để cho 2 ông Thái thượng hoàng này lộng quyền đứng trên Bộ Chính trị và Ban
chấp hành Trung ương để sai khiến) nên Lê Đức Anh cùng tay sai là Nguyễn Bắc
Son đã tiến hành những hoạt động hết sức mờ ám, bỉ ổi, thâm độc và vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và Điều lệ Đảng. Có thể do nhiều nguyên nhân,
nhưng trong đó sự tác động và chỉ huy của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc ngăn chặn Lê Khả Phiêu tiếp tục ứng cử chức vụ Tổng
Bí thư trong Đại hội IX của Đảng. Cũng chính vì vậy mà một kẻ ba phải, thiểu
năng về trí tuệ nhưng tham lam và hãnh tiến, có mác là người dân tộc thiểu số
đã được Đỗ Mười và Lê Đức Anh chọn làm Tổng Bí thư để dễ bề sai khiến. Còn kẻ
phản thầy Trần Đình Hoan đã được thưởng cho chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương
để còn sắp xếp đệ tử của Đỗ Mười, Lê Đức Anh vào các vị trí then chốt, béo bở
của bộ máy Đảng và Nhà nước; Nguyễn Khoa Điềm, đàn em thân tín của Lê Đức Anh đã
được bố trí vào Bộ Chính trị để giữ chức Trưởng ban Tưởng Văn hóa Trung ương.
Đáng tiếc là hình thức kỷ luật của Trung ương đối với Lê Đức Anh
và Đỗ Mười là quá nhẹ (chúng tôi không rõ khiển trách hay cảnh cáo) và không
được thông báo rộng rãi trong toàn Đảng để tất cả các đảng viên đều biết. Hơn
nữa vấn đề man khai ngày vào Đảng của Lê Đức Anh cho đến nay vẫn chưa được kết
luận chính thức. Đây không chỉ là trách nhiệm, khuyết điểm của Bộ Chính trị,
Ban chấp hành Trung ương khóa VIII mà còn là trách nhiệm nặng nề của Bộ Chính
trị, Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Vì vậy vấn đề Đảng tịch của Lê Đức Anh
cần được làm sáng tỏ trước khi tổ chức Đại hội X của Đảng để lấy lại lòng tin
của đảng viên và các cán bộ cách mạng lão thành đối với Đảng.
Điều đáng buồn hơn nữa là tên tay sai đắc lực của Lê Đức Anh là
Nguyễn Bắc Son (kẻ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và điều lệ Đảng
lại được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Đình
Hoan đạo diễn, bố trí giữ chức Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên để chui tiếp vào Ban
chấp hành Trung ương khóa X. Qua đó chúng ta cũng thấy là thế lực của Lê Đức
Anh, Đỗ Mười đang còn khá mạnh và tư cách của Nông Đức Mạnh, Trần Đình Hoan lại
quá kém. Cũng may là Hội nghị Trung ương 13 đã loại được Trần Đình Hoan, Nguyễn
Chí Vịnh, Nguyệt Việt Tiến... khỏi danh sách ứng cử viên Ban chấp hành Trung
ương khóa X. Hy vọng Hội nghị Trung ương 15 và Đại hội X sẽ sáng suốt hơn để
loại tiếp Nguyễn Bắc Son và cả Nông Đức Mạnh (vì đã quá tuổi 65, năng lực kém,
tham lam, hãnh tiến, nhu nhược, thiếu bản lĩnh quyết đoán nên đã để cho Đỗ mười
và Lê Đức Anh lộng hành sai khiến, chỉ biết yêu bản thân mình và nhiều tai
tiếng như các thư phản ánh và góp ý kiến của các đồng chí nguyên ủy viên Trung
ương Đảng các khóa trước đây như Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tướng
Nguyễn Hòa, đồng chí Lê Văn Hiển, đồng chí Nguyễn Trung Tín …, các lão thành
cách mạng như đồng chí Nguyễn Văn Thi, Trần Đại Sơn …) ra khỏi danh sách mà Ban
chấp hành Trung ương khóa IX giới thiệu cho Đại hội X.
Nguyễn Chính Tâm
Lão thành Cách mạng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng” (4)
Thứ
ba,
về con người Lê Đức Anh cũng là một kẻ lá mặt lá trái và cũng quen thói cộng
sản đó là nói thì hay và làm thì khác. Hẳn chúng ta còn nhớ trong vụ án của anh
Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng thì chính Lê Đức Anh đã nói: “Sử dụng bộ đội để cưỡng chế là tuyệt đối sai”.
