Nguyễn Xuân
Nghĩa
Monday, October 28, 2013 1:53:26 PM
Sự biến tại Bắc Kinh hay bài toán cải
cách của Trung Quốc?
Trưa
mùng ba Tháng Mười, giữa cơn sốt chính trị tại thủ đô Hoa Kỳ khi chính quyền
liên bang bị tạm đóng cửa một phần, một phụ nữ dùng xe hơi đòi đột nhập Phủ
Tổng Thống. Khi bị nhân viên bảo vệ ngăn chặn thì nghi can tông xe và chạy qua
hướng Quốc hội rồi bị cảnh sát bắn hạ. Nhiều phần thì nạn nhân là người mắc
bệnh tâm thần, em nhỏ một tuổi ở trên xe không bị hề hấn gì. Và chúng ta thì
quên hẳn tin này. Cho đến giữa ngọ, ngày 28 vừa qua.
Trưa 28, tại quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh, một chiến SUV bên trong có ba người lái bỗng lao lên vỉa hè đông người và nổ tung rồi bật cháy. Hai khách bộ hành cùng ba nghi can đã tử nạn, 38 người bị thương. Nguồn tin chính thức khá hạn chế về chuyện này cùng bản tin Reuters đã gây ra nhiều câu hỏi hơn là giải đáp.
Trưa 28, tại quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh, một chiến SUV bên trong có ba người lái bỗng lao lên vỉa hè đông người và nổ tung rồi bật cháy. Hai khách bộ hành cùng ba nghi can đã tử nạn, 38 người bị thương. Nguồn tin chính thức khá hạn chế về chuyện này cùng bản tin Reuters đã gây ra nhiều câu hỏi hơn là giải đáp.
Quảng trường là nơi được an ninh Trung Quốc kiểm
soát cực kỳ nghiêm mật vì là bộ mặt của thủ đô đã từng chứng kiến nhiều cuộc
biểu tình đổ máu của sinh viên hay giáo phái Pháp luân công. Việc ba nghi can
có mặt trong xe cho thấy đây không phải là hành động của một cá nhân bị bệnh
tâm thần, như trường hợp mới xảy ra tại thủ đô Hoa Kỳ. Vì làm người vô can
thiệt mạng, vụ này cũng không hẳn là lối tự thiêu để phản kháng của hơn 100
người Tây Tạng từ mấy năm nay.
Cùng lắm, người ta nhớ đến phản ứng của dân Duy Ngô
Nhĩ theo Hồi Giáo vào năm 2009 khi ba người lao xe lên lề trong khu Vương Phủ
Tỉnh đông khách của Bắc Kinh rồi đổ xăng tự thiêu. Từ ít lâu nay, hành động
phản đối của sắc dân này đã gia tăng cường độ tại Tân Cương. Nhiều lực lượng
xưng danh Thánh Chiến còn khuyến khích dân Hồi giáo dùng xe hơi làm võ khí
khủng bố.
Nhưng vì địa điểm Thiên An Môn, và nhất là thời
điểm, người ta có thể nghĩ đến một hình thức đấu tranh của những người bất mãn
và tuyệt vọng. Thời điểm là hội nghị kỳ ba của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng
khóa 18. Chúng ta trở lại chuyện “kinh tế cũng là chính trị”...
***
Sau những hứa hẹn cải cách của Chủ Tịch Tập Cận Bình
rồi Thủ Tướng Lý Khắc Cường, hôm 26 vừa qua, nhân vật hàng thứ tư của hệ thống
quyền bính Trung Quốc (trong Thường vụ Bộ Chính trị bảy người) đã báo trước
những thay đổi “chưa từng thấy” từ hội nghị kỳ ba. Ðứng sau Tổng Bí Thư Tập Cận
Bình, Tổng Lý Quốc Vụ Viện Lý Khắc Cường và Chủ Tịch Quốc Hội Trương Ðức Giang,
Du Chính Thanh là Chủ tịch cơ chế tư vấn gọi là Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp
thương Chính trị). Với thế hệ thứ năm vừa lên lãnh đạo sau Ðại hội khóa 18 năm
ngoái, Hội nghị kỳ ba cũng có ý nghĩa lịch sử như Hội nghị Ban chấp hành kỳ ba
của khóa 11 vào Tháng 12 năm 1978.
Sau một cuộc đảo chánh cung đình trên thượng tầng -
kéo dài từ khi Mao Trạch Ðông tạ thế năm 1976 cho đến khi Ðặng Tiểu Bình giành
lại quyền lực - Hội nghị kỳ Ba cách nay đúng 35 năm quả là mở ra thời đại mới
từ khẩu hiệu “Cải cách và Khai phóng” của họ Ðặng. Nhưng giai đoạn huy hoàng ấy
đã chấm dứt và Trung Quốc phải khởi sự một cuộc cải cách khác.
