Ts Nguyễn Quốc Quân tại Adelaide
Những đồng hương có quan tâm đến công cuộc đấu tranh chung trong những năm gần đây, hay những đồng hương có thịnh tình với Đảng Việt Tân chắc đều ít nhiều biết tới Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, qua đó cũng biết tới hiền thê của anh là chị Ngô Mai Hương, tức Thi sĩ Hương Giang.
Nhân dịp có chuyến thăm đất nước Úc thanh bình và
hiếu khách, hai vợ chồng Tiến sĩ đã cố gắng sắp xếp tới Adelaide, trước là để
anh Nguyễn Quốc Quân có dịp gặp gỡ tri ân những đồng hương đã luôn ủng hộ cá
nhân anh, đặc biệt qua cả hai lần về trong nước hoạt động quảng bá cho dân chủ
đa nguyên bị sa cơ và tù tội, sau là để chị Hương Giang thăm hỏi bà con cũng
như giới thiệu tập tâm bút thi văn hợp tuyển của mình là tập văn-thơ "Ngày
Bão Loạn".
***
Các anh chị em trong cơ sở tại thành phố Adelaide đã
cố gắng sắp xếp để Ts Nguyễn Quốc Quân và chị Mai Hương - cả hai cùng là đảng
viên Việt Tân - có tối đa cơ hội gặp gỡ và tâm tình cùng quý đồng hương tại
Adelaide.
Thứ nhất là buổi gặp mặt cùng Tiến sĩ Nguyễn Quốc
Quân và Thi sĩ Hương Giang vào ngày thứ Sáu, 25 tháng 10 năm 2013 vào lúc 7 giờ
30 tối tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc.
Thứ hai là dịp Thi sĩ Hương Giang giới thiệu tác
phẩm thơ văn “Ngày Bão Loạn” vào ngày Chủ Nhật, 27 tháng 10 năm 2013 vào lúc 2
giờ 30 tại Pooraka Memorial Hall.
Sau buổi giới thiệu Sách, Ts Nguyễn Quốc Quân và chị Mai Hương cũng có thêm một buổi trò chuyện thân mật và ấm cùng cùng đồng hương trong buổi BBQ cho đến tối.
Trước khi rời thành phố Adelaide, Ts Quân và chị M.Hương cũng có một buổi chia sẻ tâm tình với chủ đề "Những Câu Chuyện Nhỏ Trong Nhà Tù Nhỏ" với thính giả của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi Úc Châu trong vào tối Thứ Ba 29/10/2013.
Sau buổi giới thiệu Sách, Ts Nguyễn Quốc Quân và chị Mai Hương cũng có thêm một buổi trò chuyện thân mật và ấm cùng cùng đồng hương trong buổi BBQ cho đến tối.
Trước khi rời thành phố Adelaide, Ts Quân và chị M.Hương cũng có một buổi chia sẻ tâm tình với chủ đề "Những Câu Chuyện Nhỏ Trong Nhà Tù Nhỏ" với thính giả của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi Úc Châu trong vào tối Thứ Ba 29/10/2013.
***
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân từng là thầy giáo tại Rạch
Sỏi, Kiên Giang khi còn ở Việt Nam. Sau khi sang tới Hoa Kỳ, anh đã tiếp tục
theo đường học vấn và có được bằng Tiến sĩ Toán tại trường Đại học Bắc Carolina
rồi làm việc trong ngành điện toán. Tuy là người làm khoa học nhưng lại sinh ra
trong gia đình thơ phú, với thân mẫu là nghệ sĩ Hồ Điệp, do vậy ngoài trình độ
và tư duy khoa học, anh lại là người rất tình cảm và có phong thái văn hóa thân
mật hài hòa với người xung quanh, do đó luôn gây được sự thương mến từ đồng
hương và bạn bè.
Hình :
Buổi gặp mặt chia sẻ tâm tình tại trung tâm cộng
đồng được tổ chức rất trang trọng nhưng lại thân tình ấm cúng. Có khoảng trên
dưới 100 đồng hương đến tham dự. Lần trước anh Quân qua Úc đã khá lâu nên lần
này, đặc biệt là sau hai chuyến công tác vào quốc nội bị sa cơ, anh cho biết là
dịp quý báu để gặp mặt các đồng hương và có được cơ hội trực tiếp chia sẻ tri
ân.
Cũng như mọi cuộc gặp mặt đồng hương khác do Việt
Tân tổ chức, anh Quân và đại diện cơ sở tại Nam Úc đã giới thiệu qua những
chính sách và hoạt động của tổ chức, cũng như phần nào những gì anh Quân đã
thực hiện trong vài năm qua. Trong dịp này, điều tất yếu đối với người đã từng
ít nhất là 2 lần đấu tranh trực diện với bạo quyền độc đảng trong nước là nhận
được nhiều câu hỏi của đồng hương, qua đó có dịp giãi bày tâm sự và chia sẻ suy
nghĩ, cũng như tình hình đấu tranh chung.