Nhưng
cuối cùng thì Lê Đức Anh đã làm gì? Chỉ là nói mà thôi để rồi bè lũ cướp ngày
của đồng chí X đưa anh Vươn vào tù trong khi Lê Đức Anh được tiếng “ vì dân”.
Đó chính là bộ mặt thật của Lê Đức Anh cũng giống như nhiều ông già cộng sản
“chỉ tốt, chỉ phản tình” khi hết ăn của dân được nữa.
Ngoài
ra, Lê Đức Anh còn là một tên tay sai hèn hạ của Lê Đức Thọ. Bằng chứng, đó là
vào ngày 30/4/1975, Lê Đức Thọ hống hách ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông
Mérillon phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sau đó cần Pháp, thì
lại sang quỵ lụy như việc vào năm 1989, sang chữa bệnh ung thư ở nhà thương quân
đội Val de Grace, ở vùng Paris, năn nỉ Pháp giúp đỡ sau khi biết rõ Liên Xô sẽ
sụp đổ, và thất bại trong việc năn nỉ Hoa Kỳ giúp đỡ, vì Hoa kỳ chú trọng đến
Trung Cộng lúc bấy giờ. Việc năn nỉ Pháp cũng không mang đến kết quả vì Pháp
cũng không có dồi dào về kinh tế và Pháp đặt điều kiện là phải dân chủ hóa chế
độ. Điều kiện mà Thọ không chịu. Sau đó Lê Đức Thọ hèn hạ quay sang năn nỉ
Trung Cộng. Chính Thọ đã ra lệnh cho 2 tay em của mình là Đỗ Mười và Lê Đức Anh
thi hành lệnh của mình, nên mới đi đến quyết định họp với Trung Cộng ở Thành đô
vào tháng 3/1990, một cuộc họp bán nước toàn diện cho Trung cộng tiếp nối ý
tưởng của Hồ Chí Minh.
Thứ
tư,
tội ác của Lê Đức Anh còn thể hiện khi hắn cùng Lê Đức Thọ chỉ đạo đánh sang cả
Thái Lan vi phạm luật pháp quốc tế (Xin xem lại “Những
sự thật cần phải biết - Phần 22”). Để khẳng định rõ vai trò của Lê
Đức Anh trong vụ này chúng ta nên chú ý tới cuốn sách hồi ký “Cuộc chiến
tranh bắt buộc” của đại tá cộng sản Nguyễn Văn Hồng. Cuốn sách có
đoạn:
“Tôi nhớ cũng trong mùa khô năm 1982-1983, khi tiến công một
loạt các căn cứ còn lại dọc biên giới từ Ô-đa xuống Com Riêng, trung đoàn bộ
binh 31 đã cho một lực lượng vượt qua biên giới Campuchia-Thái Lan, bố trí phục
kích trên một con đường mòn chạy từ phía Nam lên Ô-đa-con đường này thuộc lãnh
thổ Thái Lan. Trong lúc ta đang tiến công vào trận địa, thì có một toán lính
theo con đường này tiến vào trận địa, anh em đã nổ súng diệt gọn toán địch. Khi
tiến lên thu vũ khí, mới biết được toán địch này là lính biên phòng Thái Lan
qua trang bị, phù hiệu và cấp hiệu đeo trên ve áo.
Lập tức, máy bay trinh sát và máy bay C130 của không lực Thái
lên quần lượn và bắn phá dọc biên giới. Chúng đã dùng súng mát 12,7 mm từ trên
máy bay vãi đạn xuống đội hình của quân ta. Trước tình hình đó, các đơn vị điện
lên Sở chỉ huy sư đoàn: -Có được bắn máy bay không? Đây là một tình huống ngoài
dự kiến nên chưa có sự chuẩn bị trước. Chúng tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy Mặt
trận. Hôm sau, Mặt trận tăng cường xuống cho chúng tôi mấy cơ cấu phóng A72
(loại tên lửa vác vai đi theo đội hình bộ binh). Tôi ra lệnh cho các đơn vị:
-Hãy sẵn sàng! Nếu máy bay bắn vào đội hình của ta thì kiên quyết phải bắn hạ! Song
do địa hình ở đây có ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của loại súng hỏa tiễn
này và cũng do trình độ sử dụng súng của anh em chưa tốt, nên khi có máy bay,
ta bắn đến 5 quả đạn mà không đạt được kết quả. Tuy nhiên, đây cùng là lời cảnh
cáo đối với nhà cầm quyền Thái Lan đã dung túng, bao che cho bọn phản động Pôn
Pốt - Iêng Xa-ri, can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”.
