Carl
Thayer
Bảo
Anh chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
28/10/2013
Một số chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến
các nước Đông Nam Á hồi đầu tháng này được các báo chí và truyền thông Trung
Quốc bình luận một cách thái quá rằng Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với
Brunei và Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác hàng hải và phát triển chung. Ví
dụ hôm 13 tháng Mười, Tân Hoa xã đã kêu gọi các nước khác trong khu vực làm
theo và “tiếp nhận cây đũa thần của sự phát triển chung”. Một ngày sau đó, Tân
Hoa xã cũng loan báo về “bước đột phá trong hợp tác song phương” giữa Bắc Kinh
và Hà Nội.
Hua Yiwen, người được cho là một chuyên gia về các
vấn đề toàn cầu, đã viết trên Nhân dân Nhật báo Trực tuyến (People’s Daily
Online) hồi thứ Sáu tuần trước rằng ông Lý đã “đưa ra ba ý tưởng ‘đột phá’ để
xử lý các tranh chấp trên biển một cách ôn hòa: kiểm soát sự phân rẽ, tìm kiếm
cơ hội phát triển chung, và thúc đẩy hợp tác hàng hải”. Trong bài bình luận,
ông Hua cũng cho rằng các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), bao gồm những nước không có tranh chấp ở Biển Đông, vẫn có thể nỗ lực
phát triển Quỹ Hợp tác Trung Quốc–ASEAN và “cùng làm việc để xây dựng Con đường
Tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21″.
Mặc dù những gì mà truyền thông Trung Quốc mô tả có
thể làm cho nhiều người đặt thêm hy vọng, nhưng trong thực tế nếu nhìn kỹ hơn
về các thỏa thuận đã đạt được giữa ông Lý và các đối tác trong khu vực thì có
thể thấy rằng những tuyên bố của báo chí Trung Quốc chỉ mang nội dung phóng
đại.
Một ví dụ khác là hồi tháng Tư năm ngoái, khi Quốc
vương Brunei, Hassanal Bolkiah, đến thăm Trung Quốc. Sau khi các cuộc thảo luận
chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một
Tuyên bố chung hỗ trợ thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí ngoài khơi do các
công ty dầu của hai nước hợp tác song phương. Các hoạt động chung đã được thực
hiện “trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Sự hợp tác
liên quan sẽ không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hàng hải của hai nước”.
Vào ngày 11 tháng Mười, bản Tuyên bố chung nói trên
cho thấy rằng cả hai bên “nhất trí tăng cường hợp tác hàng hải để thúc đẩy việc
phát triển chung” và họ hoan nghênh những thỏa thuận ký kết thiết lập một liên
doanh giữa Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Công ty
Dầu khí Quốc gia Sendirian Berhad Brunei (PetroleumBRUNEI). Cuối tuần đó, Tân
Hoa Xã mô tả sự hợp tác trên là “một động thái tiên phong”. Trong thực tế thì
các thỏa thuận được thổi phồng này còn khiêm tốn hơn nhiều vì nó chỉ liên quan
đến việc thiết lập một liên doanh cung cấp dịch vụ mỏ dầu.
Hồi tháng Mười năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã
đạt được một thỏa thuận về Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo Giải quyết các vấn đề Hàng
hải. Cả hai đều đồng ý đối phó với các vấn đề dễ dàng trước và giải quyết các
vấn đề phức tạp sau. Ưu tiên được đặt ra là đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc
trong vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, và một khi điều này đã được thực hiện
thì hai bên sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về “hợp tác cùng phát triển” trong
vùng biển này. Bản Nguyên tắc Cơ bản kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện
hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo vệ môi trường, nghiên cứu
khoa học biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, và giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai gây ra.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam
trong hồi giữa tháng này, ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đồng ý
thành lập ba nhóm công tác về hợp tác hàng hải, hợp tác trên đất liền và hợp
tác tài chính. Tổ công tác hàng hải sẽ được thành lập bên trong Đoàn Đàm phán
Chính phủ Việt Nam–Trung Quốc về Ranh giới và Lãnh thổ.
Một phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc tuyên bố vào ngày 14 tháng Mười rằng “quyết định thành lập nhóm làm
việc hợp tác hàng hải… thể hiện khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông,
đó là vấn đề duy nhất tồn đọng giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ
song phương”.
Báo chí Trung Quốc và các nhà bình luận trên truyền
thông đã giải thích tài liệu trong tuyên bố hợp tác hàng hải của các nhà lãnh
đạo Trung Quốc như một “bước đột phá” liên quan đến sự phát triển chung trong
vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ. Bình luận viên Hua Yiwen nhiệt tình cho rằng
điều này sẽ dẫn đến sự “phát triển hơn nữa trong các phạm vi rộng lớn hơn tại
vùng biển này”.
Nguyên tắc Cơ bản giữa Trung Quốc–Việt Nam đã được
công bố riêng với cả hai thứ tiếng Trung và Việt Nam hồi năm 2011, và điều này
đã dẫn đến sự mơ hồ trong bản dịch tiếng Anh. Ví dụ, Việt Nam đã sử dụng khái
niệm “hợp tác cùng phát triển” thay vì “phát triển chung”. Việt Nam đã không
đồng ý cắt giảm các thỏa thuận riêng biệt với Trung Quốc bất chấp các bên có
tranh chấp trong vùng Biển Đông. Điểm 3 trong Nguyên tắc Cơ bản năm 2011 nêu
rõ, “các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ được giải quyết thông qua
đàm phán với các bên có liên quan”.
Có thể cho rằng chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam
nhằm giữ cho mối quan hệ song phương đang trong quỹ đạo hướng về phía trước.
Nhưng tuyên bố về các bước đột phá lớn vẫn còn quá vội vã, bất kể những gì mà
các nhà bình luận Trung Quốc đưa ra trên truyền thông trong thời gian gần đây.
Ông Lý và ông Dũng đã đồng ý “khởi động một cuộc khảo sát chung trong vùng biển
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” cũng như thực hiện hợp tác chung trong việc bảo vệ môi
trường biển trong Vịnh Bắc Bộ và tiến hành một cuộc khảo sát các trầm tích thời
Holocenne trong khu vực sông Hồng và vùng đồng bằng sông Dương Tử.
Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại
Quảng Châu, đưa ra đánh giá rằng, “Đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao. Lợi ích
của Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông như là lửa và nước”.
©
2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
viện thẩm mỹ anh thư
ReplyDeletevien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
dieu khac chan may nam
khoa hoc dieu khac chan may