Hình :
Vì thế, có nhiều vị đồng hương đã sớm hỏi thăm về
những lần bị tù của anh. Anh Quân có chia sẻ cho biết là phía công an của chế
độ, khi mà thế giới và nhân loại đã tiến tới mức độ văn minh nhân bản đến đâu,
vẫn áp dụng các biện pháp khủng bố tinh thần hay áp chế vật lý đối với người
tù, nhất là các vị bị kết án chính trị. Những thủ đoạn này có thể nói là từ
tinh vi thâm hiểm, đến trắng trợn bỉ ổi, nhằm bẻ gãy ý chí hay sức lực trí tuệ
của người tù khi nằm trong tay họ. Những thủ đoạn có thể thể hiện qua từng lời
ăn tiếng nói dọa nạt khi đi cung, từng miếng ăn cái mặc hàng ngày trong thời
tiết nóng bức hay mùa đông lạnh lẽo, cho đến thái độ nạt nộ, đối xử của cai tù
hàng ngày. Chế độ nào, cách cai trị nào, công an đó!
Nhưng với tinh thần vững vàng và niềm tin vào những
gì đúng đắn mình đã và đang làm, cùng với lý luận sắc bén, anh Quân không hề bị
khuất phục cho đến ngày chế độ độc tài phải thất bại và thả anh lại với tự do
mà không kết tội được gì chính đáng. Có thể nói đó đã là thắng lợi, tuy nhỏ,
nhưng đầy ý nghĩa, đối với bản thân anh, đối với những chiến hữu của anh, đối
với những đồng bào đã yêu mến ủng hộ anh từ ngày bị bắt đến ngày được trở về,
và đối với phong trào chung đang ngày càng lớn mạnh.
Một chia sẻ nữa cũng cần được ghi nhận là nhận xét về những tấm lòng yêu nước từ trong ra ngoài, không quản gian nguy cho chính mình đã dấn thân cho con đường vận động dân chủ công bằng. Hai lần bị bắt tù, nhưng nhiều lần đi công tác, anh cho biết thật trân trọng những người mình được gặp hay được tiếp xúc, không chỉ những người đã lớn hay đã được biết tới mà còn nhiều nhiều thanh niên trẻ tuổi âm thầm và quả cảm vẫn hàng ngày hàng giờ đối diện với cường quyền hiểm nguy trên mọi nẻo đường của đất nước. Mong sớm một ngày vật đổi sao dời, những con người anh kiệt như vậy được công khai hoạt động và biết tới với chân giá trị như những người yêu nước và xây dựng quê hương.
Cũng vì lý do này, anh Quân thêm một lần nữa đã kêu gọi đồng hương mỗi người hãy tiếp tục giúp đỡ nhiều hơn, cho dù chỉ là sự đồng cảm hay ủng hộ về tinh thần, hay chỉ là những việc thật nhỏ mà có ý nghĩa, không chỉ đối với các đảng viên hay tổ chức Việt Tân, mà với tất cả những ai đang dám đứng lên đấu tranh với bạo quyền độc tài. Có như thế, thế đấu tranh từ trong ra ngoài mới được liên hoàn vững chắc và ngày đoàn viên dân tộc mới sớm gần lại được.
Thời gian thì ít, tâm tư chia sẻ thì nhiều. Cho dù
buổi gặp mặt chính thức đã hết từ lâu mà nhiều vị đồng hương vẫn cố nán lại hàn
huyên hỏi thăm anh Quân, cũng như chị Hương, hẹn hôm tới gặp lại trong buổi
sách "Ngày Bão Loạn".
***
Chị Ngô Thị Mai Hương, hiền thê của Tiến sĩ Quân,
còn có bút danh là Hương Giang, sinh tại Huế và từng là nữ sinh Trưng Vương Sài
Gòn. Những gì xảy đến những ngày tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi rất nhiều nơi
nhận thức của cô nữ sinh áo trắng vốn ngây thơ và được sống trong sự yêu thương
đùm bọc của gia đình, sự bình yên của cuộc sống nơi thành thị. Chị đã từng phải
chứng kiến cảnh chiến tranh tang thương hay phải sống qua những năm tháng vất
vả cùng mẹ và các em trong khu kinh tế mới Ấp Mới, Long Thành.