Qua
đoạn trích chúng ta thấy điều gì? Đó là quân đội cộng sản đã vi phạm chủ quyền
Thái, bắn chết lính Thái nhưng không xin lỗi mà còn dùng tên lửa phòng không
vác vai bắn máy bay của quân đội Thái Lan. Điều đáng nói là quân của Nguyễn Văn
Hồng đã xin ý kiến “trên”. Mà “trên” ở đây chính là Lê Đức Anh chỉ huy trực
tiếp chiến trường Campuchia giai đoạn đó. Và quyết định đến việc đánh hay không
trên đất Thái chính là một kẻ quyền thế hơn nhiều đó chính là Lê Đức Thọ.
Bạn
đọc có thể đọc toàn bộ cuốn sách tại trang của đội ngũ hồng vệ binh cộng sản: (5)
II. Tham
gia tích cực Bán nước:
Lê
Đức Anh là một tên cai phu cao su độc ác. Không những vậy nổi bật lên là tội ác
bán nước cho Trung cộng một cách tích cực cùng bè đảng cộng sản. Hiện nay đã có
rất nhiều tài liệu nói rõ ràng về điều đó.
Lê
Đức Anh và “đồng chí “ Lú.
Thứ
nhất,
để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, hãy đọc cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” của ông
Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao
của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó. Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa
nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, TBT đảng cs VN
và Lê Đức Anh - đại tướng. Ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT
Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội)
đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với
Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua
Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: "Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều
cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai
đang sửa". Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để
"bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội" vì "đế quốc đang âm mưu thủ
tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hòa bình, mỗi đảng phải tự lực
chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi
muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội...
Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại
quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần
giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin ….Sáng
6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương
Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch,
rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp
này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa
tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể
thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí
thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và
Trương Đức Duy. Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung
Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6.6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể
về "giải pháp Đỏ": "Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng,
danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin
và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia
của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau
có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây
là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường...
Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi...”.
Việc
bán nước cho Trung cộng còn được Trần Quang Cơ tiết lộ thông qua sự dắt mối của
Vũ Xuân Vinh, ông Trần Quang Cơ viết:
“Theo Hồ Càn Văn, ngày 23.5.90 Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc
phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tùy viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến
để thông báo là TBT Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh sẽ tiếp
Từ Đôn Tín khi đến Hà Nội.”
Qua
đây cho thấy được là Lê Đức Anh chính là một tên bán nước và nhiệt tình trong
việc đưa Việt Nam thành nô lệ cho Trung cộng.
Thứ
hai,
bên cạnh hồi ký của Trần Quang Cơ là “hồi ký” của đại sứ Trung cộng Trương Đức
Duy tại Hà Nội cùng thời điểm đó. (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh).
Trước hết là những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anh với đại sứ Tầu Trương Đức
Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Về vai
trò làm tay sai cho giặc của Lê Đức Anh, cũng chính do đại sứ Tầu Trương Đức
Duy viết:
“Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình
thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh,
vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn
thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra
mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”.
Có đồng chí nêu xem có thể thông qua con đường quân đội được
không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật.
Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ
quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông
ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại
tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ
trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp
đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh.
Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho
Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi
gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất:
“Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh.
Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”.
Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng:
“Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7
giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp
ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”. Vào 8 giờ sáng ngày 20
tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón
đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép
chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào
phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê Đức Anh bắt tay, ôm tôi rất nhiệt
tình.
Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm
phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê Đức Anh mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc
nào tôi cũng tiếp”. Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi
theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày
tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình
quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp
lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện
bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã
được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được
gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí
thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói,
hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí
Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức
quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”.
Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là: Thứ nhất, nhấn mạnh
Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với
Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc
để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới
phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại
càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy...”
Và
cuộc gặp giữa Trương Đức Duy và Lê Đức Anh có kết quả diễn tiến theo lời kể của
Trương Đức Duy như sau:
“Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân
sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới
Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp
riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều
không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc
xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng...
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung
tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp
và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá
giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban
chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi
sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ
gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán
chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ
sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”. Sáng ngày 29,
tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.
Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ
dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi
rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương.
Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.
Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí
thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn
Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng
thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả
lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê Đức Anh bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe
mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay
với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có
những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng,
Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu
rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ
Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất
yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam...”
Trương
Đức Duy (đứng giữa) đang làm nhiệm vụ phiên dịch cho Hồ và Mao (ảnh công bố
trên “Pháp chế vãn báo” báo số ra ngày 19/2/2012 được báo
Lịch sử Đảng Cộng sản Trung cộng đăng lại)
Qua
đoạn hồi ký trên chúng ta thấy gì? Đó là Lê Đức Anh chính là kẻ muốn quy phục
Trung cộng và tiếp tay cho Nguyễn Văn Linh và bộ sậu cộng sản bán nước cho
giặc. Tội đó không thể tha thứ.
