28.10.2013
Nhiều kiểu giải thích đã được
đưa ra về cuộc nổi dậy của cộng sản ngày 30 tháng 9 năm 1965 tại Indonesia với
những kết quả bi thảm sau đó, và cho đến giờ này, các nhà sử học và các nhà
nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về chuyện này.
Một cuốn sách mới, có tựa Indonesia and the World, 1965-66, định đặt lại thảm kịch này trong bối cảnh quốc tế.
Một cuốn sách mới, có tựa Indonesia and the World, 1965-66, định đặt lại thảm kịch này trong bối cảnh quốc tế.
Thông tín viên VOA Jimmy Manan tường thuật buổi nói chuyện mới đây ở Washington của hai nhà biên tập - Bernd Schaefer của trung tâm Woodrow Wilson và Baskara Wardaya của trường đại học Sanata Dharma ở Indonesia để giới thiệu cuốn sách.
Cuốn sách đúc kết các bài tham luận được trình bày trong một cuộc hội thảo ở viện Goethe tại Jakarta năm 2011.
Mặc dù sự kiện ngày 30 tháng 9 năm 1965 được ghi nhận là một sự kiện cực kỳ bi thảm, vì đã có hàng triệu đảng viên cộng sản hoặc bị nghi là cộng sản bị sát hại dưới tay quân đội Indonesia, cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ hoàn toàn im lặng.
Theo lời nhà biên tập Bernd Schaefer, một trong những yếu tố góp phần cho kết cuộc bi thảm này là sự thù ghét của Tổng thống Sukarno với cả phương Tây lẫn Liên-xô:
“Từ năm 1963 trở đi, Sukarno đứng chung hàng ngũ với Trung Quốc và các đồng minh cộng sản châu Á của Trung Quốc, nhằm xây dựng một phong trào quốc tế của cái gọi là các lực lượng mới trỗi dậy thuộc Thế giới Thứ Ba, dưới sự chỉ đạo của Jakarta và Bắc Kinh.”
Phong trào này thách thức cùng một lúc tất cả các khối có mặt lúc bấy giờ, như khối tư bản phương Tây; khối Xô-viết; phong trào phi liên kết do Nam Tư, Ấn Độ và Ai Cập chỉ đạo; thậm chí còn thách thức cả Liên Hiệp Quốc.
Chính sách ngoại giao đầy tham vọng này, khi hợp tác với Trung Quốc, đã biến Indonesia thành một thách thức lớn nhất cho cả Hoa Kỳ lẫn Liên-xô, khiến Indonesia trở thành trọng điểm của thế giới vào lúc Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao.
Ông Schaefer cũng nhắc đến vai trò của phong trào cộng sản quốc tế vào thời điểm đó. Năm 1965, phe cộng sản bị chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên-xô.
Đảng cộng sản Indonesia, PKI, là đảng cộng sản lớn thứ ba của thế giới. PKI công khai đứng về phe Bắc Kinh đến mức coi thường, bất tuân Liên-xô và các đồng minh của Liên-xô.
Thực tế đó giúp giải thích tại sao khi hàng triệu đảng viên PKI bị thảm sát sau cuộc nổi dậy 30 tháng 9, chỉ có Trung Quốc lên án, còn Liên-xô thì ngồi yên. Ông Schaefer nói:
“Tình hình cụ thể của quốc tế lúc bấy giờ giúp giải thích tại sao Liên-xô và các đồng minh thấy cần xa lánh các chiến lược do Trung Quốc đề xướng, hơn là tham gia vào một chiến dịch nhân đạo chống lại cuộc thảm sát tập thể đó.”
Ông Schaefer kết luận rằng sự rạn nứt giữa Liên-xô và Trung Quốc khiến PKI bó tay, bơ vơ, ngơ ngác trước chiến dịch tàn sát của quân đội Indonesia trong hai năm 1965 và 1966.
Người ta có thể đặt dấu hỏi, nếu PKI thân thiện hơn với Liên-xô và các đồng minh thì liệu Liên-xô đã can thiệp để ngăn quân đội Indonesia xóa sổ PKI hay không?
Mặt khác, các nước phương Tây cũng không ưa lập trường chống phương Tây của Tổng thống Sukarno, họ chỉ muốn thấy một nước Indonesia thân thiện hơn với phương Tây. Vì thế, theo nhà biên tập Schaefer, các nước phương Tây chẳng những giữ yên lặng trong lúc người cộng sản bị thảm sát ở Indonesia mà còn giúp quân đội Indonesia truy lùng các đảng viên và những người có cảm tình với PKI. Ông Schaefer nói tiếp:
“Quả là một chuyện gây sốc khi chúng ta thấy các nước phương Tây còn hô hào tận diệt những người cộng sản. Ở một mức độ nào đó, các nước này đã có thái độ bệnh hoạn là lo lắng số người cộng sản bị tiêu diệt như vậy đã đủ hay chưa. Họ còn vui mừng khi thấy người cộng sản bị tiêu diệt.”
Sau khi tiêu diệt cộng sản, phe quân đội Indonesia đã nắm tuyệt đối quyền lực trong hơn 32 năm. Nhà biên tập Baskara Wardaya đưa ra một cái nhìn không mấy sáng sủa về lịch sử của Indonesia trong suốt thời gian đó. Ông nói:
“Indonesia đã thay đổi từ một chính phủ phục vụ nhân dân do Sukarno lãnh đạo sang một chính phủ phục vụ tầng lớp ưu tú do Suharto lãnh đạo. Mọi thứ đều tập trung tại Jakarta, gần 80% khối tiền tệ lưu hành của Indonesia xảy ra tại Jakarta. Một thay đổi hiển nhiên khác, chính sách chống đầu tư của nước ngoài dưới thời Sukarno đã biến thành chính sách hoan nghênh đầu tư của nước ngoài tại Indonesia, mang theo tất cả hệ lụy kinh tế và phát triển của nó.”
Thông qua cuốn sách, người đọc có một cái nhìn tổng quan lịch sử về tại sao Indonesia đã trở thành nạn nhân của tình hình chính trị toàn cầu, nạn nhân của Chiến tranh Lạnh trong hai năm 1965 và 1966.
viện thẩm mỹ anh thư
ReplyDeletevien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
dieu khac chan may nam
khoa hoc dieu khac chan may