Những điều đó đã hình thành nhân sinh quan về cuộc sống của chị cho tới những năm sau này khi đã sang định cư tại Hoa Kỳ. Có lẽ nhiều phần vì thế mà chị đã đến với anh Quân, và sau này tham gia vào Đảng Việt Tân với mong mỏi đưa dân chủ và tự do thật sự đến với đất nước Việt Nam.
Hình :
Thi sĩ Hương Giang chia sẻ về tác phẩm Ngày Bão Loạn
Tập tâm bút "Ngày Bão Loạn", qua nhà xuất
bản Cội Nguồn chính là những khúc thơ tâm tư về gia đình, về quê hương, tình
yêu, và đất nước xen kẽ cùng những đoản văn ghi nhớ về những người chiến hữu
Việt Tân, cho dù là đã từng gặp, hay chưa quen, bằng những câu chuyện ghi hay
nghe lại được, hay biết trực tiếp, hoặc những lá thư còn lưu lại cho hậu thế.
Những bài thơ trong "Ngày Bão Loạn" cho ta thấy một cô gái có tâm hồn phong phú, lãng mạn, yêu mến quê hương nhường nào, từ bến tre, bụi cỏ tới hương đất buổi sớm tinh mơ. Đó cũng là cô gái mơ mộng từ vành trăng khuyết, chú chim sâu nhảy nhót sau vườn, cho đến núi cao, sông dài. Nhưng cũng yêu người đến nhường nào, từ người chiến sĩ quân lực bỏ mình ngày cuối bên đường, đến thương mẹ gánh gồng trong làn nước xối thay chồng nuôi con, yêu đến cả người Hà Nội, người Nam, người Bắc, người Trung. Và rồi một ngày kia, yêu anh, nên "cãi mẹ lấy anh". Người ta nói thật hạnh phúc khi lấy được người cùng chí hướng. Anh chị là như thế, và chí hướng của chị là như thế.
Nếu những khúc thơ là phần tình trong con người chị thì những đoạn văn là tình yêu thương đối với chiến hữu. Cho dù đó là Chiến hữu Hoàng Cơ Minh, Chiến hữu Ngô Chí Dũng hay Chiến hữu Trần Thiện Khải, những người vốn đã được biết tới, hay chỉ những chiến hữu mới chỉ 1 lần nghe tên, những cái tên như Quân, Việt, Yên, Quang trong giờ cuối tử tiết, hay những cái tên như Tô Văn Hải, Đinh Văn Bé, Thạch Sên Ly, Ngô Văn Sinh những năm dài lao tù khốn khó, hay nhiều nữa và hơn nữa, những chiến hữu - chiến sĩ vô danh mà rồi một ngày kia đất nước sẽ ghi công.
Những câu chuyện đầy xúc động mà thân thương qua lời kể của cha mẹ, vợ con, những lá thư đầy nước mắt, hay những lá thư cuối cùng để rồi mãi mãi không gặp lại. Chị Mai Hương đã chuyển tình yêu người, yêu thiên nhiên đất nước sang tình yêu thương chiến hữu, tình yêu và lòng mong mỏi một ngày tự do thật sự.
Nếu đã từng đọc tập "Trên Đường Đông Tiến" do Đảng Việt Tân xuất bản, ta sẽ thấy nhiều sự tương đồng, như pho sách ghi lại những gian truân và hy sinh của những chiến sĩ Đông Tiến vì tự do, có chăng khác biệt là những gì đem lại từ "Ngày Bão Loạn" là cái nhìn thân thương hơn nữa, gần gũi hơn nữa, cái nhìn kính phục và trìu mến từ một người em, một người con, một người cháu gái, một người nữ chiến hữu.
Buổi tâm tình về tập thi văn hợp tuyển có lẽ cũng sẽ còn dài nhưng thời gian có hạn, một lần nữa, những đồng hương tham dự vốn là những người có nhiều niềm thương mến với hai anh chị, những người đã đến hôm trước trong buổi tâm tình với anh Quân, hôm nay gặp lại, đã nấn ná thêm cho mãi tới chiều.
Gặp hai anh chị Nguyễn Quốc Quân và Mai Hương, nghe anh tâm sự, nghe thơ chị đọc, nghe anh nói "Xin đừng coi tôi là anh hùng mà hãy trân quý những người đang âm thầm đối mặt với hiểm nguy từng ngày từng giờ mà không đòi hỏi bất cứ điều gì", đọc chị trích dẫn lời Tướng Hoàng Cơ Minh "Chính những người đã và đang âm thầm chiến đấu từ hơn bảy năm nay tại quốc nội một cách cô độc mới là những người anh hùng phải được ngưỡng mộ" trong sách, trong lòng càng thương mến những con người đã và đang "chọn con đường chông gai mà đi", trong đó có hai anh chị./.
No comments:
Post a Comment