Thứ
ba,
trên một bài báo của Vietnamnet (cộng sản) đã chỉ rõ vai trò kết nối bán nước
của Lê Đức Anh như sau: “Sau khi ông Lê Đức
Anh đi "tiền trạm" về. Từ ngày 3 đến ngày 10/11/1991, Tổng bí thư Đỗ
Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên Hội đàm,
ra thông cáo chung và kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữ hai
nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời kí cả quan hệ bình thường giữa
hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.” (6)
Tất
nhiên là bài báo không được phép nói thẳng ra Lê Đức Anh bán nước nhưng chúng
ta thấy sự thật đã rõ ràng khi Kiệt và Mười đi thăm bán nước cho Trung cộng. Và
vai trò kết nối ở đây có công không nhỏ của Lê Đức Anh. Sự kiện này đã được
chính báo cáo của bộ chính trị cộng sản về Lê Đức Anh như sau:” “Đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nguyễn Văn
Linh v.v… đã có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng khởi đầu cho mối
quan hệ bẳng 16 chữ vàng và 4 tốt hiện nay. Tiếp nối truyền thống của Mao chủ
tịch và Hồ chủ tịch đã xây dựng …” (6)
(“Ngày
19-11-1994 Tại Hà Nội, Đỗ Mười và Lê Đức Anh tại lễ đón tiếp Tổng bí thư Đảng
Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài đến
22-11-1994”./ Nguồn: Trung Quốc-Việt Nam (sách ảnh) Văn phòng Báo chí Quốc vụ
viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biên soạn. China Intercontinental Press,
2003, tr. 26/) (7)
Bức
ảnh quy tụ rất nhiều gương bán nước tiêu biểu trong cái gọi là “nhà
văn hóa và thể thao” của chính Lê Đức Anh.
Đến
đây chúng ta nhận thấy rõ vai trò bán nước cực kỳ quan trọng của Lê Đức Anh
trong móc xích bán nước của cộng sản Việt Nam.
III. Kết
luận:
Qua
trường hợp của Lê Đức Anh chúng ta thấy đây là một tên cai phu cao su có nhiều
tội ác với những người dân lành. Đây là kẻ đã từng tiếp tay cho thực dân Pháp
đánh đập nhân dân ta. Đó là tội ác không thể dung tha. Đặc biệt, Lê Đức Anh có
vai trò rất quan trọng trong việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó
chúng ta cần phải thấy rõ được bộ mặt thật của Lê Đức Anh để nhân dân một ngày
gần đây xét xử trước công luận về tội ác này. Đó chính là lẽ phải và chính
nghĩa mà chúng ta phải đấu tranh vì một dân tộc Việt Nam trường tồn mãi mãi.
22/09/2013
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Chú thích:
(1) maxreading.com/?chapter=8846
(2) vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Đức_Anh
(3) motgoctroi.com/StNguoiNViec/VN_Ngaynay/Bctm_LDAnh.htm
(4) motgoctroi.com/StNguoiNViec/VN_Ngaynay/Bctm_LDAnh.htm
(5) vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1268.0
(6) Trích báo cáo quan hệ ngoại giao tháng 2/2001 – Bộ chính trị cộng sản Việt Nam.
___________________________________
Chú thích:
(1) maxreading.com/?chapter=8846
(2) vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Đức_Anh
(3) motgoctroi.com/StNguoiNViec/VN_Ngaynay/Bctm_LDAnh.htm
(4) motgoctroi.com/StNguoiNViec/VN_Ngaynay/Bctm_LDAnh.htm
(5) vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1268.0
(6) Trích báo cáo quan hệ ngoại giao tháng 2/2001 – Bộ chính trị cộng sản Việt Nam.
-----------------------------------------------
NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT
Đặng
Chí Hùng - Dân Làm Báo
NHỮNG
SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT [4] : “THỐNG NHẤT” – XIN ĐỪNG XẢO NGỘN ! (Đặng Chí Hùng –
Danlambao) 12-12-2012
NHỮNG
SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT [9] : TINH THẦN DÂN TỘC TIẾP NỐI QUA LÁ CỜ (Đặng Chí Hùng
– Danlambao) 4-7-2013
NHỮNG
SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT [12] : TẠI SAO KHÔNG LÀ LỄ PHỤC DÂN TỘC ? (Đặng Chí Hùng
– Danlambao) 3-8-2013
NHỮNG
SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT [17] : NGU DÂN & MỊ DÂN ĐỂ GIỮ ĐẢNG (Đặng Chí Hùng –
Danlambao)
23-8-2013
No comments:
Post a Comment