Là kẻ đi sau học hỏi kinh nghiệm của các nước đi
trước, Trung Quốc có ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục qua chiến lược phát
triển bằng đầu tư của khu vực công nhờ thu vét tiết kiệm của dân chúng. Và sản
xuất dư thừa thì xuất cảng để nhà nước nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ rất
cao. Nhưng mặt trái của chiến lược đó là sự lãng phí, lạm dụng và tham nhũng
của khu vực nhà nước, là năng suất tiệm giảm cùng mãi lực của dân chúng. Khi
kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm năm 2008, Bắc Kinh vẫn cứ tống ga nhấn tới để
giữ mức tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp nên càng thổi bong bóng đầu cơ, sản
xuất thừa và chất lên một núi nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Vì lấy đầu tư và xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng,
Trung Quốc bị nhược điểm là có mức tiêu thụ thấp nhất trong các nền kinh tế lớn
của thế giới, chỉ 35% Tổng sản lượng GDP so với 57% của Ấn Ðộ, Brazil, Ðức, hay
53% của Nam Hàn, 60% của Nhật Bản.
Chi tiết kinh tế có vẻ chuyên môn này thật ra phản
ảnh một điều nghiêm trọng về chính trị: khi sản lượng tăng thì sức tiêu thụ của
các hộ gia đình lại giảm, từ 47% GDP vào năm 2000 thì nay chỉ còn 35%. Ðó là
kết quả của chánh sách trưng thu và bóc lột, với hậu quả là sự bất mãn của quần
chúng.
Ngày nay, thế hệ lãnh đạo vừa lên sẽ phải chuyển
hướng để nâng mức tiêu thụ nội địa, nhất là ở tại nông thôn để tránh nạn bất
công xã hội. Phải đô thị hóa các tỉnh bị khóa trong lục địa để san bằng khác
biệt quá lớn giữa các địa phương. Và muốn như vậy cũng phải cải tổ chế độ hộ
khẩu, tức là đụng vào một vấn đề nhạy cảm về an ninh.
Những trở ngại cho việc cải cách này xuất phát ngay
từ bên trong hệ thống quyền lực: khu vực kinh tế nhà nước và các đảng bộ địa
phương đã hưởng đặc quyền và đặc lợi quá lâu nên không muốn nhả cho trung ương
tái phân phối phương tiện cho tư nhân và các hộ gia đình. Mà càng trì hoãn cải
cách thì các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa sẽ theo nhau phá sản, dù là những đơn
vị sản xuất có sức tuyển dụng nhân công cao nhất.
Ðã thế, bối cảnh quốc tế nay lại không mấy thuận lợi
cho việc cải tiến từ lượng qua phẩm và tái phối trí phương tiện cho tiêu thụ
nội địa vì các khối kinh tế lớn xưa nay vẫn nhập hàng Trung Quốc, điển hình là
Hoa Kỳ, nay cũng phải giảm tiêu thụ và nhập cảng và đẩy mạnh xuất cảng. Chưa kể
là khi phải nâng mức tiêu thụ và tăng lương tối thiểu pháp định để dân chúng
phần nào được hưởng thành quả của lao động thì kinh tế Trung Quốc càng mất sức
cạnh tranh.
Ðáng lo ngại nhất khi phải chuyển hướng, Bắc Kinh
lại gặp hậu quả quốc tế xuất phát từ chánh sách bành trướng của quá khứ.
Chưa biết là có vượt nổi rào cản trên thượng tầng
hay không thì họ đã khiến Nhật Bản ra sức phục hồi cả kinh tế lẫn thế lực ngoại
giao và quân sự. Thủ tướng Shinzo Abe không che giấu điều ấy khi nói thẳng rằng
Nhật Bản sẽ chặn đà bành trướng lãnh thổ của các nước có tham vọng. Không chỉ
nói, Nhật còn mở rộng việc vận động và hỗ trợ các nước Ðông Nam Á trước sự đe
dọa của Trung Quốc.
Và khi Bắc Kinh phải xoay vào trong, chấp nhận một
đà tăng trưởng thấp hơn để chuyển hướng, các nước Ðông Nam Á lại có cơ hội trám
vào khoảng trống do Trung Quốc để lại. Ðấy là trường hợp của Indonesia,
Philippines và cả Việt Nam, nếu lãnh đạo Hà Nội muốn ra khỏi bóng rợp của Trung
Quốc. Chính quyền Tokyo theo dõi kỹ việc đó và có thể tung tiền yểm trợ để giúp
nền kinh tế của các nước này hạn chế dần ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Chính là trong khung cảnh đó người ta còn chú ý đến
quyết định sắp tới của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Sau khi quyết định ráo riết
bơm tiền để kích thích kinh tế, từ năm ngoái là mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la
theo phương thức QE đợt ba, định chế này có thể giảm dần việc bơm tiền và có
khi còn hút lại, nếu kinh tế có dấu hiệu khả quan và thất nghiệp giảm tới mức
6,5%. Chưa biết quyết định này có được áp dụng từ Tháng Ba năm tới hay chăng
thì lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cứ phải lo. Vì nó sẽ đảo ngược vấn đề và gây thêm khó
khăn cho Trung Quốc.
Vụ chiếc xe nổ tung và bốc cháy trên quảng trường
Thiên An Môn không chỉ làm rung chuyển bức chân dung của Mao Trạch Ðông ở gần
đó. Nó còn khiến lãnh đạo Bắc Kinh thêm mất ngủ.
điêu khắc chân mày
ReplyDeleteday dieu khac chan may
dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d o dau dep
dieu khac long may
dieu khac tham my nam
dieu khac phun xam
khóa học điêu khắc chân mày
điêu khắc lông mày